Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 37 - 39)

- Các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN THEO LUẬT PHÁ SẢN

2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN THEO LUẬT PHÁ SẢN

2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn

Xem xét q trình hình thành và phát triển các quy định pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn nói riêng và pháp luật Phá sản ở Việt Nam nói chung, có thể thấy, pháp luật đã có những thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, cụ thể như sau:

- Trong pháp luật phá sản Việt Nam giai đoạn trước năm 1975: có hai đạo luật điều chỉnh về hiện tượng phá sản, đồng thời ghi nhận mơ hình chủ thể quản lý tài sản phá sản là cá nhân (Kiểm sát viên trong Luật Thương mại Trung phần 1942, Quản tài viên trong Luật Thương mại 1972). Hai luật này được áp dụng chủ yếu ở miền Nam Việt Nam, ở miền Bắc khơng có pháp luật về phá sản do nền kinh tế lúc này là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nên không tồn tại hiện tượng phá sản [9, tr.10].

- Sau khi giải phóng miền Nam, đặc biệt từ năm 1986 cơng cuộc đổi mới được khởi xướng với đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Đây là tiền đề cho sự thiết lập các quy định pháp luật về phá sản. Pháp luật về phá sản đã được hình thành trở lại với những quy định đầu tiên về phá sản doanh nghiệp trong Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990). Tuy nhiên, đây đều là những quy định mới, sơ khai nên chưa dự liệu được hết các yếu tố, chưa quy định được chi tiết, cụ thể, chưa đi vào áp dụng trong thực tế đối với các công ty, doanh nghiệp.

Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 đã đánh dấu sự ra đời của hệ thống pháp luật phá sản với các quy định khá chi tiết và đầy đủ, đáp ứng cơ bản nhu cầu của các doanh nghiệp trong thời kỳ đó. LPS doanh nghiệp năm 1993 cũng đặt nền móng cho những quy định về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn, ghi nhận mơ hình chủ thể quản lý tài sản phá sản do một thiết chế tập thể đảm nhận thay thế cho mơ hình chủ thể quản lý tài sản phá sản là cá nhân như trước kia. Cụ thể là các quy định về Tổ quản lý tài sản và quy chế làm việc của Tổ quản lý tài sản, theo

đó, Tổ quản lý tài sản do một cán bộ Tòa Kinh tế làm tổ trưởng, Thẩm phán giám sát và kiểm tra hoạt động của các nhân viên Tổ quản lý tài sản (Ban hành kèm quyết định số 528 QĐ/BT ngày 13 tháng 6 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). Tuy nhiên, do được xây dựng trong điều kiện mới chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới nên Luật Phá sản doanh nghiệp trong buổi đầu xây dựng cũng đã dần bộc lộ những hạn chế, bất cập, do đó cần phải được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn.

LPS năm 2004 với nhiều điểm tiến bộ, đã thay thế Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 như một bước phát triển mới của pháp luật phá sản Việt Nam. LPS năm 2004 đã đơn giản hố khái niệm tình trạng phá sản nhằm tạo thuận lợi cho việc mở thủ tục phá sản. Đồng thời, xuất phát từ hoạt động khơng có hiệu quả của Tổ quản lý tài sản và tổ thanh lý tài sản theo LPS doanh nghiệp năm 1993, LPS năm 2004 đã gộp Tổ quản lý tài sản và tổ thanh lý tài sản thành Tổ quản lý, thanh lý tài sản và giao cho một Chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm tổ trưởng. LPS năm 2004 cũng đã tăng cường các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nhằm tạo khả năng phục hồi cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thể hiện sự nhân đạo của Nhà nước đối với doanh nghiệp (con nợ). Ví dụ: Quy định các biện pháp nhằm ngăn chặn con nợ làm thất thốt tài sản sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản của Toà án (Điều 31); Quy định về các giao dịch mà doanh nghiệp cố tình thực hiện có thể bị Tồ án tun bố vơ hiệu và tài sản của doanh nghiệp trong các giao dịch này sẽ bị thu hồi; Quy định trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các giao dịch của doanh nghiệp (Điều 54); Quy định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp…

Cùng với sự ra đời của LPS năm 2004, các văn bản hướng dẫn cũng được ban hành khá đa dạng như: Nghị định số 67/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/7/2006 hướng dẫn việc áp dụng LPS đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của tổ quản lý, thanh lý tài sản; Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ngày 28/4/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của LPS; Quyết định số 01/2005/QĐ-TANDTC của Chánh án TAND tối cao ngày 27/4/2005 hướng dẫn về Quy chế làm việc của Tổ thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá

sản;... Như vậy, đến thời điểm này, hệ thống pháp luật về phá sản ở Việt Nam đã có sự hồn thiện về cả nội dung các quy định của luật cho đến gia tăng về số lượng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, thi hành.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng LPS năm 2004 cịn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc, cịn mâu thuẫn, chưa tương thích với các văn bản quy phạm pháp luật khác, cịn có những cách hiểu khác nhau nhưng chưa được hướng dẫn kịp thời. Ví dụ: Dù là Thẩm phán hay Tòa Kinh tế hay Chấp hành viên của Cơ quan thi hành án dân sự đều gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc trong hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp vì họ là những luật gia, làm việc chun mơn, ít am hiểu về các hoạt động kinh doanh thương mại nên không thể đảm đương tốt nhiệm vụ, hiệu quả kiểm tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khơng đạt kết quả cao.

Vì vậy, LPS năm 2014 được đánh giá là có những sửa đổi, bổ sung khá căn bản và toàn diện các quy định liên quan đến vấn đề quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, cụ thể: quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, chế định Quản tài viên, đặc biệt, các nhà lập pháp đã có sự nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu từ pháp luật phá sản nước ngoài (như pháp luật phá sản Liên bang Nga, Anh, Pháp, Nhật bản,...), giao nhiệm vụ quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cho Quản tài viên và DNQLTLTS. Đây cũng là một trong những điểm mới quan trọng của LPS năm 2014.

Ngồi ra, cịn có Nghị định 22/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; Nghị định 82/2020/NĐ- CP của Chính phủ ngày 15/7/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hơn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã,…cùng những văn bản pháp luật chuyên ngành khác như: Luật Đất đai năm 2013, Luật Thi hành án dân sự năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014 (sửa đổi năm 2020),... Những quy định này đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện cho hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản việt nam hiện nay (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)