Trên thế giới, đối với các nước theo mơ hình chủ thể quản lý tài sản là những cá nhân thì các Tín thác viên/Quản tài viên hay Quản trị viên sẽ được bổ nhiệm từ
đội ngũ các luật sư, các nhà kinh tế, các chun gia tài chính, kiểm tốn viên và hành nghề một cách độc lập. Họ có nhiều quyền hạn trong việc thực hiện các biện pháp quản lý, thu hồi và thanh tốn khối tài sản phá sản. Ví dụ: Tại Hoa Kỳ, tín thác viên là người được ủy thác quản lý tài sản, là người đại diện hợp pháp thay mặt chủ sở hữu thực hiện các quyền năng đối với tài sản được ủy thác và tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập và có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn trong các quan hệ pháp luật cụ thể. Tùy theo thủ tục tố tụng, tín thác viên có thể do các chủ nợ bầu ra hoặc do Tòa án chỉ định theo quy định của pháp luật phá sản Hoa Kỳ. Tín thác viên có trách nhiệm thu thập, phát mại và phân chia tiền thu được của con nợ cho các chủ nợ .
Trong pháp luật phá sản của các nước thì thiết chế này thường được gọi là nhân viên quản lý tài sản (trustee) hay người tiếp nhận tài sản của doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán (receiver). Đa số các nước có nền kinh tế phát triển như Đức, Úc, Pháp, Nhật Bản...đều yêu cầu phải có một nhân viên do tòa án chỉ định để thực hiện chức năng quản lý tài sản của con nợ mất k hả nă ng t han h toán và giao cho nhân viên này thẩm quyền khá rộng rãi trong việc giải quyết phá sản [7].
Đối với mơ hình quản lý tập thể, chủ thể chỉ có quyền hạn hạn chế trong các vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và phục hồi hoạt động của doanh nghiệp, chịu sự giám sát của Thẩm phán trong quá trình hoạt động
Tại Việt Nam, chủ thể quản lý tài sản được xây dựng theo mơ hình tập thể tại LPS doanh nghiệp 1993 (Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh toán tài sản) và LPS 2004 (Tổ quản lý và thanh lý tài sản), bao gồm các thành viên đại diện cho chủ thể khác nhau, có chức năng quản lý và xử tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ nợ, con nợ, người lao động và của Nhà nước một cách công bằng và đúng luật. LPS năm 2014 đã bỏ chế định Tổ quản lý và thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trong LPS năm 2004 mà thay vào đó là quy định về hoạt động của Quản tài viên và DNQLTLTS. Như vậy, LPS năm 2014 đã mở ra một nghề mới đó là nghề quản lý, thanh lý tài sản phá sản của Quản tài viên và DNQLTLTS - thêm một nội dung hoạt động vốn thuộc chức năng của Nhà nước đã được xã hội hóa.
Nhìn chung, Quản tài viên, DNQLTLTS đóng vai trị là chủ thể đặc biệt trong quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, là chủ thể thực hiện quyền lực Nhà nước diễn ra trong suốt quá trình tố tụng phá sản, đóng vai trị trung gian quản lý và giám sát tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn từ thời điểm tịa án ra quyết định mở thủ tục phá sản cho đến khi tòa án tuyên bố một doanh nghiệp phá sản.
Nhìn nhận tổng thể các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, có thể thấy, Quản tài viên, DNQLTLTS có các mối liên hệ chặt chẽ với các chủ thể khác như sau: