Giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 69 - 74)

- Về phương thức quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh

MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

khả năng thanh toán

Thứ nhất, về tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Cần bổ sung các quy định về tài sản được loại trừ khỏi khối tài sản phá sản,

LPS năm 2014 không đưa danh mục các tài sản thuộc diện loại trừ khỏi khối tài sản phá sản, trong khi đó, nếu xét ở khía cạnh nhân đạo và thơng lệ chung của quốc tế thì đối với trường hợp con nợ là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của cơng ty hợp danh thì pháp luật cũng phải xác định tài sản miễn trừ khi giải quyết phá sản đối với họ. Theo thơng lệ của các nước thì các tài sản, quyền về tài sản được miễn trừ bao gồm: các đồ vật phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày mang tính chất tối thiểu của con nợ và các khoản trợ cấp cho con nợ do khơng cịn khả năng lao động, do bệnh tật, do mất việc làm; tiền lương hưu, các khoản nhận được từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,… những tài sản này được quy định miễn trừ khỏi tài sản phá sản là hợp lý và cần thiết. Vì vậy, pháp luật phá sản nước ta nên bổ sung quy định về các loại tài sản miễn trừ khỏi khối tài sản phá sản để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Thứ hai, về chủ thể quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn

+ Về loại hình của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

Theo như phân tích tại mục 2.3.2 những hạn chế, bất cập, loại hình của DNQLTLTS đang cịn bị bó hẹp trong hai loại hình là cơng ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, đề nghị xem xét, cân nhắc mở rộng thêm loại hình được phép tổ chức thành lập là cơng ty trách nhiệm hữu hạn thay vì chỉ được thành lập theo hai loại hình như hiện nay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được mở rộng hoạt động cũng như thêm nhiều lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp.

+ Về chỉ định Quản tài viên

Hiện nay việc chỉ định Quản tài viên vẫn còn gặp nhiều lúng túng, như trường hợp Quản tài viên được chỉ định nhưng Quản tài viên đó lại có văn bản từ chối tham gia vụ phá sản, hay căn cứ bắt buộc để Thẩm phán chỉ định Quản tài viên, DNQLTLTS là khi có đề xuất của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điểm b Khoản 2 Điều 45 LPS năm 2014) nhưng không quy định hạn chế số lượng; không quy định rõ số lượng Quản

tài viên, DNQLTLTS hay thứ tự ưu tiên có thể được chỉ định trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản dẫn đến việc thực thi gặp nhiều khó khăn.

Do đó, trong thời gian tới, TAND tối cao phối hợp với các cơ quan có liên quan cần ban hành hướng dẫn về việc chỉ định Quản tài viên theo hướng: chỉ có những Quản tài viên có tên trong danh sách do Sở Tư pháp tỉnh cung cấp để đảm bảo tính pháp lý, tiêu chuẩn, năng lực của Quản tài viên và ưu tiên những Quản tài viên đã được chỉ định theo yêu cầu của người nộp đơn đề nghị mở thủ tục phá sản hoặc của chủ nợ trong vụ án phá sản.

+Về thanh toán thù lao, chi phí cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

Mục đích cuối cùng của bất cứ cơng việc nào đó là thù lao. Tuy nhiên, như đã phân tích tại mục 2.3.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân, có thể thấy, quy định về cách tính thù lao lại chưa tương xứng với công sức của Quản tài viên, DNQLTLTS như tính thù lao theo giờ làm việc, trường hợp doanh nghiệp phá sản, tài sản doanh nghiệp không còn, hoặc trường hợp Thẩm phán và Quản tài viên, DNQLTLTS không thỏa thuận được thù lao hoặc thỏa thuận được nhưng các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan khơng đồng ý với mức thù lao đó thì quyền lợi của Quản tài viên, DNQLTLTS khơng được đảm bảo. Do đó, cần xem xét bổ sung những căn cứ pháp lý cụ thể để tính mức thù lao, đảm bảo quyền lợi cho Quản tài viên, DNQLTLTS.

+ Nghiên cứu xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của Quản tài viên ở Việt Nam

nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất của quản tài viên, đáp ứng yêu cầu đặc thù của hoạt động quản lý tài sản. Điều đó sẽ giúp chủ thể này chủ động hơn trong công việc, góp phần giúp hoạt động quản lý tài sản trở thành một hoạt động có tính chun nghiệp, đảm bảo nhanh nhất về thời gian, đầy đủ nhất về tài sản [11].

