Các quy định về chủ thể quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 29 - 30)

như khơng có quy định về tài sản thuộc diện loại trừ khỏi khối tài sản phá sản. Ngoài ra, các loại tài sản còn được chia thành tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn nói chung và tài sản của doanh nghiệp tư nhân, cơng ty hợp danh. Lý do có sự phân loại này là vì doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản. Do đó, khi xác định tài sản của hai loại hình doanh nghiệp trên thì ngồi các loại tài sản được xác định như các loại hình doanh nghiệp khác thì cịn bao gồm cả tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không dùng trực tiếp vào hoạt động kinh doanh và tài sản sở hữu chung chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên của công ty hợp danh.

b) Các quy định về chủ thể quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thanh toán

Qua nghiên cứu tổng quan, hầu hết pháp luật các nước đều xác định chủ thể quản lý, thanh lý tài sản có vị trí quan trọng trong quá trình giải quyết phá sản. Điều này phù hợp với mục đích và tính chất của việc giải quyết phá sản là nhằm thu hồi được nhiều nhất tài sản từ con nợ cho chủ nợ, điều hòa lợi ích giữa các bên.

Pháp luật của các nước có những quy định khác nhau về chủ thể quản lý tài sản phá sản nhưng khái quát lại có thể thấy có 2 mơ hình chủ thể phổ biến là mơ hình chủ thể quản lý tài sản là những cá nhân (Tín thác viên theo luật phá sản Hoa Kỳ, Quản tài viên theo luật phá sản của Thụy Điển và Latvia, quản trị viên theo luật phá sản Nhật Bản và LPS Cộng hòa liên bang Nga…và trong pháp luật phá sản Việt Nam trước năm 1975 như: Kiểm sát viên trong Luật Thương mại Trung phần 1942, Quản tài viên trong Luật Thương mại Sài Gịn 1972), bên cạnh đó là mơ hình với một thiết chế tập thể với nhiều thành phần khác nhau do Toà án thành lập, được áp dụng chủ yếu ở các nước có nền kinh tế đang phát triển (và trong pháp luật phá sản Việt Nam

trước 2014 và LPS Trung Quốc). Đồng thời với mỗi mơ hình, pháp luật các nước cũng trao cho chủ thể này những nhiệm vụ quyền hạn rộng hẹp khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của mỗi nước [10] .

Tại Việt Nam, việc quản lý tài sản không phải thuộc về duy nhất Quản tài viên và DNQLTLTS mà bên cạnh đó cịn có các chủ thể khác như Tịa án; Người tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 29 - 30)