Về tội phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giá trị đương đại của bộ luật hồng đức (Trang 39 - 43)

- Lưu: là hình phạt đi đày, được quy định áp dụng kèm theo xuy, trượng, thích

2.1.2. Về tội phạm.

Tội phạm trong BLHĐ được sắp xếp thành các nhóm cụ thể như:

Tội thập ác: Những tội phạm này đã xâm hại đến những quan hệ xã hội quan

trọng nhất. Người phạm 1 tội trong thập ác dù thuộc bát nghị cũng không được chiếu cố mà phải xét xử theo quy định của PL và không cho phép áp dụng biện pháp chuộc tội bằng tiền. Nhóm tội phạm này thường liên quan đến các tiêu chí đạo đức hàng đầu của Nho giáo như: bất đạo, giết 3 người trong 1 gia đình, xả thây người (điều 420); bất hiếu, chửi đánh ông bà, cha mẹ (điều 475); bất mục, vợ đánh chồng (điều 481); …

Nhóm tội vi phạm luật Vệ cấm: Nhóm tội phạm này xâm phạm quan hệ vua

tôi và an ninh quốc gia, được quy định trong chương Vệ cấm gồm 47 điều. Có điều luật quy định việc bảo vệ nghiêm ngặt tuyệt đối tính mạng, danh dự nhà vua, điều 55 ghi: “những người vào trong cung điện làm việc hết giờ mà không ra khỏi khu

vực ngoại điện thì xử tội lưu, ở lại trong cung bị xử tội giảo, ở lại nơi vua nằm xử tội chém” [37, tr.53]; điều 61: “những người vào cung điện, tự tiện nói chuyện với cung tần và đưa thư tín cùng áo quần đồ vật thì phải tội chém” [37, tr.54].

Trong chương Vệ cấm, cịn có các điều luật trừng trị những hành vi xâm hại

chủ quyền về lãnh thổ quốc gia, xâm hại nền an ninh tổ quốc (điều 74): “Những

người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngồi thì bị tội chém…” [37, tr.58]

và các tội mưu phản, mưu đại nghịch (điều 2, 411); mưu phản bội tổ quốc (điều 412); đại bất kính (điều 430, 431).

Nhóm tội phạm về chức vụ: Nhóm tội phạm về chức vụ chủ yếu được quy

định trong chương Vi chế (144 điều) và chương Đoán ngục (65 điều). Ngồi ra cịn một số điều khác nằm rải rác trong các chương Hộ hôn, Điền sản, Tạp luật. Trong nhóm tội này, BLHĐ quy định một số tội sau:

+ Tội nhận hối lộ và đưa hối lộ: BLHĐ phạt tội nhận hối lộ hết sức nghiêm

quan thì xử tội biếm hay bãi chức, từ 10 quan đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu, từ 20 quan trở lên thì xử tội chém...” [37, tr.74]. Đối với tội đưa hối lộ, điều 140 ghi: “Những người đưa hối lộ…trái lẽ, thì theo việc của họ mà định tội. Còn người nào thật oan khổ vì muốn cho khỏi tội mà đưa hối lộ thì được giảm tội…” [37, tr.75].

+ Tội cố ý làm trái phép nước: Điều 122, 201, 217… hình phạt của tội này

thường là biếm, đồ hoặc lưu và quy định cụ thể ở từng điều luật.

+ Tội lạm quyền: Điều 150, 152, 164, 166, 207, 225… hình phạt của tội này

thường là biếm, bãi chức, trượng hay đồ được quy định cụ thể trong từng điều luật.

+ Tội thiếu trách nhiệm trong khi đảm đương chức vụ: Điều 101. 119, 176,

177, 178, 181, 182, 220, 222, hình phạt của tội này được quy định cụ thể trong từng điều luật tương xứng với từng hành vi và mức độ phạm tội, từ biếm, bãi chức, xuy, trượng, đồ, lưu đến tử.

Nhóm tội đạo tặc: Chủ yếu được quy định trong chương Đạo tặc, gồm 54

điều, có một số tội phạm cụ thể sau:

+ Tội mưu giết người (điều 415, 416, 417, 417, 418, 420, 422, 423…) Mưu

giết người trong điều 415 của BLHĐ chính là tội giết người. Nếu tội phạm đã hồn thành thì kẻ giết người bị trảm và trả tiền đền mạng; nếu mới gây thương tích thì bị xử tội lưu.

+ Tội ăn cướp - cướp: Tội ăn cướp (điều 426), xâm hại quyền sở hữu tài sản:

hình phạt chính là tử hình, hình phạt phụ là sung cơng tài sản. Tội cướp, theo BLHĐ là hành vi đánh tháo “những tù phạm, tử tù” (điều 427). Hình phạt của tội này nhẹ nhất là lưu viễn châu, nặng nhất là chém.

+ Tội ăn trộm: được quy định trong 20 điều luật. Theo BLHĐ hành vi cưỡng

đoạt tài sản cũng “phải khép vào tội ăn trộm” (điều 436). Hình phạt của tội ăn trộm nhẹ nhất cũng là biếm, nặng nhất cũng là chém.

+ Tội tuyên truyền, nghe tuyên truyền chống triều đình (điều 413), kẻ tuyên

truyền chống triều đình bị giảo, người nghe tuyên truyền bị hình phạt thấp hơn kẻ tuyên truyền hai bậc.

+ Tội phá rối an ninh trật tự xã hội (điều 464). Đó là hành vi “tụ họp làm bậy từ 5 người trở lên…” Hình phạt nhẹ nhất là đồ, nặng nhất là lưu viễn châu.

