nước tiếp nhận đầu tư
1.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Khái niệm
FDI (Foreign Direct Invesment) - Đầu tư trực tiếp nước ngồi là một hình thức đầu tư tư nhân quốc tế. Từ lâu, đây là một nguồn vốn quan trọng tạo ra ự kết nối trực tiếp, bền vững và lâu dài giữa các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Trên thế giới hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm FDI.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với
những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế giới (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác”
( The IMF’s Balance of Payment Manual 1993). Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.
Luật Đầu tư Việt Nam năm 2014 có quy định nhà đầu tư nước ngồi được hiểu là “ các nhân có quốc tịch nước ngồi, tổ chức thanh lập theo pháp luật nước ngoài
thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam” (Luật Đầu tư 2014, Điều 03). Như vậy, theo cách hiểu này thì FDI được định nghĩa rộng hơn so với quy định trong Luật đầu tư năm 2005: “FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn
bằng tiền hoặc bất kì một tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”, tuy nhiên về cơ bản, Luật này cũng thống nhất cách hiểu về FDI
theo thông dụng trên thế giới.
Từ những khái niệm trên có thể đưa ra khái niệm chung nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
“Đầu tư trực tiếp nước ngồi là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động
sử dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của q trình quốc tế hóa và phân cơng lao động quốc tế”.
1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI tại nước tiếp nhận đầu tư
1.2.2.1. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên
Khi quyết định đầu tư vào một quốc gia nào đó thì vị trí địa lý là một trong những yếu tố quan trọng. Một nước có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu vận chuyển hàng hóa, máy móc,… mới có thể trở thành bàn đạp để những nước đi đầu tư thực hiện mục đích của mình. Vì vậy, nó có ý nghĩa như một lợi thế so sánh nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Cũng như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của nước tiếp nhận đầu tư cũng trở thành một lợi thế so sánh nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều kiện tự nhiên có thể là các điều kiện về khống sản, đất, rừng, nước, khí hậu hay khơng gian của nước nhận đầu tư. Nó khơng những ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố đầu vào mà cịn quyết định tính chất đầu ra.
1.2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế thế giới và quốc gia
Do đặc tính của FDI là hết sức nhạy cảm với các biến động của môi trường kinh tế quốc tế, đây là nhân tố khách quan tác động đến các dịng vốn đầu tư nước ngồi vào các nước. Khi nền kinh tế thế giới có sự ổn định sẽ tác động tích cực đến sự di chuyển các dịng vốn đầu tư nước ngồi, làm cho quá trình thu hút đầu tư của các nước thuận lợi hơn rất nhiều, ngược lại khi môi trường kinh tế thế giới không ổn định, tình trạng lạm phát cao, suy thối kinh tế diễn ra nhiều nơi thì sẽ rất khó khăn cho các nước tiếp nhận dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngồi.
Ổn định mơi trường kinh tế vĩ mô của nước tiếp nhận vốn đầu tư như ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội là điều kiện hết sức quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất hạn chế khi tham gia đầu tư vào những nước có mơi trường kinh tế vĩ mơ kém ổn định vì khi đầu tư vào những nơi này sẽ tạo ra những rủi ro kinh doanh mà các nhà đầu tư không thể lường trước được.
Khi có sự bất ổn về mơi trường kinh tế vĩ mơ, rủi ro tăng cao thì các dịng vốn FDI trên thế giới sẽ chững lại và vốn đầu tư sẽ di chuyển đến những nơi an tồn và có mức sinh lời cao hơn, ngay cả khi đã đầu tư rồi mà có sự bất ổn nhất là bất ổn về chính trị thì các nhà đầu tư nước ngồi sẽ tìm mọi cách để rút lui vốn.
Vì vậy, mơi trường kinh tế vĩ mơ của nước sở tại có tác động trực tiếp tạo điều kiện hoặc cản trở việc thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài và muốn thu hút được vốn từ các nhà đầu tư nước ngồi thì các nước phải ổn định được mơi trường kinh tế vĩ mô trước.
1.2.2.3. Sự ổn định về an ninh, chính trị quốc gia
Sự ổn định an ninh - chính trị quốc gia có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngồi. Tình hình chính trị khơng ổn định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay đổi luật pháp) thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi. Hậu quả là lợi ích của các nhà ĐTNN bị nên lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút. Mặc khác, khi tình hình chính trị - xã hội khơng ổn định, Nhà nước khơng đủ khả năng kiểm sốt hoạt động của các nhà ĐTNN, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư. Do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp.
