Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 30 - 31)

thể đặc trưng) cũng có nhiệm vụ rất lớn trong quản lý tài sản. Cụ thể:

- Tòa án

Giống như Luật Phá sản của hầu hết các nước, Luật Phá sản của Việt Nam quy định Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn. Tịa án là trung tâm, nhân danh Nhà nước đưa ra các quyết định có tính chất pháp lý nhằm phục vụ việc quản lý tài sản của con nợ, mặt khác, giúp chủ nợ, con nợ và các chủ thể liên quan đạt được thỏa thuận trong phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc phân chia tài sản của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp nói chung và việc quản lý, tài sản nói riêng được pháp luật quy định là một quá trình lâu dài và phức tạp. Các hành vi tố tụng này chủ yếu được thực hiện bởi Thẩm phán. Ở Việt Nam, Thẩm phán giữ vai trò quyết định và là trung tâm xuyên suốt các giai đoạn của tố tụng phá sản. Điều này được giải thích bởi Tịa án là cơ quan quyền lực có vai trị là trọng tài, điều hịa lợi ích của các bên trong q trình giải quyết việc phá sản. Thẩm quyền của Tòa án trong quản lý, thanh lý tài sản được thực hiện gián tiếp thông qua Quản tài viên hoặc DNQLTLTS. Quản tài viên do Thẩm phán chỉ định và thay mặt cho Thẩm phán thực hiện chức năng giám sát, quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ thời điểm mở thủ tục phá sản cho đến khi tuyên bố phá sản.

- Doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn

Với vai trị là chủ sở hữu tài sản, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nắm nhiều quyền và nghĩa vụ nhất trong số các chủ thể quản lý tài sản. Trong đó, doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ khi bắt đầu quy trình phá sản, có quyền về tài sản, kinh

doanh và các quyền liên quan đến quan hệ phá sản nhằm mục đích tự bảo vệ mình trước các chủ nợ có thái độ tiêu cực.

Ví dụ: Theo quy định của LPS năm 2004, doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn có quyền cử đại diện tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản -đây là một phương thức thực hiện quyền quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. LPS năm 2014 đã giao cho Quản tài viên, DNQLTLTS chức năng quản lý tài sản, nhưng doanh nghiệp vẫn có các quyền về quản lý tài sản tương tự như quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng mang những nghĩa vụ nhất định đối với chủ nợ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Quản tài viên, DNQLTLTS như: doanh nghiệp có nghĩa vụ tuân thủ các biện pháp quản lý tài sản từ các chủ thể có chức năng quản lý tài sản, cũng như không được thực hiện một số hoạt động (cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản; Thanh toán khoản nợ khơng có bảo đảm…). Đồng thời, chủ thể này cũng được hưởng những lợi ích khi bảo tồn được khối tài sản, nhất là trong trường hợp phục hồi hoạt động thì vẫn còn một số vốn nhất định để tiếp tục thực hiện kinh doanh theo mục tiêu của mình mà khơng bị các chủ nợ đến bắt nợ.

- Chủ nợ

Khi bàn về hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn thì khơng thể khơng nhắc đến sự tham gia của chủ nợ và việc quản lý, bảo toàn khối tài sản của con nợ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ. Vì vậy, trong quá trình giải quyết vu việc phá sản, pháp luật Việt Nam đã đưa ra các cơ chế có khả năng bảo vệ tối đa các lợi ích của chủ nợ như: thông qua Hội nghị chủ nợ tiến hành công khai các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cho các chủ nợ được biết; đồng thời, các chủ nợ cũng được quyền đưa ra các yêu cầu liên quan đến hoạt động quản lý tài sản của con nợ (kiểm tra, giám sát các hoạt động của con nợ, tham gia giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình,...) để có thể bảo vệ tối đa quyền lợi của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)