- Các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn
d) Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Trong LPS năm 2014, chủ thể thực hiện quản lý tài sản trong thủ tục phá sản đã có sự thay đổi cơ bản. Việc quản lý tài sản phá sản của doanh nghiệp khơng cịn chỉ quy định cho một chủ thể duy nhất, mà ở LPS năm 2014, việc tiến hành quản lý tài sản đã được giao cho 2 chủ thể với tên gọi mới, có tư cách pháp lý độc lập, mang tính chất của hoạt động nghề nghiệp, đó là: Quản tài viên và DNQLTLTS thay cho các chủ thể mang tính chất vụ việc trước đây. Với hai chủ thể mới, một chủ thể là cá nhân (Quản tài viên), một chủ thể là tổ chức (doanh nghiệp) đều thực hiện chung một chức năng nhiệm vụ là hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Đồng thời trao cho các chủ thể này nhiều nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng, xác định rõ trách nhiệm pháp lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Về Quản tài viên
Quản tài viên là thiết chế cá nhân, nhân danh cá nhân thực hiện hoạt động quản
lý, thanh lý tài sản, khắc phục được những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế phối hợp, tính chất kiêm nhiệm của các thành viên trong Tổ quản lý tài sản, Tổ thanh toán tài sản theo LPS doanh nghiệp năm 1993/Tổ quản lý và thanh lý tài sản trong LPS
năm 2004 là thiết chế tập thể bao gồm đại diện của các cơ quan chuyên môn thuộc Nhà nước, đại diện người lao động, Ban chấp hành Cơng đồn, đại diện chủ nợ...
Quản tài viên là thiết chế vừa đại diện chủ nợ, vừa đại diện cho con nợ, vừa đại diện cho Nhà nước trong quá trình giải quyết phá sản. Sau khi được Tòa án ra quyết
định chỉ định, Quản tài viên có vị trí độc lập với cả hai bên chủ nợ và con nợ, vừa là người đại diện cho lợi ích của chủ nợ và cả con nợ trên cơ sở quy định của pháp luật (đại diện theo pháp luật).
Cụ thể, Quản tài viên theo LPS năm 2014 được hiểu “là cá nhân hành nghề
quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản” (Khoản 7 Điều 4).
Với tính chất cơng việc đặc thù, Quản tài viên được yêu cầu là những người am hiểu về pháp luật, tài chính, kế tốn, nhằm đáp ứng u cầu về tính chính xác, hiệu quả và chuyên nghiệp trong việc thực hiện quản lý tài sản. LPS năm 2014 đã quy định phạm vi các đối tượng có thể trở thành Quản tài viên khá rộng, cùng với đó là các điều kiện để được hành nghề Quản tài viên.
Điều 14 LPS năm 2014 cũng quy định chi tiết những cá nhân sau không được phép hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
Mặt khác, khi hành nghề Quản tài viên phải tuân thủ các quy định: Hiến pháp và pháp luật; Tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên; Bảo đảm tính độc lập về chun mơn, nghiệp vụ, tính trung thực, minh bạch, khách quan; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động hành nghề. Để đảm bảo tính độc lập về chun mơn, nghiệp vụ cũng như tính trung thực, minh bạch của Quản tài viên trong quá trình hành nghề thì pháp luật cũng quy định nhiều điều khoản xác định trách nhiệm của Quản tài viên như: Tại cùng một thời điểm, người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên chỉ được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ở một DNQLTLTS hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân [2]; và Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân [3]. Bên cạnh đó, cịn quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối Quản tài viên trong quá trình hoạt động như: Cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý,
thanh lý tài sản; Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi...
Tuy nhiên, khơng phải cá nhân nào được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và đáp ứng đủ các điều kiện được hành nghề Quản tài viên đều có thể tự ý tham gia vào vụ việc giải quyết phá sản bất kỳ mà mình muốn. Quản tài viên phụ thuộc vào sự chỉ định hoặc thay đổi bởi thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản .
-Về doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Là chủ thể tổ chức, DNQLTLTS có chức năng quản lý tài sản giống như Quản tài viên. LPS năm 2014 đưa ra khái niệm DNQLTLTS là: “Doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh tốn trong q trình giải quyết phá sản” (Khoản 8 Điều 4).
Về điều kiện hoạt động của doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản: Một doanh nghiệp muốn hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trước hết phải được thành lập hợp pháp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 dưới hai hình thức là loại hình doanh nghiệp tư nhân (có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên) và công ty hợp danh (có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên). Đây là một trong số ít các đạo luật ở nước ta nhìn nhận chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh, quy định này đã đặt yêu cầu cao đối với doanh nghiệp hành nghề quản lý tài sản, từ đó nâng cao tinh thần, trách nhiệm làm việc đồng thời là một trong những biện pháp ngăn ngừa rủi ro cho cơng chúng từ phía chủ doanh nghiệp
- Về quyền và nghĩa vụ của cả Quản tài viên và của doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản đều được quy định chung, giống nhau tại cùng một điều luật (Điều
16 LPS năm 2014), cụ thể:
Một là, quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán như: xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán; lập bảng kê
tài sản, danh sách chủ nợ, con nợ của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán; ngăn chặn hoạt động bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán, hoạt động tẩu tán tài sản, thanh lý tài sản của doanh nghiệp;...
Hai là, đại diện cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã khơng có người đại diện theo pháp luật.
Ba là, báo cáo về tình trạng tài sản, cơng nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Bốn là, đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau: Thu thập tài liệu, chứng cứ; Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp; Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
Năm là, được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. Chi phí Quản tài viên, DNQLTLTS nhận được khi tham gia quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán bao gồm thù lao Quản tài viên và chi phí khác [1].
Cuối cùng, báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Khơng chỉ dừng lại ở những quy định trên, Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của LPS về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản còn đưa ra các quy định chi tiết về: nguyên tắc, nghĩa vụ, hình thức hành nghề của cá nhân, doanh nghiệp hành nghề quản lý tài sản; hướng dẫn đăng ký hành nghề đối với cá nhân, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đối với doanh nghiệp;...
2.2.3. Quy định về các phương thức quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán khả năng thanh toán