Các nguyên tắc chung khi áp dụng hình phạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giá trị đương đại của bộ luật hồng đức (Trang 37 - 39)

- Lưu: là hình phạt đi đày, được quy định áp dụng kèm theo xuy, trượng, thích

2.1.1.2. Các nguyên tắc chung khi áp dụng hình phạt.

Nguyên tắc chiếu cố: Những người được chiếu cố khi phạm tội bị áp dụng

hình phạt lưu trở xuống sẽ được giảm hình phạt một bậc. Nếu tội phạm bị hình phạt tử hình, quan xét án phải khai rõ tội trạng dâng lên để vua trực tiếp quyết đsịnh bản án. Nếu phạm tội thuộc thập ác sẽ không được áp dụng nguyên tắc chiếu cố.

Những người được hưởng nguyên tắc này theo BLHĐ là bát nghị, gồm: Nghị

thân: đó là q tộc tơn thất trong vịng 5 thế hệ, họ hàng hoàng hậu, họ hàng hoàng

thái hậu phải để tang từ ba tháng trở lên; nghị cố: người giúp việc vua lâu ngày hoặc người quen thuộc cũ của vua; nghị hiền: người có đức hạnh lớn; nghị năng: người có tài năng lớn; nghị cơng: người có cơng lớn; nghị quý: quan chức từ tam phẩm trở lên, tản quan, hay có tước từ nhị phẩm trở lên; nghị cần: người cần cù chăm chỉ, cần

mẫn trong công việc đảm đương; nghị tân: người là con cháu các triều vua trước

Ngồi bát nghị, BLHĐ cịn quy định một vài trường hợp được giảm tội là: đàn bà lấy chồng có quan phẩm, nếu phạm tội thì được theo quan phẩm của chồng mà nghị giảm hình phạt (điều 7). Con cháu hiếu thảo chịu hình phạt gậy, roi thay cho ông bà, cha mẹ sẽ được giảm một bậc (điều 38). Con cháu người có cơng cũng được nghị giảm hình phạt tù theo cơng của ơng bà hay cha mẹ (điều 12).

Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền: BLHĐ quy định, bất kỳ người nào phạm tội

với lỗi vơ ý và mức hình phạt lưu trở xuống đều được xem xét cho chuộc tội bằng tiền (điều 16). Thuộc hàng nghị thân mà phạm tội dưới bất kỳ hình thức lỗi nào cũng được xét cho chuộc tội bằng tiền và khơng bị áp dụng hình phạt roi, gậy, thích chữ vào mặt (điều 6).

Nguyên tắc miễn trách nhiệm hình sự (TNHS): BLHĐ áp dụng nguyên tắc

này với những người phạm tội mà tự nguyện dừng việc tiếp tục thực hiện tội phạm hoặc ra tự thú khi đã thực hiện xong tội phạm nhưng không áp dụng với những tội thập ác (điều 18, 19, 20). Người già từ 90 tuổi trở lên, trẻ em từ 7 tuổi trở xuống dù hạm tội gì cũng được miễn TNHS (điều 16).

Nguyên tắc thưởng phạt: PL nhà Lê quy định thưởng đối với những người tố

giác tội phạm và phạt những người biết mà không tố giác tội phạm (điều 25).

Nguyên tắc phạt những kẻ có hành vi vi phạm những điều PL cấm: Đối với

những hành vi không được làm mà cứ làm sẽ bị PL nghiêm trị (điều 642).

Nguyên tắc tổng hợp hình phạt: Đối với những hành vi phạm tội bị phát hiện

cùng một lúc nhưng tội nhẹ hơn thì giảm một bậc. Tội phạm bị phát hiện trước chưa xét xử mà lại phát hiện tội phạm sau thì theo hai tội đó để xét xử (điều 37).

Nguyên tắc lượng hình: BLHĐ quy định khi lượng hình, quan xét án phải

phân biệt một số trường hợp:

+ Lỗi vô ý hoặc cố ý theo tinh thần điều 47: “tha người lầm lỡ không kể tội

nặng, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ” [37, tr.48].

+ Phân biệt trường hợp phạm một tội hoặc nhiều tội cùng một thời gian theo tinh thần điều 37: “cứ theo hai tội cùng phát hiện mà xử án” [37, tr.46].

+ Phân biệt TNHS của các loại tội đồng phạm trong trường hợp có đồng phạm mà lượng hình nặng hay nhẹ. BLHĐ đã phân biệt hai loại người đồng phạm là

“khởi xướng” và “a tịng”. Trong đó người a tịng được giảm hình phạt một bậc so với người khởi xướng (điều 35).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giá trị đương đại của bộ luật hồng đức (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)