Chế định về Hợp đồng (HĐ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giá trị đương đại của bộ luật hồng đức (Trang 45 - 49)

- Lưu: là hình phạt đi đày, được quy định áp dụng kèm theo xuy, trượng, thích

2.2.2. Chế định về Hợp đồng (HĐ).

Việc giao dịch dân sự trong đời sống xã hội thường ngày của quan lại hay dân thường nếu diễn ra không minh bạch đều phải chịu trách nhiệm dân sự và TNHS. Để quan hệ dân sự diễn ra bình thường, đối với một số giao dịch có tính chất quan trọng như mua bán đất đai, vay mượn, cầm cố, bảo lãnh… BLHĐ quy định phải trên cơ sở HĐ bằng văn bản. HĐ đó phải do quan trưởng trong làng viết và chứng nhận thì mới có giá trị. Điều 366 quy định: “Những người làm chúc thư văn khế mà

không nhờ quan trưởng trong làng viết thay và chứng kiến, thì phải phạt 80 trượng, phạt tiền theo việc nặng nhẹ. Chúc thư văn khế ấy khơng có giá trị. Nếu biết chữ mà

viết lấy thì được” [37, tr.135]. Trong BLHĐ khơng có điều luật nào nêu ra khái niệm về HĐ mà chỉ có các điều luật quy định cụ thể về các hành vi giao dịch dân sự như mua, bán, vay, cầm cố… với các nguyên tắc trong giao kết và thực hiện HĐ dân sự như tự nguyện, trung thực… Chủ thể trong giao dịch dân sự không tôn trọng nguyên tắc tự nguyện thì giao dịch đó có thể bị vơ hiệu hố và bên có hành vi ép buộc phải gánh chịu hậu quả theo luật định (điều 355): “Người nào ức hiếp để mua

ruộng đất của người khác thì phải biếm hai tư và cho lấy lại tiền mua” [37, tr.133];

Chủ thể vi phạm nguyên tắc trung thực trong giao dịch dân sự cũng bị PL trừng trị thích đáng: “Những tá điền cấy nhờ ruộng ở nhà của người khác, mà dở mặt tranh

làm của mình, thì phải phạt 60 trượng, biếm 2 tư…” [37, tr.133].

BLHĐ đã chú trọng đến việc quy định về chủ thể trong quan hệ HĐ. Theo đó, người tham gia thiết lập quan hệ HĐ phải đáp ứng đủ các yêu cầu của PL về độ tuổi, địa vị trong gia đình, tình trạng tài sản... Chẳng hạn, người ít tuổi ở hàng dưới nếu ở với tôn trưởng không được tự ý dùng tiền để mua sắm bất cứ thứ gì, nếu muốn mua sắm thì phải được sự đồng ý của tơn trưởng. Trong gia đình, chồng chết trước vợ mà vợ phải ni con cịn nhỏ nếu đi lấy chồng khác thì khơng được thiết lập quyền gia trưởng và khơng được bán điền sản của con, nhưng nếu có lí do chính đáng thì phải trình bày với họ hàng nhà chồng và được sự đồng ý thì được phép bán một phần điền sản để chi tiêu cho người con đó. Trong gia đình, khi cha mẹ cịn sống thì cha mẹ là người quản lí tài sản của các con, các con không được bán trộm điền sản của cha mẹ. Khi ơng bà, cha mẹ chết cả thì người trưởng họ sẽ đảm nhiệm việc quản lí tài sản của các cháu nhưng không được phép bán, chỉ được phép bán

trong trường hợp cần thiết (điều 379): “…người trưởng họ bán điền sản của con

cháu khơng có lý do chính đáng thì xử phạt 60 trượng, biếm 2 tư…nếu có nợ cũ thì cho người đứng ra đảm bảo để bán mà trả nợ.” [37, tr.141].

Trong xã hội thời Lê sơ, cấu trúc gia đình được sắp xếp thành hai cấp độ gia đình là đại gia đình và tiểu gia đình, trong đó tồn tại quan hệ gia đình theo thứ bậc Nho giáo và quyền lực trong gia đình sẽ thuộc về người ở thứ bậc cao nhất. Người có thứ bậc cao nhất trong gia đình nắm quyền gia trưởng sẽ quyết định việc thiết lập

quan hệ mua bán ruộng đất, tài sản… Tuy nhiên, vì người vợ có quyền sở hữu tài sản riêng của mình nên việc bán ruộng đất, tài sản cũng cần phải có sự đồng ý của người vợ trên các văn bản giấy tờ giao dịch. Các mẫu HĐ trong PL nhà Lê đều có ghi tên vợ và chồng, nên “…PL tuy cho phép chồng có quyền dùng của cải của vợ

không bao giờ được kiện chồng, nhưng theo phong tục thì chồng chỉ được quản lý của ấy, nếu muốn cắt nhượng thì phải có vợ thuận tình. Nếu chồng tự tiện bán tài sản của vợ thì cha mẹ vợ có thể truy tố, cho nên những tài sản ấy bán mà vợ không ký tên hay điểm chỉ vào văn khế thì khơng ai dám mua” [14, tr.123].

