Thu hồi tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 48 - 49)

- Các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn

b) Thu hồi tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Thu hồi tài sản là một trong các bước quan trọng của quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn, là tiền đề cho q trình thực hiện quản lý tài sản doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn.

Đối với các trường hợp thơng thường, việc thu hồi tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thuộc về Chấp hành viên và được diễn ra sau khi có quyết định tuyên bố phá sản, cụ thể: Sau khi nhận được quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên có nhiệm vụ: "Thực hiện cưỡng chế để thu

hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sản trong vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự" (điểm c Khoản 2 Điều 120).

Đối với trường hợp có vi phạm, Khoản 1 Điều 125 LPS năm 2014 quy định:

"Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Chấp hành viên đề nghị Tòa án nhân dân ra quyết định thu hồi lại tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã do thực hiện giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Việc thu hồi tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự".

Như vậy, theo quy định của LPS năm 2014 thì thẩm quyền thu hồi tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thuộc về cơ quan thi hành án dân sự, cụ thể là Chấp hành viên. Tuy nhiên, LPS năm 2014 không chỉ giao quyền thu hồi cho Chấp hành viên để đảm bảo tính cưỡng chế trong hoạt động thu hồi tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn, mà cịn bổ sung quy định về ủy thác tư pháp, theo đó:

“Trong q trình giải quyết phá sản, Tịa án nhân dân có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án nhân dân khác thu hồi tài sản" (Khoản 1 Điều 50). Quy định này giúp cho

Tịa án đang giải quyết vụ việc có thể chuyển giao bớt việc cho Tịa án khác nếu công việc bị quá tải.

Đồng thời, LPS năm 2014 còn quy định về trường hợp giải quyết các tranh chấp có liên quan đến tài sản bị thu hồi, đây là điểm khắc phục một trong những thiếu sót của LPS năm 2004. Khoản 2 Điều 125 LPS năm 2014 quy định: “Trường hợp có

tranh chấp về thu hồi lại tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì được xử lý theo quy định tại Điều 115 của Luật này” (Điều 115 quy

định về xử lý trường hợp có tranh chấp tài sản trong q trình thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 48 - 49)