- Lưu: là hình phạt đi đày, được quy định áp dụng kèm theo xuy, trượng, thích
2.7.2. Đặc điểm về nội dung:
Xem xét nội dung của BLHĐ có thể thấy BL đã tiếp thu nhiều quy định của PL triều Đường, Minh (Trung Quốc) để điều chỉnh các quan hệ xã hội ở Việt Nam, trong đó rõ nhất là những quy định về thập ác, bát nghị, ngũ hình và nhiều tội danh khác. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, BLHĐ có rất nhiều điểm sửa đổi, bổ sung, thêm bớt cho phù hợp với tình hình xã hội phong kiến Việt Nam đương thời. Điều đó thể hiện một ý chí nhất quán phản ánh một thế giới quan pháp lý đặc thù, riêng biệt hiện thân của một tâm sinh lý truyền thống được hình thành qua nhiều thế hệ trong quan hệ giữa con người với con người.
Xét về mặt nội dung, QTHL là một BL tổng hợp, điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội, trong đó tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội là: Hình sự,
HNGĐ, dân sự và tố tụng. Đây là các lĩnh vực quan trọng nhất phản ánh đặc thù của xã hội Việt Nam cũng như nhu cầu phát triển của NN và CĐPK Việt Nam đương thời.
Sau khi kết thúc chiến tranh, nhà Lê sơ đã tập trung sức lực phát triển kinh tế đất nước thơng qua các chính sách lộc điền và quân điền, tạo điều kiện cho chế độ tư hữu về ruộng đất của giai cấp địa chủ phát triển mạnh nên trong BLHĐ đã xuất hiện những quy định về việc mua bán và thừa kế ruộng đất, miễn thuế ruộng tư và ban hành nhiều điều luật khác nhằm hợp pháp hoá việc chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giai cấp địa chủ. Quan hệ bóc lột tơ tức dựa trên cơ sở chiếm hữu ruộng đất phong kiến và kinh tế tiểu nông tư hữu trở thành phổ biến. NN tiến hành nhiều biện pháp nhằm phục hưng và phát triển sản xuất nông nghiệp, mở mang việc khai hoang, đắp và bảo vệ đê điều, chăm lo công tác thuỷ lợi. Công thương nghiệp được phục hồi nhanh chóng, hình thành nhiều trung tâm thủ cơng nghiệp đẩy mạnh việc giao lưu buôn bán trong các địa phương. Thống nhất đơn vị đo lường và tiền tệ trong cả nước. Cơ sở kinh tế là yếu tố đảm bảo cao nhất cho một xã hội ổn định và phát triển phồn vinh. Vậy nên để kinh tế phát triển bình thường, việc nhà Lê chú trọng vào việc ban hành các QPPL điều chỉnh các quan hệ dân sự là điều cần thiết và phù hợp với thực tiễn xã hội.
NN lấy tư tưởng Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống để xây dựng các thiết chế chính trị và thống trị xã hội. Với sự chi phối của tư tưởng Nho giáo, NN đã luật hoá nhiều quan hệ HNGĐ nhằm duy trì sự ổn định của gia đình Nho giáo, đề cao tam cương ngũ thường, củng cố địa vị của người gia trưởng, của người đàn ông trong gia đình. Theo quan niệm của Nho gia thì gia đình là nền tảng của xã hội. Gia đình vững mạnh, nền tảng xã tắc mới ổn định. Vì vậy, các quan hệ liên quan đến đời sống HNGĐ có quan hệ mật thiết đến lợi ích của quốc gia và quyền lợi của giai cấp phong kiến. Đó là lí do khiến cho NN đã đặc biệt quan tâm điều chỉnh mối quan hệ này bằng PL.
