Quy định về chủ thể quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 41 - 44)

- Các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN THEO LUẬT PHÁ SẢN

2.2.2. Quy định về chủ thể quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn

2004 [24].

2.2.2. Quy định về chủ thể quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn thanh tốn

a) Tịa án

Theo LPS năm 2014, Tịa án là một trong các chủ thể có thẩm quyền tham gia quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Về bản chất, Tịa án khơng phải là chủ thể có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mà là chủ thể nhân danh Nhà nước thực hiện quyền kiểm sốt trong q trình quản lý tài sản của doanh nghiệp, trong đó Thẩm phán phụ trách có vai trị quyết định trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý cơ bản.

Cụ thể, Thẩm phán có quyền “3. Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài

viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. 4. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản”. (Điều 9 LPS năm 2014). Như vậy, tuy

là một chủ thể đóng vai trị quan trọng và xun suốt trong q trình quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn, song Tịa án lại không trực tiếp thực hiện quyền quản lý tài sản mà thông qua việc chỉ định, thay đổi Quản tài viên, DNQLTLTS...để các chủ thể này thực hiện quyền quản lý thay mình và Thẩm phán chỉ đứng ngoài giám sát các hoạt động của Quản tài viên và DNQLTLTS.

Thẩm phán cũng có quyền “Quyết định việc thực hiện kiểm tốn doanh nghiệp,

hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết” (Khoản 5 Điều 9)

để xác minh về tính minh bạch, trung thực của các thơng tin tài chính mà doanh nghiệp đưa ra, giúp cho Quản tài viên, DNQLTLTS thực hiện việc quản lý tài sản được thuận lợi, dễ dàng hơn.

Ngoài ra, nếu trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn có ý định tẩu tán tài sản hay tài sản có nguy cơ hư hao, thất thốt,..., thì theo đề nghị của chủ

thể có liên quan, Thẩm phán sẽ “Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

theo quy định của pháp luật” (Khoản 7 Điều 9 LPS năm 2014) để có thể bảo tồn tài

sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, trên thực tế, để kịp thời xử lý các trường hợp này đòi hỏi Thẩm phán cần phải ln giám sát chặt chẽ tình hình quản lý tài sản của các chủ thể.

Bên cạnh đó, Thẩm phán cịn có thẩm quyền xem xét và chấp nhận những đề xuất của Quản tài viên và DNQLTLTS như: đề xuất về việc bán tài sản của doanh nghiệp; đề nghị tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ; áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính;...

Có thể thấy, vị trí và vai trò của Tòa án trong vấn đề quản lý tài sản tại LPS năm 2014 đã thu hẹp lại nhiều so với LPS doanh nghiệp năm 1993 và LPS năm 2004. Theo các quy định trước đây, vai trò của Tồ án được quy định rộng hơn, khiến cho cơng việc của Thẩm phán phụ trách bị q tải, cụ thể, Tịa án ngồi các chức năng giám sát, quyết định những vấn đề trọng yếu cịn phải tự mình thành lập ra Tổ quản lý tài sản, Tổ thanh toán tài sản (là Tổ quản lý, thanh lý tài sản theo LPS năm 2014), trong đó có sự tham gia của đại diện cơng đồn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia để làm nhiều cơng việc liên quan đến q trình giải quyết việc phá sản (Điều 9 LPS năm 2004). Dù phạm vi thẩm quyền đã hẹp hơn so với trước, nhưng Tòa án vẫn là chủ thể giữ vai trò trung tâm và quyết định xuyên suốt trong quá trình quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

b) Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

LPS năm 2014 đã giao cho Quản tài viên, DNQLTLTS chức năng quản lý các tài sản của doanh nghiệp nhưng bản thân doanh nghiệp vẫn có các quyền quản lý tài sản với tư cách là chủ sở hữu của tài sản cùng một số quyền và nghĩa vụ phải thực hiện, bao gồm:

- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, DNQLTLTS (Khoản 1 Điều 47).

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải tiến hành kiểm kê tài sản và xác định giá trị tài sản đó (Khoản 1 Điều 65).

- Trường hợp đại diện hợp pháp của doanh nghiệp vắng mặt thì người được Quản tài viên, DNQLTLTS chỉ định làm đại diện của doanh nghiệp thực hiện công việc kiểm kê và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 65).

- Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bị nghiêm cấm thực hiện những việc sau đây: (i) cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản; (ii) thanh tốn khoản nợ khơng có bảo đảm, trừ khoản nợ khơng có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp; (iii) từ bỏ quyền địi nợ; và (iv) chuyển khoản nợ khơng có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 48).

Ngoài ra, doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn cịn có các quyền như quyền của người tham gia thủ tục phá sản khác: Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình để giao nộp cho Tịa án nhân dân; Đề nghị Thẩm phán, Quản tài viên, DNQLTLTS xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình khơng thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản; Đề nghị Thẩm phán triệu tập người làm chứng; Đề nghị áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;...(Điều 18 về quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản) đồng thời có quyền được đưa ra ý kiến về việc chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và phải thông báo công khai về quyết định mở thủ tục phá sản ngay sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản (Điều 20).

c) Chủ nợ

Mặc dù không được trực tiếp quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, nhưng theo quy định của LPS năm 2014 thì chủ nợ có thể gián tiếp quản lý tài sản của con nợ thông qua các quyền sau:

- Tham gia Hội nghị chủ nợ, nghe báo cáo về tình hình tài chính của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và được đưa ra yêu cầu về vụ việc (Điều 81).

- Đề nghị Thẩm phán quyết định kiểm toán doanh nghiệp mất khả năng thanh toán; Đề nghị áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; Đề nghị thay đổi Quản tài viên, DNQLTLTS; Tham gia vào việc quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự, Quản tài viên, DNQLTLTS;... (các khoản 4, 10, 11, 12, 14 Điều 18).

Như vậy, so với quy định của LPS năm 2004 thì LPS năm 2014 đã thu hẹp quyền của chủ nợ trong hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, theo LPS năm 2004, trong hội nghị chủ nợ, sẽ có một chủ nợ được bầu ra để tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Nhưng theo LPS năm 2014 quyền quản lý tài sản được giao cho Quản tài viên, DNQLTLTS. Tuy nhiên, chủ nợ vẫn có thể tham gia quản lý, thanh lý tài sản khi được yêu cầu (Khoản 14 Điều 18).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)