Quan hệ kết hôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giá trị đương đại của bộ luật hồng đức (Trang 51 - 52)

- Lưu: là hình phạt đi đày, được quy định áp dụng kèm theo xuy, trượng, thích

2.3.1. Quan hệ kết hôn.

Do xuất phát từ quan điểm Nho giáo coi hơn nhân là để có người nối dõi gia đình và duy trì dịng họ nên hơn nhân trong xã hội Lê sơ được quy định rất chặt chẽ. NN không chú trọng đến quyền tự do kết hôn của hai bên nam và nữ mà đặt ra những quy tắc dựa trên cơ sở vận dụng quan điểm của Nho gia vào thực tiễn. Trong xã hội đó, hơn nhân chỉ có thể thành cơng khi cha mẹ đồng ý, hoặc nếu cha mẹ đã mất thì phải được người trưởng họ hay trưởng làng đồng ý (điều 314).

Các quy định về cấm kết hôn: Để đảm bảo trật tự phong kiến theo tư tưởng

Nho giáo, BLHĐ quy định nếu nam nữ muốn kết hôn với nhau phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện PL đã đề ra và khơng được vi phạm các điều cấm, đó là:

+ Cấm nam nữ kết hơn khi có tang cha mẹ hoặc đang có tang chồng (điều 317); + Cấm kết hôn khi ông bà cha mẹ đang bị cầm tù, trừ trường hợp được họ đồng ý, nhưng không được bày cỗ bàn ăn uống.(điều 318).

+ Cấm những người kết hôn quan hệ họ hàng thân thuộc với nhau (điều 319); + Cấm quan ở trấn ngồi kết hơn với đàn bà, con gái nơi đang trị nhậm (điều 316); + Cấm quan ty và tù trưởng địa phương kết làm thông gia (điều 334).

+ Cấm quan lại và con cháu kết hôn với phụ nữ làm nghề hát xướng (điều 223); + Cấm anh (em) lấy vợ góa của nhau, học trị kết hơn với vợ goá của thầy (điều 324).

+ Cấm kết hôn với người phụ nữ phạm tội đang ẩn trốn (điều 339). + Cấm cậy quyền thế ép kết hơn (điều 336, 338);

Hình thức kết hơn: Đính hơn và thành hôn (các điều 314, 315, 322). BLHĐ

quy định hơn nhân có hiệu lực về mặt pháp lý khi nhà trai đã đem đồ sính lễ đến nhà gái và nhà gái đã nhận đồ sính lễ (điều 315). Đây được coi là hình thức hứa hơn của nhà gái đối với nhà trai. Mọi hành vi vi phạm việc hứa hôn này đều bị coi là phạm pháp. Tuy nhiên, nếu trong thời gian từ lễ đính hơn cho đến khi thành hơn mà một trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có quyền từ hơn (điều 322):

"Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hơn, nếu người con trai có ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái được kêu quan mà trả đồ lễ. Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì khơng phải trả đồ lễ..." [37, tr.123].

Đối với những trường hợp kết hôn mà vi phạm các điều kiện kết hơn trên đây thì hơn nhân vẫn có giá trị pháp lí cho đến khi xử ly hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giá trị đương đại của bộ luật hồng đức (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)