Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 64 - 68)

- Về phương thức quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh

b) Về mặt thực th

2.3.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế

Thứ nhất, do chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Từ khi LPS năm 2014 có hiệu lực

thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến nay, mới chỉ có có văn bản hướng dẫn thi hành là Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của LPS về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Nghị định quy định chủ yếu các vấn đề liên quan đến Quản tài viên như: nguyên tắc hành nghề; những hành vi bị nghiêm cấm; chứng chỉ hành nghề; nghĩa vụ…. Như vậy, về bản chất, Nghị định trên chỉ mang tính chất hướng dẫn thi hành một số điều về hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong đó có hoạt động của Quản tài viên mà chưa có nghị định nào hướng dẫn chi tiết thi hành chung đối với LPS năm 2014 và các hoạt động về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn. Do đó, việc hiểu và áp dụng các quy định liên quan đến hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, về chế định Quản tài viên

+ Chế định Quản tài viên là một chế định mới, vì thế, việc áp dụng chế định

Quản tài viên tại Việt Nam hiện nay vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn, lúng túng trong hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn nói riêng, trong giải quyết vụ việc phá sản nói chung [13].

So với lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm của các nước trên thế giới, nghề Quản tài viên ở nước ta chỉ mới hình thành, chế định quản tài viên và DNQLTLTS cịn rất mới, vì vậy các quy định pháp luật chưa hồn chỉnh, nhận thức của của cơ quan tòa án, cơ quan thi hành án, doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và bản thân những người hành nghề Quản tài viên đối với hoạt động Quản tài viên cũng chưa thực sự đầy đủ và toàn diện.

Về số lượng, trong thời gian qua, việc cấp chứng chỉ cho Quản tài viên, DNQLTLTS và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về thanh lý tài sản cịn ít. Dẫn đến cơ hội lựa chọn Quản tài viên và DNQLTLTS tham gia vào hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn khơng nhiều. Theo thống kê của Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, thực hiện Nghị định số 22/2015/NĐ-CP, tính đến năm 2016, Bộ Tư pháp đã cấp Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên cho 824 người có đủ điều kiện hành nghề thanh lý tài sản và 19 Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề thanh lý tài sản cho doanh nghiệp. Chỉ tính riêng tại địa bàn thành phố Hà Nội, từ khi LPS năm 2014 có hiệu lực đến tháng 12 năm 2019 mới có 38 Quản tài viên và 06 doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản [22].

+ Chất lượng Quản tài viên chưa đáp ứng được yêu cầu

Hiện nay, những người được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên chủ yếu là những người có năng lực về mặt pháp luật như luật sư, còn những người hoạt động thuộc các lĩnh vực khác đăng ký hành nghề Quản tài viên là rất ít. Mặt khác, hoạt động quản lý tài sản của Quản tài viên ngồi có năng lực pháp luật cần thiết phải có các năng lực về tài chính, kinh tế, quản trị kinh doanh, thuế,... Tuy nhiên, rất ít Quản tài viên có kiến thức đầy đủ về tất cả các lĩnh vực trên mà chủ yếu mỗi người chỉ có kiến thức chuyên ngành. Do đó, nhiều trường hợp Quản tài viên chỉ nhìn nhận sự việc dưới góc độ chun ngành mà vơ hình chung lại cản trở doanh nghiệp phục hồi hoạt động, bỏ qua các cơ hội, thời cơ của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc cấp chứng chỉ Quản tài viên chỉ căn cứ vào các văn bằng, chứng chỉ chứ chưa tổ chức được việc thi, sát hạch năng lực của Quản tài viên. Vì vậy, chất lượng của các Quản tài viên nhiều khi khơng đủ trình độ, năng lực để quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Một lý do nữa là, số lượng doanh nghiệp có u cầu mở thủ tục phá sản ít so với tổng doanh nghiệp rút khỏi thị trường, do đó, sự tham gia của Quản tài viên và DNQLTLTS còn hạn chế dẫn đến thiếu kinh nghiệm thực tế và cũng có ít cơ hội được rèn luyện để nâng cao năng lực trong hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Về bản chất, Quản tài viên là một chủ thể độc lập nhưng thực chất hoạt động

của Quản tài viên là giúp việc cho Thẩm phán trong hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Trên thực tế, hoạt động của Quản tài viên được xem như là hoạt động dịch vụ, không được xem trọng, khơng đảm bảo sự phù hợp với vị trí vai trị của nó dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa đạt được kết quả cao.