1.2.2.4. Môi trường pháp luật
Hệ thống pháp luật của nước sở tại bao gồm các luật liên quan đến hoạt động đầu tư như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường…và các văn bản hướng dẫn luật, các quy định về hoạt động đầu tư đối với người nước ngoài, các văn bản về quản lý Nhà nước trong hoạt động đầu tư…đây chính là hành lang pháp lý đảm bảo sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hệ thống pháp luật được xây dựng theo hướng thơng thống, đầy đủ chặt chẽ là cơ sở tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Hoạt động FDI liên quan đến nhiều chủ thể tham gia và có yếu tố nước ngồi vì vậy các văn bản ngoài yếu tố đồng bộ, chặt chẽ, tránh chồng chéo gây khó hiểu, cịn phải phù hợp với thơng lệ quốc tế. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư
vào một nước nào đó thì họ sẽ quan tâm đến cá nhân họ khi đầu tư được bảo vệ như thế nào, tài sản của họ có được đảm bảo không, các quy định chuyển phần lợi nhuận về nước họ ra làm sao…đây cũng chính là nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngồi. Mặt khác, hệ thống pháp luật khơng chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngồi mà cịn có chức năng ngăn cản những tác động tiêu cực mà các nhà đầu tư cố tình vi phạm ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, an ninh quốc gia và tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Đồng thời với việc xây dựng hệ thống pháp luật, phải xây hệ thống chính sách kinh tế liên quan đến đầu tư nước ngoài thực sự mềm dẻo, hấp dẫn cũng là điều kiện quan trọng để thu hút vốn FDI như:
-Chính sách ưu đãi về thuế: để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, các quốc gia phải có chính sách miễn giảm thuế nhất định, thơng thường trong những năm đầu triển khai dự án các nhà đầu tư được giảm thuế, thậm chí miễn thuế và tăng dần ở những năm sau đó khi các nhà đầu tư nước ngồi có lợi nhuận. Để đảm bảo lợi ích cho cả nước nhận đầu tư và cả nhà đầu tư nước ngồi, mức thuế được ưu đãi phụ thuộc vào chính sách ưu tiên về ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế mà quốc gia khuyến khích đầu tư như ưu đãi về thuế đối với những dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thời gian đầu tư dài, quy mô lớn, hướng về xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước, sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư. Hệ thống thuế sẽ càng hiệu quả nếu càng rõ ràng, đơn giản, dễ áp dụng và mức thuế phù hợp (so với lãi suất, lợi nhuận bình quân, so với mức thuế ở các nước trong khu vực…) các thủ tục thuế, cũng như các thủ tục quản lý FDI khác phải được tinh giảm hợp lý, tránh vịng vèo nhiều khâu trung gian, cơng khai và thuận lợi cho đối tượng chịu quản lý và nộp thuế.
1.2.2.5. Thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là một yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự thành cơng của việc thu hút vốn FDI. Thủ tục hành chính càng đơn giản, gọn nhẹ, rõ ràng thì sức hút của mơi trường đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài càng lớn. Thủ tục hành chính ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động đầu tư, nếu thủ tục hành chính
khơng được quan tâm sát sao dễ tạo ra hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực từ đó làm tăng chi phí kinh doanh, làm mất lịng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngồi quy trình thực hiện chung, cách thực hiện tục hành chính của mỗi địa phương là khác nhau, vì vậy có những nơi nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin cấp giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh…. Sự đơn giản hóa các thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngồi trong q trình đăng ký, triển khai thực hiện dự án đầu tư cũng như giảm các chi phí cả về vật chất và thời gian, tạo dựng được độ tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài.
1.2.2.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Sự phát triển cơ sở hạ tầng là một điều kiện vật chất hàng đầu để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn FDI. Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thốt nước, các cơng trình cơng cộng phục vụ sản xuất kinh doanh như cảng biển, sân bay,…cơ sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư nước ngồi giảm các chi phí gián tiếp trong sản xuất kinh doanh và có thể triển khai các hoạt động đầu tư. Thực tế thu hút tại các địa phương trong cả nước cho thấy các dòng vốn chỉ đổ vào nơi nào có hạ tầng phát triển, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Mạng lưới giao thơng cũng đóng góp một phần quan trọng vào thu hút vốn FDI, là cơ sở để vận chuyển vật liệu, đi tiêu thụ sản phẩm và quan trọng nhất là các đầu mối giao thông tiếp giáp với thế giới như cảng biển, cảng hàng không… Các tuyến đường giao thông trọng yếu cũng làm cầu nối sự giao lưu phát triển kinh tế giữa các địa phương của một quốc gia. Một mạng lưới giao thông đa phương tiện và hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí vận chuyển khơng cần thiết.
Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà thông tin về tất cả các biến động trên thị trường ở mọi nơi được truyền tải liên tục trên thế giới. Chậm trễ trong thông tin liên lạc sẽ đánh mất cơ hội kinh doanh. Môi trường đầu tư hấp dẫn dưới con mắt của nhà đầu tư đó phải có hệ thống thơng tin liên lạc rộng lớn và cước phí rẻ. Ngồi ra, hệ thống
các ngành dịch vụ như: tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thơng, tư vấn hay cung cấp năng lượng và nước sạch… đảm bảo cho việc sản xuất quy mô lớn và liên tục, các dịch vụ này nếu không đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì sẽ gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tư.
1.2.2.7. Nguồn lực về con người
Một trong những yếu tố xã hội quan trọng của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương là chất lượng nguồn nhân lực và giá cả sức lao động. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để các nhà đầu tư lập kế hoạch kinh doanh. Một nhà đầu tư muốn mở một nhà máy thì trên phương diện nguồn nhân lực nhà đầu tư sẽ chọn khu vực có thể đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng của lao động, ngoài ra giá cả sức lao động là một trong những chỉ tiêu đánh giá của các nhà đầu tư. Chất lượng lao động là một lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng cơng nghệ cao hay có sử dụng nhiều cơng nghệ hiện đại. Ngồi ra, yếu tố văn hoá cũng ảnh hưởng tới yếu tố lao động như sự cần cù, tính kỷ luật, ý thức trong lao động…
Vì vậy, yếu tố lao động là một trong những điều kiện tác động tới các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành kinh doanh. Tuy nhiên, để có lực lượng lao động tốt thì lại phụ thuộc vào hệ thống giáo dục, đào tạo, chất lượng đào tạo nghề…