Thứ ba, về phương thức quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

+ Về kiểm kê, xác định tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn

Pháp luật phá sản có quy định trường hợp xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khơng chính xác thì TAND u cầu Quản tài

viên, DNQLTLTS tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Giá trị tài sản được xác định, định giá theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê (Khoản 4 Điều 65 LPS năm 2014). Thực tế việc xác định giá của tài sản là một việc phức tạp, giá trị của tài sản trên thị trường có thể dao động theo từng ngày, từng thời điểm khác nhau nên việc định giá chính xác tài sản rất khó khăn. Vậy giá trị tài sản được định giá khơng chính xác là khơng chính xác đến mức độ nào thì mới cần tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị tài sản. Thiết nghĩ, pháp luật nên ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể quy định rõ giá trị tài sản được phép dao dộng trong khoảng bao nhiêu, tỉ lệ chênh lệch ra sao thì được coi là giá trị chính xác của tài sản và lớn hơn khoảng chênh lệch đó thì bị coi là định giá khơng chính xác, cần phải kiểm kê, xác định lại giá trị tài sản.

Bên cạnh đó, chưa có quy định về thời hạn cụ thể thực hiện việc kiểm kê, xác định lại tài sản trước đó, dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức hội nghị chủ nợ và các hoạt động khác trong quá trình quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Do Hội nghị chủ nợ được Thẩm phán triệu tập trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản...(Khoản 1 Điều 75 LPS năm 2014). Vì vậy, để Hội nghị chủ nợ được tổ chức nhanh chóng, kịp thời tránh tình trạng kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng ảnh hưởng đến việc tổ chức Hội nghị chủ nợ thì phải quy định thời hạn kiểm kê, xác định lại tài sản của doanh nghiệp để các chủ nợ có thể yên tâm.

Đối với trường hợp việc kiểm kê tài sản gặp khó khăn vì người đại diện của doanh nghiệp vắng mặt, người được Quản tài viên, DNQLTLTS chỉ định khơng chịu làm, hoặc khơng biết về tình hình cơng ty nên hiệu quả kiểm kê, xác định tài sản chưa cao. Mặc dù, hiện nay có quy định về chế tài xử lý đối với việc không hợp tác về việc kiểm kê tài sản (xử phạt vi phạm hành chính [4]) tuy nhiên chế tài này cũng khơng hiệu quả và khả thi. Vì vậy cần có thêm nghiên cứu và quy định có tính khả thi hơn để giải quyết đối với trường hợp doanh nghiệp khơng cịn người có trách nhiệm tiến hành các công việc kiểm kê tài sản, cung cấp giao nộp thơng tin hồ sơ kế tốn tài sản ví dụ như tăng mức phạt tiền.

+ Làm rõ thời hạn gửi Bản kiểm kê tài sản

Bản kiểm kê tài sản nhằm xác định số lượng, giá trị tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Theo quy định, bản kiểm kê tài sản đã được xác định giá trị phải “gửi ngay” cho TAND tiến hành thủ tục phá sản. Tuy nhiên, LPS năm 2014 không quy định rõ thời hạn gửi bản kiểm kê tài sản là trong phạm vi bao ngày. Điều này gây nên sự lúng túng trong lúc áp dụng, vì vậy, cần thiết phải ban hành văn bản hướng dẫn làm rõ quy định của pháp luật về thời hạn gửi bản kiểm kê tài sản, cụ thể cần quy định rõ ràng bản kiểm kê tài sản phải gửi đi trong vòng bao nhiêu ngày kể từ khi bản kiểm kê tài sản hoàn thành.

+ Về vấn đề thu hồi nợ của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

LPS năm 2014 chưa có quy định rõ ràng về việc trả nợ cho chủ nợ chính là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, điều này gây nên sự chậm trễ trong việc thu hồi tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán đối với những khoản nợ khó địi. Vì vậy, pháp luật cần quy định rõ thời gian trả nợ của con nợ đối với chủ nợ là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và hậu quả pháp lý đối với việc trả nợ. Quá thời hạn quy định, nếu con nợ khơng trả nợ được thì cần tách ra để giải quyết bằng vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật. Cần có phương án giải quyết thống nhất đối với doanh nghiệp sau khi bán hết tài sản mà vẫn còn một số nợ chưa đòi được, cơ quan thi hành án tiếp tục việc thu hồi nợ theo quy định và sẽ phân chia cho các chủ nợ theo tỷ lệ đã có tại quyết định phân chia tài sản ban đầu.