Đối tượng của HĐ không được quy định rõ ràng, nhưng qua nghiên cứu BLHĐ có thể thấy rằng nó bao gồm ruộng đất công, tư, đầm bãi, ao hồ, đất ở, nhà ở,

súc vật, hoa màu trên đất, thậm chí là con người: “Mua nô tỳ không đem văn tự

trình quan để xét hỏi lại mà tự ý thích chữ thì phải phạt tiền 10 quan” [37, tr.134].

Trong BLHĐ khơng có chú giải về việc vơ hiệu của HĐ, nhưng nếu căn cứ vào QPPL cụ thể thì có thể thấy HĐ bị vô hiệu trong các trường hợp vi phạm: nguyên tắc tự nguyện giao kết HĐ (điều 355); năng lực chủ thể ký kết HĐ (điều 313); đối tượng HĐ (điều 382, 383); hình thức HĐ (điều 363, 366).

Thời hiệu HĐ cũng được đặt ra trong BLHĐ, xuất phát từ nhu cầu của trái chủ. Nếu HĐ khơng có thời hạn mà trái chủ không yêu cầu người thụ trái thực hiện nghĩa vụ thì có thể cho rằng trái chủ khơng cịn nhu cầu đó nữa. Nếu quá thời hạn theo luật định thì HĐ kết thúc và trái chủ khơng cịn quyền đối với tài sản của mình

nữa. HĐ mua bán ruộng đất thời hiệu là 30 năm (Điều 384): “…Nếu qua niên hạn

mà xin chuộc thì khơng được (niên hạn là 30 năm)…” [37, tr.142] và thời hiệu cho

chuộc lại ruộng mùa là ngày 15 tháng 3; ruộng chiêm là 15 tháng 9. Nếu quá thời hạn này thì khơng cho chuộc, cố tình địi chuộc thì xử phạt. HĐ vay nợ (điều 588) nếu “…q niên hạn mà khơng địi thì mất nợ (hạn định là đối với người trong họ

thì 30 năm, người ngồi thì hạn 20 năm)” [37, tr.205].

Trong chế định về HĐ, BLHĐ cũng đã đề cập đến một số loại HĐ thông dụng như: HĐ mua đứt bán đoạn (người mua trả tiền, người bán giao tài sản và HĐ chấm

cho người mua trong một thời gian thoả thuận. Trong thời gian đó chủ bán có quyền chuộc lại tài sản đã bán, nếu quá hạn thì hết quyền); HĐ thuê tài sản như thuê nhà, thuê mượn gia súc, thuê thuyền, thuê nhân công và thuê ruộng đất là những loại HĐ phổ biến. HĐ có thể được lập thành văn bản cũng có thể được thoả thuận miệng. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp xảy ra thì phải tự chứng minh, bên cho thuê phải dẫn chứng được rằng tài sản là của mình cho thuê, nhưng nếu bên cho thuê đã thoả thuận cho thuê mà cố cãi rằng mình khơng cho th để địi lại thì bị coi là bội ước và phải chịu phạt (điều 603): “Cho người ta thuê thuyền mà cố cãi rằng khơng cho

th để địi thuyền lại thì bị xử biếm một tư và phải bồi thường tiền thuê gấp đôi”

[37, tr.209]. Trường hợp này thì bên th có nghĩa vụ chứng minh việc mình đã

thuê tài sản của bên có tài sản; HĐ thuê ruộng đất để canh tác thì thời hạn thơng thường sẽ là 1 năm, sau đó bên thuê muốn thuê tiếp sẽ thoả thuận với chủ đất để kéo dài thời hạn. Thời hạn thuê đã hết nhưng người cho th khơng địi lại và người đang thuê vẫn tiếp tục canh tác thì coi như HĐ không xác định thời hạn. Trường hợp người thuê ruộng đất muốn chiếm đoạt của chủ cho th thì “…nếu người chủ

ruộng đất có văn tự xuất trình thì người tá điền phải bồi thường gấp đôi số tiền ruộng đất, khơng có văn tự thì trả ngun tiền thơi” [37, tr.133]; HĐ cho vay quan

tâm quy định lãi suất nhất định mà khơng được phép tính lãi mẹ đẻ lãi con, cịn tiền lãi nhiều hay ít lại phụ thuộc vào số tiền vay và thời hạn vay (điều 587)“Cho vay nợ

hay cầm đồ vật mỗi tháng được lấy tiền lãi mỗi quan là 15 kẽm; dù lâu bao nhiêu năm cũng khơng được tính q một gốc một lãi…” [37, tr.205]. HĐ cho vay là loại

