- Các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN THEO LUẬT PHÁ SẢN
2.2.1. Quy định về tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
Trong quá trình quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn, việc xác định chính xác và đầy đủ phạm vi khối tài sản của doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các chủ nợ và của chính doanh nghiệp đó. Điều 64 LPS năm 2014 đã liệt kê khá chi tiết các loại tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn.
Có thể thấy, việc quy định tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn có được sau ngày mở thủ tục phá sản là tài sản phá sản là rất cần thiết, bởi, theo quy định của pháp luật phá sản, sau khi có yêu cầu mở thủ tục phá sản, hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp vẫn được tiến hành một cách bình thường. Vì thế, khả năng doanh nghiệp có thêm quyền tài sản và tài sản sau ngày mở thủ tục phá sản là hồn tồn có thể xảy ra. Cùng với đó, LPS năm 2014 đã dự liệu và bổ sung thêm một số tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán so với LPS năm 2004 như: tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp có được sau ngày mở thủ tục phá sản; tài sản và quyền tài sản thu hồi được từ các giao dịch vô hiệu; tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp.
Đồng thời, quy định rõ ràng vấn đề chịu trách nhiệm vô hạn đối với doanh nghiệp tư nhân và cơng ty hợp danh (gồm tồn bộ tài sản được dùng trong kinh doanh và cả những tài sản không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh). Trong khi, nếu xét ở khía cạnh nhân đạo và thơng lệ chung của quốc tế (như pháp luật phá sản của Hoa Kỳ, Nhật Bản...) thì đối với trường hợp con nợ là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, pháp luật cũng phải xác định tài sản miễn trừ (đồ dùng sinh hoạt thiết yếu, các khoản trợ cấp, tiền bồi thường do bị tổn hại sức khỏe, tiền bảo hiểm…) khi giải quyết phá sản đối với họ. Chính vì thế, theo như quy định tại LPS năm 2014, khi doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn thì chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên cơng ty hợp danh thường rơi vào tình trạng túng quẫn vì tất cả tài sản của họ đều bị đem ra để thanh toán nợ.
Với phương pháp liệt kê các loại tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán tại LPS năm 2014 đã góp phần giúp cơ quan tố tụng cũng như các bên liên quan có thể định hình, đánh giá và kiểm kê dễ dàng, đầy đủ hơn khối tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, tư duy pháp lý về tài sản của doanh nghiệp