2.1. Quy định của BLHĐ về tội phạm và hình phạt.
Tội phạm và hình phạt là hai chế định được các nhà lập pháp triều Lê đặc biệt quan tâm, thể hiện sự hoà trộn giữa quan niệm của phái Pháp gia với quan niệm của phái Nho gia về vị trí, vai trị, giá trị của PL trong hệ thống các công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội. Xuất hiện từ thời Chiến Quốc (TK V-III TCN) ở Trung Quốc và tồn tại gần như đồng thời với nhau, Pháp gia và Nho gia là hai trường phái tư tương có nhiều điểm khác biệt song cũng có những điểm tương đồng, trước hết là trong quan niệm về mục tiêu quản lý xã hội cũng như về sự cần thiết phải có các cơng cụ để quản lý xã hội. Cùng hướng tới mục tiêu bảo vệ trật tự xã hội và lợi ích của NN quân chủ nhưng Pháp gia chủ trương sử dụng cơng cụ PL, cịn Nho gia chủ trương sử dụng công cụ đạo đức. Tuy nhiên, trong khi đề cao vai trò của đạo đức, Nho gia vẫn khơng hồn tồn hạ thấp vai trị của PL. Theo Nho gia, PL cần thiết phải được ban hành và là công cụ “nhất thiết phải có” trong ít nhất hai trường hợp: 1/ Khi đã sử dụng đạo đức để giáo hố nhưng khơng đạt kết quả, và 2/ Khi cần điều chỉnh hành vi của hạng dân thường theo nguyên tắc: Hình bất thượng đại phu, Lễ bất hạ
thứ dân tức là “bậc đại phu (trở lên) thì khơng chịu hình phạt. Khơng dùng lễ với thứ dân” [46, tr.9]. PL trong quan niệm của Nho gia là sự trừng phạt của vua đối
với hành vi vi phạm các lợi ích mà nhà vua bảo vệ. Vì vậy, cũng trong quan niệm của Nho gia thì PL đồng nghĩa với hình phạt, với hình luật. Đó là căn ngun giải thích tại sao hệ thống PL hướng Nho ln được thể hiện dưới hình thức luật hình.
Thực tế nói trên cũng hồn tồn có thể giải thích nếu đứng từ phương diện của phái Pháp gia. Pháp gia chủ trương dùng PL để cai trị xã hội. PL càng nghiêm, càng đầy đủ thì hiệu quả cai trị càng cao, mục tiêu cai trị càng dễ đạt được. Trong quan niệm của nhà lập pháp thuộc Pháp gia, PL cũng đồng nghĩa với trừng phạt, hình phạt, hình luật. Và một nền PL mang màu sắc Pháp trị là một nền PL hà khắc, nặng về luật hình.
Trở lại lịch sử Việt Nam, thế kỷ XV là thế kỷ có nhiều biến động về chính trị - tư tưởng. Nho giáo từng bước giữ được vị chí độc tôn tư tưởng. Thể chế hoá tư tưởng của giai cấp thống trị sẽ tất yếu dẫn đến hệ quả là một nền PL hướng Nho. Tuy nhiên, sự phức tạp và đa dạng của các quan hệ xã hội trong diễn biến xã hội Việt Nam thế kỷ XV cũng đặt ra yêu cầu tối đa hố vai trị của PL. Lê Thánh Tông vốn là ông vua cổ suý nhiệt tình cho Nho giáo nhưng đồng thời cũng được mệnh danh là ông vua “pháp trị”. Nói cách khác, thế kỷ XV chứng kiến sự hoà trộn, hàm hỗn giữa Nho giáo và Pháp trị. Điều này làm tăng thêm tính hình luật của nền PL hướng Nho. Điều này là căn nguyên cơ bản giúp giải thích tại sao tội phạm và hình phạt lại là hai chế định PL quan trọng, chiếm dung lượng lớn nhất trong các nền PL hướng Nho nói chung và trong BLHĐ (được ban hành trong bối cảnh Nho giáo là quốc giáo) nói riêng.
2.1.1. Về hình phạt.
2.1.1.1. Hệ thống hình phạt.
Hệ thống hình phạt chính được sử dụng trong QTHL là hệ thống ngũ hình cổ điển gồm xuy, trượng, đồ, lưu, tử.
- Xuy: là hình phạt roi được chia làm 5 bậc, từ 10 đến 50 roi gồm 10 roi, 20
roi, 30 roi, 40 roi, 50 roi.
- Trượng: là hình phạt đánh gậy, được chia làm 5 bậc, gồm 60 gậy, 70 gậy, 80 gậy, 90 gậy, 100 gậy.
- Đồ: là hình phạt tù khổ sai, được chia làm 3 bậc. Bậc thứ nhất, được áp dụng kèm theo hình phạt phụ là 80 gậy nếu tù nhân là nam giới, 50 roi nếu tù nhân là nữ;
Bậc thứ hai, áp dụng kèm thêm hai hình phạt phụ là 80 gậy, thích vào cổ hai chữ
nếu người phạm tội là nam giới; nữ giới phạm tội bị đánh 50 roi, thích vào cổ hai
chữ; Bậc thứ ba, nam giới phạm tội bị đánh 80 gậy, thích vào cổ 4 chữ; nữ giới
phạm tội bị đánh 50 roi, thích vào cổ 4 chữ.