Đặc điểm cơ bản về hình thức:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giá trị đương đại của bộ luật hồng đức (Trang 69 - 70)

- Lưu: là hình phạt đi đày, được quy định áp dụng kèm theo xuy, trượng, thích

2.7.1. Đặc điểm cơ bản về hình thức:

BLHĐ là một BL tổng hợp, được xây dựng dưới dạng một BL hình rất đồ sộ và hiếm thấy trong lịch sử thời phong kiến. BL bao gồm các QPPL hình sự với việc áp dụng các chế tài hình sự. Là một BL hình nhưng nội dung của BL cho thấy nhà lập pháp đã dự liệu được hầu hết các vấn đề sẽ diễn ra trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh và đối ngoại để xây dựng các điều luật tương thích. Sở dĩ BLHĐ có dạng là một BL hình do dân luật thời kỳ này khơng phát triển vì các quan hệ dân sự không phổ biến. Các quan hệ dân sự không thể phát

triển đến mức trở thành phổ biến trong xã hội Lê sơ là do yếu tố kinh tế hàng hóa thời kỳ này khơng phát triển. Đó là lí do giải thích tại sao BLHĐ nói riêng và PL phong kiến nói chung ln được thể hiện dưới hình thức luật hình.

Trong BLHĐ, nhà lập pháp triều Lê đã sắp xếp các quy tắc do mình định ra theo một trật tự nhất định để hình thành nên cấu trúc của BL. Bằng cách này đã tạo thuận lợi cho việc tra cứu luật và việc áp dụng kết hợp các quy tắc vốn chứa đựng trong các điều luật khác nhau khi giải quyết những vấn đề được đặt ra trong tình huống pháp lý phức tạp. Đồng thời, khi tiến hành xác lập cấu trúc của BLHĐ, nhà lập pháp triều Lê cũng đã có sự tham khảo, tiếp thu truyền thống PL thành văn của dân tộc từ các triều đại Lý, Trần trước đó, cụ thể đã sưu tầm, sửa đổi, bổ sung và ban hành những QPPL nhằm điều chỉnh các mối quan hệ diễn ra trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, khi xây dựng BLHĐ, nhà lập pháp triều Lê cũng có sự tham chước đối với nền lập pháp Trung Hoa. Tuy nhiên, BLHĐ có rất nhiều sự khác biệt, thể hiện tư duy sáng tạo và tinh thần dân tộc của nhà lập pháp Việt Nam thế kỷ XV.

Nhìn chung, BLHĐ “được trình bày thành điều khoản, theo cách thức phân

loại của thời đó có chịu ảnh hưởng một phần cách trình bày và phân loại của các BL phong kiến Trung Quốc...” [57, tr.154] với quy mô 722 điều, 13 chương, có số

chương, điều và đặt tên cho từng chương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giá trị đương đại của bộ luật hồng đức (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)