Nhóm tội về đấu ẩu: là các tội phạm xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân

phẩm, danh dự của con người, gồm các tội cụ thể sau:

+ Tội cố ý đánh người (điều 465, 466, 469…): hình phạt nhẹ nhất là đồ, nặng

nhất là giảo, tuỳ thuộc địa vị xã hội, gia đình của người phạm tội và người bị hại, hậu quả của tội phạm.

+ Tội cùng đánh nhau gây thương tích hoặc chết người (điều 467, 471…):

hình phạt nhẹ nhất là đồ, nặng nhất là trảm tuỳ thuộc vào hậu quả tội phạm. Luật định “bắt tội cả hai” nhưng kẻ đánh sau mà lý lại phải thì được giảm tội hai bậc (điều 471).

+ Tội vu cáo: được quy định trong các điều 501, 502, 503, 505… Hình phạt

thường là “kém tội mà mình vu cáo một bậc” (điều 502).

+ Tội tố cáo ông bà cha mẹ và nô tỳ tố cáo chủ (điều 504): Hình phạt chung là

lưu. Vợ tố cáo chồng cũng bị khép vào tội này và bị lưu.

Nhóm tội trá nguỵ: Đây là nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành

chính NN được quy định chủ yếu trong chương Trá nguỵ, gồm 38 điều.

+ Tội nguỵ đạo tả: quy định hành vi làm giả ấn tín của Thái thượng hồng,

hoàng đế, hoàng thái hậu, hồng hậu, hồng thái tử (điều 515, 516). Kẻ có hành vi này bị phạt giảo. Hành vi làm giả ấn của các bộ, viện trong triều cũng bị khép tội “nguỵ đạo tả”, hình phạt là lưu viễn châu.

+ Tội làm giả hoặc thêm bớt tín bài và chiếu chỉ của Vua (điều 518, 519): Hình

phạt nhẹ nhất là lưu viễn châu, nặng là giảo, trảm tuỳ thuộc vào hậu quả phạm tội. Ngồi ra cịn nhiều điều luật quy định tỷ mỉ hành vi phạm tội, hậu quả và hình phạt. Dấu hiệu đặc trưng của nhóm tội phạm trá nguỵ là có hành vi gian dối.

Nhóm các tội phạm về tình dục: chủ yếu được quy định trong chương thông

gian (10 điều), gồm các tội cụ thể sau:

+ Thông gian (điều 401, 406, 407, 408…): hình phạt chung cho cả hai bên thực hiện tội phạm này là lưu hoặc tử hình, hình phạt bổ sung là phạt tiền tạ.

+ Cưỡng gian (điều 403, 404): hình phạt chính là lưu hoặc tử, hình phạt bổ

sung là phạt tiền tạ.

+ Phàm gian (điều 402): là hành vi “quyến rũ con gái chưa chồng”. Kẻ có

hành vi này bị phạt tiền tạ.

Nhóm các tội phạm liên quan đến việc quân: Chủ yếu là các tội xâm phạm

nghĩa vụ của quân nhân. Những người phải chịu TNHS về tội này là các võ quan trong quân đội. Nhóm tội phạm này được quy định tỉ mỉ trong chương Qn chính gồm 43 điều. Trong đó gồm có các tội sau:

+ Tội điều động quân đội không đúng hạn định (điều 242): Xử chém; + Quân lính khi lâm trận không tuân thủ kỷ luật (điều 245): Xử chém; + Tướng cầm quân tiết lộ việc quân (điều 247): Hình phạt áp dụng là xử chém; + Tội đào ngũ (điều 263): Xử tội đồ hoặc lưu;

+ Tội dùng quân nhu trái quy định (điều 280): là việc người tướng sử dụng

quân nhu vào việc riêng, hình phạt được áp dụng là biếm hoặc bãi chức và bắt bồi thường gấp đơi.

Như vậy, ngồi các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, xâm phạm đến quyền lợi của nhà vua, thì các loại tội xâm phạm đến giáo lý Nho giáo hay thuần phong mỹ tục: Bất đạo, bất kính, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạn luân cũng được coi là những tội ác, thường bị xử phạt với hình thức cao nhất là tử hình. Nhà lập pháp triều Lê đã quan niệm tội phạm là việc xâm hại đến sự an tồn, tính bất khả xâm phạm của chế độ quân chủ, mà trước hết là sự an toàn tuyệt đối của nhà vua cùng nơi vua ở và sinh hoạt hàng ngày; xâm phạm trật tự kỷ cương, đạo đức xã hội theo quan điểm Nho giáo; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, tài sản của con người. BLHĐ nói riêng và PL phong kiến nói chung ln coi trọng ngun tắc đạo đức, do đó, có nhiều hành vi mà theo luật hình sự trong xã hội đương đại chỉ là vi phạm đạo đức thì trong BLHĐ lại được cho là tội phạm, điều 130: “Có tang ơng bà,

cha mẹ và chồng mà giấu khơng khóc thì phải tội đồ làm khao đinh”. [37, tr.73]

hoặc điều 99: “Người giấu sách vở đem vào trường thi phải phạt 80 trượng” [37,

hiểm đáng kể cho xã hội mới bị coi là tội phạm thì trong BLHĐ lại bị coi là tội phạm

ngay cả khi chủ thể chỉ mới có ý đồ phạm tội (điều 441): “Những kẻ mưu làm

phản, mưu làm việc đại nghịch thì xử tội chém bêu đầu” [37, tr.153].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giá trị đương đại của bộ luật hồng đức (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)