Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ tái cấp vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật việt nam (Trang 32 - 35)

Từ cuối năm 1994, NHNN thực hiện tái cấp vốn cho các NHTM theo các hình thức như: (i) Cho vay theo mục tiêu chỉ định của Chính phủ; (ii) Cho vay thế chấp chứng từ. Ngoài việc cho vay tái cấp vốn theo hình thức thế chấp chứng từ, ngày 24/12/1997, Thống đốc NHNN đã có Quyết định số 431/1997/QĐ- NHNN14 bổ sung hình thức cho vay có thế chấp bằng tiền gửi ngoại tệ của các NHTM tại NHNN để đảm bảo khả năng thanh toán của các NHTM.

Bên cạnh việc cho vay tái cấp vốn theo Quyết định số 285/QĐ-NHNN14, NHNN còn thực hiện cho vay thanh tốn bù trừ. Về thực chất, đây là hình thức tái cấp vốn ngắn hạn của NHNN đối với các NHTM nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời. Tuy nhiên việc cho vay thanh tốn bù trừ khơng nằm trong quy chế tái cấp vốn của NHNN mà có quy định riêng.

Sau khi Luật NHNN có hiệu lực thi hành từ tháng 10/1998, các quy định về tái cấp vốn nêu trên sẽ được thay thế bằng các quy định mới phù hợp hơn. Từ cuối năm 1999, bên cạnh các quy định về tái cấp vốn nêu trên, việc cung ứng vốn của NHNN được thực hiện thông qua nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu. Nghiệp vụ này cũng chính là việc NHNN thực hiện việc mua lại các giấy tờ có giá ngắn hạn cịn thời hạn thanh toán, thuộc sở hữu của các ngân hàng đã được các ngân hàng mua hoặc đấu thầu trên thị trường sơ cấp (chiết khấu) hoặc các giấy tờ có giá ngắn hạn được các ngân hàng chiết khấu trên thị trường thứ cấp – tái chiết khấu (Quyết định số 356/1999/QĐ-NHNN14 ngày 06/10/1999).

đến 100% lãi suất cho vay ghi trên khế ước). Có nghĩa là lãi suất tái cấp vốn được xác định trên cơ sở lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Từ cuối tháng 5/1997 đến nay, lãi suất tái cấp vốn được xác định mức cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu nới lỏng hay thắt chặt tiền tệ một cách hiệu quả hơn. Và mức cụ thể được xác định trên cơ sở quy định về trần lãi suất cho vay đối với nền kinh tế trong từng thời kỳ. Từ tháng 10/1999, NHNN bắt đầu hình thành 2 loại lãi suất: lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Lãi suất tái chiết khấu được thực hiện ở mức thấp hơn lãi suất tái cấp vốn, vì nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu được đảm bảo bằng giấy tờ có giá có độ rủi ro gần bằng 0.

Thực hiện công cụ tái cấp vốn, từ năm 1994 đến nay NHNN đã từng bước hình thành và hồn thiện cơ chế cho vay các NHTM trên cơ sở bù đắp thiếu hụt thanh toán, đáp ứng nhu cầu thiếu vốn cho các NHTM để cho vay nền kinh tế; tạo ra kênh cung ứng vốn tín dụng có sự kiểm sốt của NHNN, khơng cung ứng tràn lan như các năm trước đây, qua đó mà NHNN có thể kiểm sốt được lạm phát; việc cho vay thanh toán bù trừ đã hỗ trợ việc phát triển hệ thống thanh toán giữa các TCTD.

