Về mặt lý luận: Trong hệ thống PL của bất kỳ quốc gia nào, tại thời điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giá trị đương đại của bộ luật hồng đức (Trang 105 - 108)

nào cũng bao hàm trong nó tính kế thừa. Nói cách khác - tính kế thừa là thuộc tính tự thân của PL.

Trong bất cứ hoạt động nào của thực tiễn đều có sự lưu giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống của dân tộc. Đặc biệt trong lĩnh vực lập pháp, các QPPL cho thấy có sự kế thừa các yếu tố từ luật tục, phong tục tập quán đã và đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng dân cư tại thời điểm đó.

PL ln có tính khách quan vì dù muốn hay khơng thì một hệ thống PL của mỗi quốc gia ln phản chiếu trong nó ở mức độ này hay mức độ khác các quan hệ xã hội cơ bản và phổ biến của xã hội. Có nghĩa là các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa truyền thống... cũng như nguyện vọng của người dân sống trong xã hội đều được phản ánh qua các QPPL tại thời điểm mà nó được ban hành. Vì phải phản ánh trung thực hoàn cảnh xã hội thực tại, ý nguyện của nhân dân ở từng thời kỳ trên cơ sở phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị nên hệ thống PL của bất cứ quốc gia nào cũng ln ln có sự biến chuyển theo thời gian mà không thể cố định tồn tại. Những yếu tố không phù hợp trong hệ thống PL sẽ bị thay thế bằng những cái mới có giá trị thiết thực hơn nhưng đại thể vẫn lưu giữ những giá trị cơ bản của đặc điểm kinh tế, chính trị, truyền thống văn hố, ý nguyện của nhân dân… trong giai đoạn lịch sử đó. Vì vậy, hoạt động sửa đổi, bổ sung PL cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà lập pháp diễn ra thường xun để đảm bảo tính khả thi cần có của một BL.

PL ln có tính mơ hình hố các quan hệ xã hội cho nên tính kế thừa của PL sẽ thể hiện rõ qua thực trạng xã hội, các đặc điểm về kinh tế, xã hội như nhu cầu cai trị và lợi ích của giai cấp thống trị, ý nguyện của nhân dân, cách thức cai trị, những phong tục tập quán lâu đời, những nghi thức quốc gia và xã hội… tại thời điểm mà PL được ban hành. Chỉ có như vậy mới đảm bảo tính chân thực khách quan của việc tìm hiểu tính kế thừa trong PL vì đây là những hình thái để phản ánh các giá trị văn hố của dân tộc. Theo dịng thời gian, chính những hình thái này đã trở thành những giá trị văn hóa chung của xã hội. Các hình thái này có thể khơng cịn tồn tại cho đến ngày nay, nhưng thông qua sự tìm hiểu tình hình xã hội của thời đại đó mà chúng ta cũng có thể tái hiện tương đối chân thực những hình thái này.

Tìm hiểu tính kế thừa trong PL tại thời điểm được ban hành cho thấy nó đã hội tụ được những giá trị chung của xã hội mang tính chất phổ biến rộng rãi cũng như tiếp nhận các kinh nghiệm lập pháp từ trước đó để lại. Đây là một đặc trưng mang tính đặc thù của PL diễn ra trong mọi xã hội có giai cấp đối kháng. PL được xây dựng ra là để bảo vệ đặc quyền đặc lợi của giai cấp thống trị và duy trì trật tự xã hội có lợi cho các đặc quyền đặc lợi đó của giai cấp thống trị tại thời điểm nó được ban

hành, nói như C.Mác thì: “pháp quyền… chỉ là ý chí của giai cấp…được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp… quyết định” [5, tr.71].

Những vấn đề cần kế thừa từ PL, khơng thể tuyệt đối hố một mặt nào vì tính chất phổ biến rộng rãi cùng kinh nghiệm lập pháp của cha ơng hay tính giai cấp của PL đều có giá trị lịch sử sâu sắc. Ở vào từng giai đoạn lịch sử khác nhau, phụ thuộc vào quan điểm tiến bộ của giai cấp thống trị mà có khi PL đã dung hồ được quyền lợi giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, khiến cho xã hội phát triển bình thường, ổn định. Căn cứ vào các QPPL, có thể nhận ra những giá trị phổ biến có tính chất đảm bảo quyền lợi chung của dân tộc và nhân dân hay những giá trị mang tính đặc quyền đặc lợi của một giai cấp.

