Các giá trị về kỹ thuật lập pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giá trị đương đại của bộ luật hồng đức (Trang 102 - 105)

- Lưu: là hình phạt đi đày, được quy định áp dụng kèm theo xuy, trượng, thích

3.1.2. Các giá trị về kỹ thuật lập pháp.

BLHĐ là văn bản QPPL chứa đựng những giá trị quý báu về kỹ thuật lập pháp. Kỹ thuật lập pháp triều Lê được thể hiện qua BLHĐ có nhiều yếu tố tiến bộ mang tính đương đại có ý nghĩa lớn đối với hoạt động xây dựng PL của NN Việt Nam hiện nay.

Cấu trúc điều luật trong BLHĐ được xây dựng theo ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài. Trong đó có những điều luật chỉ có hai bộ phận là quy định và chế tài và cũng có khi là giả định và quy định mà khơng có chế tài. Cấu trúc các điều luật trong BLHĐ được xây dựng với những bộ phận trên đây đi từ đơn giản đến phức tạp nhưng đều thể hiện tính phù hợp với thực tiễn rất cao. Người vận dụng PL chỉ cần đối chiếu để tìm điều luật tương ứng là có thể áp dụng để xử lý đối với tội phạm mà không phải quá vất vả, mất công. Giả định phức tạp (điều 388) nhà làm luật đặt ra nhiều tình huống về thừa kế. Tình huống thứ nhất là thừa kế theo PL khi cha mẹ chết mà chưa kịp để lại chúc thư thì anh em tự thoả thuận chia tài sản. Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng đề ra cả tình huống là nếu đã có chúc thư (bằng văn bản) hoặc lệnh (chúc thư miệng) để giải quyết tình huống thừa kế theo di chúc. Giả định có khi được xây dựng rất đơn giản (điều 216) chỉ đặt ra một tình huống với vấn đề rất đơn giản là nói đùa bỡn mà động chạm đến sự tơn kính của nhà vua cũng bị xử tội.

Nhà lập pháp khi xây dựng các chế tài đã đưa ra phương thức cố định hình phạt. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa BLHĐ với PL của xã hội hiện đại. Các quy định của PL hình sự cũng như các ngành luật khác trong hệ thống PL các nước trên thế giới hiện nay đều quy định loại chế tài không cố định, tức là chế tài trong PL của những nước hiện đại được xây dựng với khung hình phạt từ thấp nhất đến cao nhất của biện pháp cưỡng chế NN áp dụng cho chủ thể vi phạm đối với hành vi nào đó, cịn mức áp dụng cụ thể trong từng trường hợp sẽ do các cơ quan NN căn cứ vào tính chất của mỗi vụ việc để quyết định. Quy định này rất dễ tạo ra sự tuỳ tiện cho người áp dụng PL và khiến cho họ trở thành những người có quyền năng rất lớn. Trái lại, trong BLHĐ có các chế tài rất rõ ràng, mức độ tăng nặng hay giảm nhẹ của chế tài cũng được ấn định rõ cho cho mỗi hành vi vi phạm cụ thể và tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể lại ấn định một hình phạt riêng biệt. Việc quy định hình phạt cố định này tránh sự tuỳ tiện áp dụng khung hình phạt của những người thực thi PL và đảm bảo tính chính xác cho việc áp dụng PL, ví dụ điều 446: “Bắt trộm gà, lợn,

trộm lúa má thì xử tội biếm hay đồ, tuỳ theo tội nặng nhẹ, và bồi thường gấp đôi; đàn bà con gái thì được giảm tội; kẻ trộm đã có tiếng xưa nay, thì xử theo tội ăn trộm” [37, tr.163]. Trong mỗi một hành vi VPPL đều có quy định sẽ bị áp dụng

biện pháp chế tài nào kèm theo nên tránh được tình trạng có hành vi VPPL nhưng khơng có chế tài để áp dụng. Cũng có những điều luật khơng có quy định chế tài cụ thể thì lại được quy định dẫn chiếu PL ở một điều khoản nào đó trong BL hoặc ở một VBPL khác, hoặc theo một nguyên tắc chung là xử lý theo luật.

Khi ban hành các QPPL, nhà lập pháp thời Lê đã giải quyết tốt vấn đề mối quan hệ giữa PL và đạo đức, trong đó đã có sự phân định rõ ranh giới điều chỉnh của PL và đạo đức bằng việc luật hoá các chuẩn mực và khái niệm đạo đức. Ví dụ như trong các chế định về giao dịch dân sự mà người phụ nữ tham gia, quy định của BLHĐ là khi bán tài sản phải có đủ chữ ký của cả vợ và chồng, nếu không sẽ trở thành người bán trộm tài sản của người khác và sẽ bị ghép vào tội: “Bán trộm ruộng

đất của người khác thì xử tội biếm…” [37, tr.142]. Đây là chế định dân sự có sự kết