Trong các năm 2007, 2008, 2009, 2010 NHNN tiếp tục sử dụng cơng cụ tái cấp vốn như hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN để bổ sung nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các TCTD. Theo đó, NHNN đã thực hiện tái cấp vốn với kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng chủ yếu để cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Lãi suất cho vay tái cấp vốn từ 7-8%/năm. Các TCTD tham gia vay tái cấp vốn tập trung chủ yếu vào cuối năm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư để chi tiêu. Thông thường vào thời điểm cuối năm và gần Tết Nguyên đán thường xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn vốn thanh toán của các NHTM do nhu cầu rút tiền của khách hàng, có những ngày lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Đặc biệt sự thiếu hụt này thường mang tính hệ thống, do vậy bất cứ một khâu nào gặp ách tắc sẽ kéo theo hàng loạt các sự cố tiếp theo. Vì vậy, hoạt động tái cấp vốn của NHNN đã góp phần hỗ trợ các TCTD đảm bảo khả năng thanh tốn, qua đó duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ. Đồng thời, hoạt động tái cấp vốn cịn có vai trị hỗ trợ vốn ngắn hạn, các nhu cầu bất thường xảy ra nhằm hỗ trợ các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh tốn [10, 17].

hiện ở những khía cạnh sau:

- Việc tái cấp vốn chưa thực hiện một cách phổ biến trong toàn hệ thống, mới tập trung cho 4 NHTM quốc doanh. Hơn nữa việc tái cấp vốn cho các NHTM quốc doanh chủ yếu thực hiện theo các mục tiêu chỉ định của Chính phủ, việc tái cấp vốn theo chỉ định chiếm tỷ trọng lớn phần nào hạn chế tính năng động của cơng cụ này. Do vậy nghiệp vụ tái cấp vốn chưa thực hiện được nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tạm thời về vốn khả dụng của các NHTM.

- Lãi suất tái cấp vốn không gây tác động hiệu ứng với lãi suất thị trường và khơng có tác dụng kích thích tăng giảm nhu cầu tiền tệ, sự thay đổi giảm lãi suất tái cấp vốn trong thời gian qua cũng không làm tăng nhu cầu vay vốn của NHTM [14].

Một là, lãi suất tái cấp vốn chưa thực sự phản ánh đúng cung – cầu vốn trên thị trường tiền tệ do lãi suất tái cấp vốn được quy định một cách cứng nhắc và tách xa với lãi suất thị trường chứ khơng có tác động điều tiết. Mặc dù NHNN đã có những thành cơng bước đầu trong việc thiết kế kiểm sốt lãi suất thị trường theo mơ hình khung lãi suất với lãi suất sàn là lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là lãi suất trần nhưng NHNN còn chưa chủ động trong điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường tiền tệ, do vậy, khung lãi suất chưa thực hiện được vai trò hướng dẫn sự biến động lãi suất thị trường.

Hai là, hoạt động tái cấp vốn mới chỉ dừng lại ở mục đích bổ sung nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh tốn cho các tổ chức tín dụng, các chức năng nhằm điều chỉnh các điều kiện tiền tệ theo mục tiêu chính sách tiền tệ, điều chỉnh q trình phát triển kinh tế về quy mơ và cơ cấu đầu tư dựa trên sự cấp vốn theo thời gian, theo lĩnh vực ngành kinh tế, theo từng vùng lãnh thổ chưa được phát huy.

Ba là, quy trình thủ tục tái cấp vốn chưa đồng bộ và còn những hạn chế nhất định khiến cho công cụ tái cấp vốn chưa phát huy được hiệu quả:

- Việc phân bổ hạn mức chiết khấu trong hình thức chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN với các ngân hàng mới chỉ dựa trên các yếu tố như tổng dư nợ bằng đồng Việt Nam, tổng tài sản Có và vốn tự có của ngân hàng mà chưa tính tới khối lượng giấy tờ có giá mà các ngân hàng nắm giữ.

- Đối với đề nghị vay vốn của các ngân hàng có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian thực hiện từ khi nhận đủ hồ sơ đến khi vay vốn thường không quá 2 ngày làm việc, nhưng đối với các ngân hàng khơng có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian này thường bị kéo dài ra, có khi lên tới 5 ngày làm việc [11].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)