Thứ ba, từ phía cơ quan có thẩm quyền

Thực tế thi hành pháp luật về phá sản nói chung và hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn nói riêng cho thấy, số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ Thẩm phán còn hạn chế, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn. Bên cạnh đó, nhiều Thẩm phán cịn làm việc theo phong cách cũ, chưa bám sát vào những điểm mới của LPS năm 2014 để giải quyết vụ việc phá sản, từ đó nảy sinh ra những vi phạm hoặc bỏ qua các bước trong hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp.

Mặt khác, công tác bồi dưỡng kiến thức về phá sản và hoạt động quản lý tài sản ở một số Tòa án địa phương chưa được trú trọng; chưa thực hiện cơng tác tổng kết kinh nghiệm và tìm ra những khó khăn vướng mắc trong hoạt động quản lý tài sản để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị hồn thiện các quy định của pháp luật. Trong khi đó, pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn cịn nhiều vướng mắc, bất cập; chưa kể tính chất phức tạp của việc giải quyết phá sản cũng như quản lý tài sản của doanh nghiệp địi hỏi người Thẩm phán giải quyết khơng chỉ có kiến thức về pháp luật mà còn phải am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành khác như tài chính, kế tốn, ngân hàng, quản trị kinh doanh,...

Thứ tư, nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và các chủ nợ, cụ thể: doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn có

tâm lý sợ bị tuyên bố phá sản, quan niệm việc bị tuyên bố phá sản là bất đắc dĩ và gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh hơn là một cơ hội để khôi phục hoạt động kinh doanh; chủ nợ thì sợ doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, khi thanh tốn theo thứ tự ưu tiên thì mình sẽ khơng địi được nợ nên khơng muốn nộp đơn yêu cầu phá sản đối với con nợ; người lao động thì sợ mất việc

làm và thu nhập hàng tháng nên cũng có tâm lý khơng muốn doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Do đó, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp dù đã mất khả năng thanh tốn nhưng vẫn khơng bị yêu cầu mở thủ tục phá sản. Vì vậy, đây là cơ hội cho doanh nghiệp có thời gian thực hiện các hành vi làm thất thốt, cố tình tẩu tán tài sản, cho đến khi đưa ra Tòa án giải quyết thủ tục phá sản thì cơng tác quản lý tài sản khơng cịn ý nghĩa vì doanh nghiệp đã hết hoặc gần như khơng cịn tài sản.

Tiểu kết Chương 2

Qua nghiên cứu về thực trạng pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cho thấy:

LPS năm 2014 có nhiều điểm mới, tiến bộ hơn so với LPS năm 2004, 1993, góp phần đáng kể cho việc thực hiện có hiệu quả hơn pháp luật về phá sản trong thực tiễn, đặc biệt là pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Cụ thể:

LPS năm 2014 đã thay đổi cơ bản và toàn diện về chủ thể tham gia quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn, trong đó phải đặc biệt kể đến cơ chế quản lý tài sản mới là Quản tài viên và DNQLTLTS với nhiều quy định tiến bộ.

Qua phân tích tại chương 2 cũng có thể thấy, mặc dù việc áp dụng các quy định của pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán đã đạt được những kết quả nhất định trong thực tế. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định này cũng đang dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được hoàn thiện và bổ sung trong thời gian tới. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thủ tục phá sản ở Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân khiến cho việc áp dụng pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp phá sản đạt hiệu quả chưa cao, làm cơ sở phân tích, định hướng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về lĩnh vực này trong Chương 3 của Luận văn.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 64 - 68)