Cơ cấu giai cấp trong xã hội Lê sơ gồm có hai bộ phận chính là giai cấp địa chủ và nơng dân, ngồi ra cịn có các tầng lớp thợ thủ cơng và thương nhân. Chế độ nô tỳ về cơ bản đã bị thủ tiêu, nhưng vẫn tồn tại tầng lớp nơ tỳ. Để duy trì sự thống
trị của giai cấp cầm quyền dựa trên quan hệ sản xuất bóc lột địa tơ, nhà Lê đã ban hành nhiều QPPL hình sự nhằm răn đe, và trừng trị những hành vi xâm phạm đến trật tự đẳng cấp, trật tự kinh tế gây ảnh hưởng đến địa vị thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến.
Để duy trì trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và nhằm giảm bớt các việc kiện tụng trong nhân dân, nhà lập pháp triều Lê nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của luật hình thức. Các quy định về tố tụng của nhà Lê được ban hành đã đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân về một nền tư pháp quy củ có sự nghiêm minh và cơng bằng, đảm bảo cho mong muốn có một cuộc sống hồ bình, an cư lạc nghiệp dài lâu.
Thông qua các quy định chi tiết và cụ thể trên nhiều lĩnh vực, QTHL đã thể hiện mục đích bảo vệ quyền thống trị của NN phong kiến đương thời. Đó là biểu hiện rõ nét nhất bản chất giai cấp của PL thời Lê nói riêng, PL phong kiến Việt Nam nói chung. Những quy định trong QTHL cũng như trong nhiều văn bản khác đều tập trung bảo vệ quyền thống trị duy nhất, độc tôn của giai cấp địa chủ phong kiến mà người đại diện cao nhất là ông vua được coi là “thiên tử”. Mọi hành vi xâm phạm tới quyền lực, tính mạng, danh dự của nhà vua luôn chịu những hình phạt nặng nề. PL cũng tập trung bảo vệ những đặc quyền đặc lợi của vua và hoàng tộc; của quan lại, quý tộc và giai cấp địa chủ (về chính trị và kinh tế). PL cũng bảo vệ những cơ sở để NN tồn tại và phát triển, bao gồm: cơ sở tư tưởng (chủ yếu là Nho giáo); cơ sở kinh tế (bảo vệ chế độ sở hữu tối cao của NN thông qua việc quản lý ruộng đất và thu thuế; bảo vệ chế độ tư hữu về ruộng đất và tài sản, đặc biệt là tư hữu của giai cấp địa chủ; bảo vệ tư liệu sản xuất và sức lao động cho sản xuất…); cơ sở xã hội (bảo vệ trật tự đẳng cấp, bảo vệ quyền lợi của tầng lớp trên và sự bất bình đẳng trong gia đình cũng như ngồi xã hội). Ngoai ra, để bảo vệ quyền thống trị, PL cịn sử dụng những hình phạt hết sức nặng nề và hà khắc.
QTHL đã có những điều luật bảo vệ một số quyền lợi của người dân, của nô tỳ, của tầng lớp dưới trong xã hội, kể cả những người cô quả, tàn tật, goá bụa… Nhiều quy định của BL đã tập trung bảo vệ tư liệu sản xuất cũng như sức lao động
trong sản xuất nơng nghiệp, khuyến khích việc phát triển kinh tế, hạn chế sự ức hiếp, sách nhiễu của cường hào, quan lại đối với nhân dân. Đặc biệt BLHĐ cịn có những quy định nhằm bảo vệ và chú ý đến những quyền lợi của người phụ nữ, đến các dân tộc thiểu số… Những điểm tiến bộ trên đây là sự phản ánh về truyền thống nhân đạo, tư tưởng lấy dân làm gốc, lấy làng xã làm nền tảng của nước, quốc gia và truyền thống tôn trọng phụ nữ của dân tộc Việt Nam.
Tính sáng tạo của BL thể hiện trong việc kế thừa và phát triển những thành tựu PL của các triều đại trước đó cũng như của PL Trung Hoa, nhưng các điều khoản của BL vẫn được xây dựng dựa trên những đặc điểm cụ thể của tình hình kinh tế - xã hội nội tại của Việt Nam.