Tính kế thừa trong PL diễn ra khơng chỉ theo hướng thuận mà cịn theo hướng nghịch. Nghĩa là PL vừa kế thừa những yếu tố tiến bộ vừa kế thừa những yếu tố phản tiến bộ trong lịch sử và trong xã hội đương thời. PL ln có sự chấp nhận những yếu tố đối lập nhau vì “khác với hiện tượng khác như chính trị, tư tưởng, tơn

giáo, đạo đức, PL ln ln có sự dung hồ lớn hơn cái tiến bộ và cái phản tiến bộ, bởi vì PL ở mọi thời đại luôn luôn là hiện thân của những trật tự chung và phổ biến, dù giai cấp thống trị vẫn dùng nó làm cơng cụ phản ánh và bảo vệ lợi ích của mình” [58, tr.417]. Nên khi giai cấp thống trị thuộc về phái cấp tiến thì PL ban hành

ra vẫn khơng thể tránh khỏi những yếu tố chưa tiến bộ trong các QPPL cụ thể. Tìm hiểu tính kế thừa của PL còn cho thấy nó được diễn ra theo hướng tác động qua lại với các quốc gia trong cùng khu vực. Sự tác động qua lại này có khi mang tính cưỡng bức theo kiểu những nước lớn đi nô dịch nước nhỏ và áp đặt vào đó tư tưởng PL của mình để cai trị, nhưng cũng có khi là sự tự nguyện do nhu cầu thực tại của quốc gia cần tìm kiếm những phương pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng. Thực tế lịch sử cho thấy ngay cả khi một số dân tộc nào đó đã bị các dân tộc lớn đồng hóa thì nền PL của họ cũng vẫn tồn tại với tư cách là một giá trị văn hố dân tộc và hồ vào dịng cuốn của kẻ thắng trận để trở thành một nét văn hoá của dân tộc thắng trận mà họ không hề hay biết.

PL luôn luôn chứa đựng trong nó những giá trị tích cực được đọng lại sau những biến động của lịch sử vì bản thân PL ln mang tính giai cấp và thời đại. Để thể hiện tính giai cấp, PL ghi nhận việc bảo vệ chế độ NN, bảo vệ quyền sở hữu tài sản, bảo vệ quyền huy động sức người sức của vào công việc chung, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội… Để thể hiện tính thời đại, PL cũng ln tính đến những yếu tố chung của dân tộc tại thời điểm lịch sử nhất định, thể hiện sự chăm lo của NN đối với chủ quyền và an ninh quốc gia, đối với những lợi ích cộng đồng như bảo vệ nhân dân, bảo vệ đê điều thuỷ lợi, bảo vệ mùa màng, bảo vệ phong tục tập quán và những truyền thống tốt đẹp… Trong PL ln ln có những giá trị tích cực được đọng lại sau những biến động của lịch sử để tiếp tục trở thành khuôn mẫu PL cho nhiều NN tiếp theo. Sở dĩ như vậy vì có sự chuyển tải bổ sung lẫn nhau giữa các giá trị PL với các giá trị đạo đức, văn hố, xã hội, truyền thống, tơn giáo… Do đó tìm hiểu lịch sử PL cũng giúp chúng ta hiểu biết về lịch sử, hiểu biết về các giá trị khác của xã hội tại thời điểm mà PL được ban hành, đồng thời giúp nhận biết được những giá trị của các VBPL cụ thể đã được kiểm nghiệm trong thực tế lịch sử. Nghiên cứu tính kế thừa của PL khơng chỉ mang tính chất nhận thức chung đơn thuần về các hiện tượng, các quá trình về NN và PL mà chủ yếu còn nhằm giải quyết những vấn đề của thực tiễn, của quá trình tổ chức và hoạt động của NN hiện tại, cách thức sử dụng công cụ PL trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ chính trị, duy trì trật tự và kỷ cương xã hội.

Tóm lại, một hệ thống PL tốt, có khả năng thích ứng cao với sự điều chỉnh các quan hệ xã hội trong xã hội ngày nay phải là một hệ thống PL chứa đựng được trong nó những giá trị tích cực của truyền thống pháp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giá trị đương đại của bộ luật hồng đức (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)