HĐ phổ biến trong xã hội thời Lê sơ, người đi vay thông thường là rất nghèo và cần có tiền để trang trải nợ nần nhưng thường hay bị người cho vay bắt ép phải trả lãi suất cao hoặc tiền lãi khơng trả được hàng tháng thì chủ nợ nhập lãi vào gốc để tính lãi tiếp theo, lâu dần sẽ khiến cho người đi vay khơng thể có khả năng trả nợ và dẫn đến sẽ bị xiết nợ bằng các tài sản của mình như nhà ở, ruộng đất… Để hạn chế tình trạng này, BLHĐ đã bảo vệ người đi vay, đảm bảo cho họ khơng bị rơi vào cảnh bần cùng vì nợ nần. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đi vay nhưng lại không chịu trả nợ. Về mặt này, PL nhà Lê cũng đã đứng ra bảo vệ quyền lợi của người cho vay (điều 588): “Mắc nợ quá hạn mà khơng trả thì xử tội trượng, tuỳ theo nặng

nhẹ; nếu cự tuyệt không chịu trả, thì xử biếm hai tư, bồi thường gấp đôi...” [37, tr.205]. PL cũng quy định rõ, người cho vay, nhận cầm cố có quyền địi nợ tiền gốc và tiền lãi chưa trả. Trường hợp người vay nợ mà không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì người cho vay, người nhận cầm cố phải trình quan để bắt nợ và không được bắt đồ đạc, của cải của người mắc nợ vượt quá số tiền trong HĐ (điều 591) “Người địi

nợ khơng trình quan mà tự ý bắt đồ đạc của cải của người mắc nợ, nếu quá số tiền trong văn tự, thì xử phạt 80 trượng…” [37, tr.206]. Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ

với nhau thì chủ nợ có nghĩa vụ trả lại HĐ cho người mắc nợ. Nếu HĐ bị mất thì người chủ nợ phải viết giấy nhận nợ để làm bằng chứng cho việc trả nợ của con nợ để tránh sự lật lọng về sau (điều 589): “Nợ đã trả rồi mà cịn cố ý khơng trả văn tự;

hay nói là văn tự đã đánh mất, mà khơng cấp giấy làm bằng cho người trả nợ, thì xử phạt 50 roi và biếm một tư…” [37, tr.205-206]. Để đảm bảo quyền lợi của chủ

nợ, BLHĐ cho phép giữa những người thiết lập quan hệ vay nợ có thể HĐ thêm về

bảo lãnh hoặc cầm cố. Bảo lãnh trong các trường hợp khơng có tài sản để cầm cố

thì có thể thoả thuận người khác bảo lãnh cho mình với chủ nợ: “Người vay nợ trốn

mất thì người bảo lĩnh phải trả thay tiền gốc thơi; nếu trong văn tự có nói người nào sẽ trả thay, thì người ấy phải trả như người mắc nợ… nếu kẻ mắc nợ có con thì được địi ở con” (điều 590). Trường hợp khơng có người bảo lãnh thì chủ nợ có thể

địi con của con nợ. Đây thực chất là việc coi các con là người bảo lãnh đương nhiên cho cha mẹ trong vay nợ, vì theo quan niệm của thời đó việc vay tiền là để chi tiêu cho gia đình, mà con thì phải phụ thuộc vào cha mẹ nên cha mẹ có nợ mà khơng trả được thì các con phải gánh chịu nghĩa vụ thay. Ngoài ra, để đảm bảo HĐ vay nợ thì người thụ trái đem những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cầm cho chủ nợ. Chủ nợ giữ tài sản cầm cố đó nhưng khơng có quyền sử dụng hay định đoạt chúng mà chỉ được xử lý khi người thụ trái không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Việc xử lý tài sản cầm cố có thể theo thoả thuận hoặc theo quy định của PL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giá trị đương đại của bộ luật hồng đức (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)