Nghĩa của quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 25 - 29)

Từ các đặc điểm của quản lý tài sản doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn đã phân tích ở trên, có thể thấy, việc quản lý tài sản là cần thiết và tất yếu trong quá trình giải quyết phá sản vì:

Thứ nhất, đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Khi mới xuất hiện, pháp luật phá sản không đặt ra vấn đề bảo vệ con nợ. Lúc đó, người ta cho rằng, phá sản là một tội phạm và người gây ra sự phá sản là một phạm nhân, do đó, họ khơng những khơng được bảo vệ mà cịn bị trừng phạt bằng nhiều hình thức, kể cả việc tử hình [8, tr.8]. Hiện nay, quan niệm về hoạt động kinh doanh đã được thay đổi, do đó, cách ứng xử của Nhà nước cũng như pháp luật về phá sản, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cũng đã được thiết kế theo hướng tích cực, có lợi cho con nợ.

Chính vì thế, ngày nay, khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn thì việc làm đầu tiên mà Nhà nước quan tâm giải quyết là tìm mọi cách để giúp

doanh nghiệp thốt khỏi tình trạng khó khăn này chứ không phải là tuyên bố doanh nghiệp phá sản luôn để phân chia tài sản của doanh nghiệp cho các chủ nợ, mà áp dụng các quy định như: ấn định thời điểm không phải trả nợ nữa, tạo điều kiện cho con nợ có cơ hội thương lượng với chủ nợ để xóa nợ, giảm nợ,...tạo ra một khn khổ pháp lý để buộc các chủ nợ phải tuân thủ (giải quyết theo một thủ tục duy nhất do Tòa án tiến hành, nghiêm cấm các hành động tiêu cực để thu hồi nợ một cách nhanh nhất như thuê người đi đánh đập, chửi bới, dọa nạt con nợ ...), giúp cho con nợ tránh được những áp lực về mặt thể chất cũng như tinh thần hay nhân thân của mình. Do đó, các quy định về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn hiện nay có vai trị quan trọng trong việc ngăn cản các hành vi này của các chủ nợ đồng thời bảo vệ tối đa quyền lợi của con nợ.

Thứ hai, đối với các chủ nợ

Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn thì hầu hết các doanh nghiệp khơng cịn đủ khả năng chi trả cho các khoản nợ. Như vậy, chủ nợ của doanh nghiệp chính là những người có nguy cơ mất trắng, khơng thể địi lại được các khoản tiền, tài sản mà trước đây họ đã cho con nợ vay, mượn. Trong khi doanh nghiệp đó có khả năng sẽ tìm mọi cách tẩu tán tài sản cịn lại của mình để trốn tránh trách nhiệm trả nợ và giảm thiểu tối đa tổn thất của doanh nghiệp, gây ra thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Do đó, hoạt động quản lý tài sản sẽ giám sát tài sản, ngăn chặn kịp thời các hành vi tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ.

Bên cạnh đó, hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cịn là cơng cụ bảo đảm sự cơng bằng trong thanh toán giữa các chủ nợ. Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, tất cả các chủ nợ đều có quyền tham gia vào q trình địi nợ, quản lý tài sản của con nợ. Khi đó, con nợ khơng được thanh toán trước bất kỳ khoản nợ nào cho một trong các chủ nợ. Toàn bộ tài sản của con nợ sẽ được đưa vào quản lý để thanh toán cho toàn bộ chủ nợ theo một thứ tự nhất định do pháp luật về phá sản quy định.

Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, người lao động sẽ bị nợ lương, tiền bảo hiểm và lâm vào tình cảnh thất nghiệp, vì vậy người lao động được coi như một trong các chủ nợ và có vị thế ngang hàng cùng với các chủ nợ khác. Thực hiện quản lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ giúp cho tài sản cịn lại của doanh nghiệp được bảo tồn đến khi tiến hành thanh toán nợ cho các chủ nợ và người lao động có thể địi được số tiền lương mà doanh nghiệp đã nợ, giảm bớt gánh nặng do thất nghiệp mang lại, đồng thời quy định cho họ một số quyền để làm cơng cụ bảo vệ tối đa lợi ích của mình như: quyền được tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc phá sản, quyền được ưu tiên thanh toán nợ lương và các khoản tiền hợp pháp khác mà họ được hưởng...

Thứ tư, đối với hoạt động xử lý tài sản

Quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là tiền đề, là điều kiện cho hoạt động xử lý tài sản. Do những quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục, cơ chế thực hiện, việc quản lý tài sản sẽ góp phần bảo tồn tài sản, giúp cho việc xử lý tài sản có hiệu quả cao, giúp bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.

Thứ năm, đối với nền kinh tế và sự ổn định của xã hội

Việc phá sản doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mơ lớn,

xun quốc gia..., ln mang lại những hậu quả tiêu cực cho các doanh nghiệp liên quan, người lao động và xã hội, dẫn đến sự rối loạn trong quá trình kinh doanh và giải quyết nợ,…Do đó, các quy định về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn đã đặt các chủ nợ vào một khn khổ pháp lý ngang hàng nhau, công bằng và khách quan trong thu hồi nợ, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ lợi ích giữa chủ nợ và con nợ, hạn chế những mâu thuẫn, căng thẳng có thể có giữa những chủ thể này với nhau, bảo đảm tác động của phá sản doanh nghiệp ở mức thấp nhất đối với nền kinh tế và xã hội, từ đó góp phần lành mạnh hóa mơi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp.

1.2.1. Khái niệm pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thanh toán

Pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là một chế định đặc thù trong hệ thống pháp luật về phá sản. Pháp luật về quản lý tài sản bao gồm cả các quy phạm pháp luật về nội dung và quy phạm pháp luật về hình thức, điều chỉnh 2 nhóm quan hệ chính, đó là: nhóm quan hệ pháp luật nội dung (điều chỉnh quan hệ giữa chủ nợ và con nợ) và nhóm quan hệ pháp luật hình thức (quan hệ giữa các chủ nợ, con nợ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cũng thể hiện sự tương thích với tình hình phát triển với pháp luật của các nước trên thế giới cũng như sự phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam qua một số nội dung cơ bản về: doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, chủ thể quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, phương thức quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Hệ thống các quy phạm pháp luật phá sản Việt Nam trong đó có chứa đựng các quy phạm pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán bao gồm: LPS, các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định, Thông tư, Quyết định, Nghị quyết) và cả những văn bản pháp luật có liên quan (Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Thi hành án dân sự,...). Trong đó, LPS đóng vai trị trung tâm, nó quy định những vấn đề có tính ngun tắc về hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn.

Do vậy, có thể hiểu, pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

1.2.2. Nội dung của pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán năng thanh toán

a) Các quy định về tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Trên thế giới, thông thường, các nước áp dụng một số nguyên tắc chung để xác định khối tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (như đã phân tích tại mục 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán)

là: Xác định khối tài sản căn cứ vào thời điểm cụ thể trong quá trình giải quyết phá sản; Xác định khối tài sản theo phạm vi không gian mà những tài sản của doanh nghiệp đang tồn tại - hay còn gọi là nguyên tắc hiệu lực theo lãnh thổ; Xác định khối tài sản căn cứ vào loại hình tài sản hoặc nguồn hình thành tài sản.

Tại Việt Nam, pháp luật phá sản qua các thời kỳ đều xác định phạm vi các tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)