Điều luật trong BLHĐ được xây dựng rất chi tiết và cụ thể, như việc giả định thực tế dưới những tên gọi cụ thể rất dễ hiểu (điều 396): “Người ông là Phạm Giáp

sinh con trai trưởng là Phạm Ất, thứ là Phạm Bính. Ơng tổ Phạm Giáp có ruộng đất hương hoả 2 mẫu đã giao cho con trưởng là Phạm Ất giữ. Phạm Ất đã đem 2 mẫu ấy nhập vào với ruộng đất của mình mà chia cho các con, chỉ còn 5 sào để cho con trai Phạm Ất giữ làm hương hoả. Con trai Phạm Ất lại sinh toàn con gái, mà con thứ là Phạm Bính có con trai và cháu trai, thì số 5 sào hương hoả hiện tại, phải giao lại cho con trai hay cháu trai Phạm Bính coi giữ. Nhưng khơng được địi lấy cho đủ 2 mẫu hương hoả của tổ trước mà sinh ra tranh giành” [37, tr.147]. Điều

luật này đã đưa ra nhiều tình huống PL cụ thể và thực tế với những tên gọi ví dụ rất sinh động. Những tình huống này là những tình huống dễ dàng bắt gặp trong đời sống thường nhật của một xã hội nông nghiệp như Việt Nam. Sự tỉ mỉ đến chi tiết trong lập pháp khiến cho các quan hệ PL phức tạp đã trở lên sống động và dễ áp dụng. Đây là một sự sáng tạo độc đáo của nhà lập pháp thời Lê sơ trên cơ sở tiếp thu tập quán cư dân Đại Việt về vấn đề điền sản, hương hoả và cách diễn đạt QPPL khiến cho các QPPL phức tạp cũng có thể được diễn đạt một cách đơn giản dưới hình thức mơ tả.

Trên bình diện rộng hơn, kỹ thuật lập pháp của BLHĐ để lại những bài học sinh động về sự tiếp thu, vận dụng sáng tạo những thành tựu văn minh pháp lý đương thời cũng như về khả năng kế nối các truyền thống pháp lý của dân tộc. Nhà lập pháp triều Lê tiếp thu từ PL Trung Hoa, cụ thể là từ PL nhà Đường, nhà Minh trên các lĩnh vực như lễ nghi triều chính, gia đình, hình sự, hành chính... BLHĐ cịn tiếp thu cả PL nhà Tống với các hình phạt như xăm thích và xẻo thịt (lăng trì). Hai

hình phạt này khơng có trong PL Đường, Minh. “Tội xăm thích được thi hành lại

vào thời Tống bên Trung Quốc và tồn tại cho đến thời kỳ nhà Thanh (1644 - 1911), còn ở Việt Nam nó được sử dụng từ thời Lý” [61, tr.78] và “Tử hình bằng cách xẻo thịt ra từng mảnh có nguồn gốc từ dân tộc Liêu (Liao), được người Trung Quốc biết đến từ đời nhà Tống, và từ đó được dùng như một loại hình phạt ở Trung Quốc... Ở Việt Nam, xử tử bằng lăng trì đã được áp dụng lần đầu vào thế kỷ XIII dưới triều

Trần” [61, tr.77]. Vậy, có lẽ nhà Lê đã tiếp thu loại hình phạt này của nhà Tống

thông qua hệ thống PL nhà Trần chứ không phải trực tiếp, vận dụng PL nước ngoài. Điều này cho thấy có sự kế thừa truyền thống pháp lý từ dân tộc, mặc dù truyền thống pháp lý đó đã được các triều đại trước tiếp thu trực tiếp ở bên ngoài. Sự tiếp thu, vận dụng PL nước ngoài là một tất yếu khách quan, thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trong khu vực châu Á, điều này không chỉ xảy ra đối với Việt

Nam mà còn xảy ra ở các nước khác như Nhật Bản, “Luật pháp phong kiến Nhật

Bản chịu nhiều ảnh hưởng của PL phong kiến Trung Hoa, đặc biệt là luật Tùy - Đường. Qua quá trình tiếp thu văn minh Trung Quốc, các nhà làm luật Nhật Bản học hỏi các hình thức PL của Trung Quốc như chiếu chỉ, đạo dụ của Hoàng Đế, luật, lệnh, cách, thức, lệ” [48, tr.143].

Nhìn chung, BLHĐ được xây dựng mơ phỏng theo cơ cấu của các bộ cổ luật Trung Hoa nhưng có nhiều sáng tạo mang tính chất độc lập. Trong chương Danh lệ đã nêu lên những nguyên tắc và khái niệm chung làm cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng những QPPL trong các chương khác của BL. Nhà lập pháp đã biết nhóm các điều luật có liên quan đến nhau vào một chương để tạo ra những chế định pháp lý tương đối hoàn chỉnh. Ví dụ, chương Điền sản tập trung tồn bộ những quy định có yếu tố ruộng đất để thành một chương hoàn chỉnh trong hệ thống PL của nhà Lê. Hay trong chương Bộ vong đã nhóm những quy định về bắt tội phạm chạy trốn. Chương Đốn ngục đã nhóm các điều luật liên quan đến hoạt động xét xử. Chương Bộ vong và chương Đốn ngục đã hình thành lên các quy định PL về tố tụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giá trị đương đại của bộ luật hồng đức (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)