+ Về mở tài khoản ngân hàng quản lý các khoản tiền thu được từ vụ phá sản

Như đã phân tích tại 2.3.2 hiện nay do khơng có quy định cụ thể, rõ ràng về việc

gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng, vì vậy trên thực tế có Tịa án tiến hành chỉ

mở một tài khoản ngân hàng do Chánh án TAND cấp đó làm chủ tài khoản và tất cả số tiền thu được từ các vụ phá sản khác nhau đều nộp chung vào đó. Cũng có Tịa án lại mở từng tài khoản ngân hàng riêng cho mỗi vụ phá sản và chủ tài khoản ngân hàng đó vẫn là Chánh án, hoặc có nơi thì mở từng tài khoản ngân hàng khác nhau cho mỗi vụ phá sản và chủ tài khoản đó chính là Thẩm phán được phân cơng giải quyết từng vụ phá sản cụ thể đó. Do đó, cần thống nhất áp dụng quy định nêu trên tại Tòa án nên

theo hướng mỗi một vụ phá sản mở một tài khoản ngân hàng riêng và chủ tài khoản ngân hàng đó sẽ là Thẩm phán được giao giải quyết vụ phá sản đó. Việc mở tài khoản ngân hàng riêng sẽ đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và dễ dàng trong vấn đề quản lý tài chính, đặc biệt đối với những vụ phá sản doanh nghiệp lớn thì số tiền thu về khi giải quyết phá sản là rất lớn, nếu gộp chung số tiền thu được của các vụ phá sản vào một tài khoản thì sẽ rất khó quản lý. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, năng lực về tài chính kế tốn của các Thẩm phán là khác nhau và thường không chuyên sâu và thường chỉ có một hoặc một số cán bộ làm cơng tác kế tốn, phụ trách chung cơng tác tài chính kế tốn của cả cơ quan, nên việc bao quát và kiểm soát thêm các tài khoản này là rất khó khăn nếu như nhập chung tất cả vào một tài khoản.

Thứ tư, cần rà sốt các đạo luật có quy định liên quan đến thanh lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán để sửa đổi, bổ sung một cách đồng bộ, thống nhất

Ngồi LPS thì việc xử lý tài sản phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn cịn được quy định trong các văn bản khác như: Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật thi hành án dân sự và các văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, trong thực tế việc áp dụng các quy định của pháp luật về phá sản để giải quyết các trường hợp phá sản cụ thể vẫn còn bị hạn chế, chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật. Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật thì thời gian tới cần phải rà soát để sửa đổi, bổ sung các đạo luật có liên quan trong vấn đề này, phù hợp với Hiến pháp 2013 và tình hình kinh tế- xã hội của nước ta. Cụ thể:

- Đối với Luật Doanh nghiệp: Đây là đạo luật có vai trị mật thiết đối với Luật phá sản. Đối với việc xử lý tài sản phá sản của doanh nghiệp trong LDN hiện nay vẫn cịn có quy định chưa tương thích với LPS. Theo quy định của LPS, tất cả các cổ đông đều thuộc cùng một thứ tự ưu tiên thanh tốn. Do vậy tất cả các cổ đơng đều được nhận giá trị tài sản cịn lại của cơng ty cùng lúc và theo tỷ lệ sở hữu cổ phần. Trong khi đó theo quy định của LDN, cổ đơng sở hữu cổ phần ưu đãi lại có cơ sở pháp lý tương đối rõ ràng để được nhận thanh toán trước các cổ đơng khác. Vì vậy trong thời gian tới, cần phải có sự thống nhất về vấn đề này để giải quyết tài sản

khi doanh nghiệp phá sản một cách hợp lý.

- Đối với Luật thi hành án dân sự: Cơ quan Thi hành án dân sự có vai trị quan trọng trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản và thi hành các quyết định của Tòa án giải quyết phá sản. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những hạn chế liên quan đến thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản; về thời hạn ra quyết định thi hành án; về quyền của người thi hành án; về định giá, định giá lại; về bán đấu giá tài sản; về trình tự thủ tục khi Chấp hành viên tiến hành việc thanh lý tài sản; về chi phí phá sản. Từ những hạn chế, bất cập đó, các cơ quan có thẩm quyền trong thời gian tới cần rà sốt, sửa đổi LPS và LTHADS và các văn bản hướng dẫn thi hành để đảm bảo việc áp dụng pháp luật được hiệu quả hơn.

- Đối với Luật đất đai: Đất đai là lĩnh vực hết sức phức tạp. Liên quan đến việc xử lý tài sản phá sản của doanh nghiệp liên quan đến quyền sử dụng đất, LĐĐ và LPS vẫn cịn có những quy định chưa đồng bộ. Trong trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho doanh nghiệp thuê đất hàng năm, các thu hồi đất liên quan đến quan đến những trường hợp này để giải tỏa vướng mắc cho trường hợp xử lý tài sản có liên quan đến quyền sử dụng đất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên, nhất là đối với các doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn có vốn nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)