Trong mấy năm gần đây, lạm phát trong nước tăng mạnh, chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2008, chỉ số CPI đã tăng là 9,1% (đây là quý có mức tăng cao nhất tính từ năm 1995 trở lại đây) và đã vượt xa chỉ tiêu của Chính phủ đặt ra cho cả năm 2008 là GDP tăng từ 6,7%-7% và giữ cho CPI thấp hơn mức này. Trước diễn biến phức tạp của CPI trong năm 2007 và đầu tháng 1/2008, NHNN Việt Nam đã ban hành các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh tốn của các TCTD. Đầu năm 2007, NHNN vẫn giữ nguyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tuy nhiên có dấu hiệu thắt chặt ở chỗ, tỷ lệ DTBB tăng gấp hai lần từ tháng 6/2007 nhưng thời điểm thực hiện là từ đầu
tháng 2/2008. Bước đi đầu tiên trong gói các giải pháp thắt chặt tiền tệ là ngày 16/01/2008, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN điều chỉnh DTBB đối với ngân hàng tăng thêm 1% ở các loại tiền gửi được ban hành (trước đó, tháng 6/2007, NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định 1141 để tăng tỷ lệ DTBB lên gấp đôi). Nếu so sánh với tỷ lệ DTBB tại Quyết định 1141/2007 thì mức tăng 1% là không lớn. Tuy nhiên, nếu xem xét số tiền mà các TCTD phải hút tiền từ lưu thơng về thì khơng nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tiền tệ và chứng khoán đang trong thời điểm cực kỳ nhạy cảm. Theo Quyết định này thì NHNN đã mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc gồm: các loại tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn (trước đó chỉ áp dụng đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống). Tỷ lệ DTBB cũng được tăng 1% đối với các loại tiền gửi so với tỷ lệ quy định trước đó. Cụ thể đối với tiền VND khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng tỷ lệ DTBB được tăng từ 10% lên 11 %; đối với tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên, tỷ lệ DTBB được tăng từ 4% lên 5%; đối với tiền gửi bằng ngoại tệ khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ 10% lên 11%, đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ 4% lên 5%.
Từ giữa năm 2007, lạm phát có xu hướng tăng mạnh, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB gấp 1,5- 2 lần (áp dụng từ tháng 6/2007) để hút tiền về, kiểm soát tổng phương tiện thanh toán. Tỷ lệ DTBB áp dụng đối với tiền gửi VND có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 5% lên 10 %; riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tăng từ 4% lên 8%; NHTM cổ phần nơng thơn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tăng từ 2% lến 4%. Tỷ lệ DTBB áp dụng đối với tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 8% lên 10%. Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi VND và ngoại tệ có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tăng từ 2% lên 4%. Việc điều chỉnh DTBB của NHNN đối với TCTD mặc dù làm tăng chi phí huy động vốn nhưng chỉ ở mức thấp, do việc điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB vào thời gian các TCTD có dư thừa vốn, nên các TCTD chuyển phần dự trữ dư thừa đang gửi tại NHNN không được trả lãi sang phần DTBB được trả lãi. Hơn nữa, do chênh lệch lãi suất của các TCTD tương đối cao, các TCTD giảm chi phí để cạnh tranh huy động vốn và cho vay mà không ảnh hưởng đến lãi suất. Vì vậy, sau khi điều chỉnh tỷ lệ DTBB, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của TCTD ít biến động.
Kể từ ngày 05/11/2008, tỷ lệ DTBB bằng nội tệ giảm 1% và tiền gửi DTBB ngoại tệ giảm 2%. Trong quý III/2008, nền kinh tế Việt Nam có chiều hướng tốt lên khi chỉ số lạm phát ngày càng có xu hướng giảm dần, NHNN cũng đã ban hành một số quyết định liên quan đến việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB theo hướng giảm xuống.
Cụ thể như sau:
- Quyết định số 2811/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 giảm tỷ lệ DTBB từ 10%/năm xuống 8%/năm.
- Quyết định số 2951/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008 giảm tỷ lệ DTBB từ 8%/năm xuống 6%/năm.
- Quyết định số 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 giảm tỷ lệ DTBB từ 6%/năm xuống 5%/năm [14].
Trong hoạt động điều hành CSTT quốc gia, NHNN vẫn thắt chặt ở chỗ duy trì tỷ lệ DTBB cao để hạn chế việc mở rộng tín dụng của các NHTM trong nền kinh tế và để thu hút bớt lượng tiền từ lưu thông về thông qua công cụ dự trữ bắt buộc. Song linh hoạt ở chỗ tăng lãi suất tiền gửi DTBB để góp phần giảm chi phí hoạt động tín dụng cho các TCTD. Trong một khoảng thời gian ngắn từ tháng 9 đến tháng 12/2008, lãi suất trả cho số tiền gửi DTBB lần lượt tăng lên 3,5%/năm; 5%/năm; 10%/năm, sau đó giảm nhưng với tốc độ chậm [14].
Điều này được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 2.4: Những dấu mốc thay đổi lãi suất DTBB từ tháng 9/2008 đến nay
Lãi suất DTBB Quyết định Ngày áp dụng
3,5%/năm 1907/QĐ-NHNN ngày 29/8/2008 01/9/2008 5%/năm 2133/QĐ-NHNN ngày 25/9/2008 01/10/2008 10%/năm 2321/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 21/10/2008 9%/năm 2950/QĐ-NHNN ngày 30/12/2008 05/12/2008 8,5%/năm 3162/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 22/12/2008 3,6%/năm 174/QĐ-NHNN ngày 23/01/2009 01/02/2009 1,2%/năm 1681/QĐ-NHNN ngày 17/7/2009 01/8/2009
Do sự biến động mạnh của nền kinh tế, tiền tệ thế giới và trong nước, công cụ DTBB được sử dụng như một trong các biện pháp hữu hiệu để kiềm chế lạm phát trong năm 2008. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát tháng 2/2008 NHNN điều chỉnh tăng 1% tỷ lệ DTBB đối với tất cả các kỳ hạn, áp dụng cho cả tiền gửi VND và ngoại tệ đối với hầu hết các TCTD (trừ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và một số TCTD hợp tác và NHTM cổ phần). Đồng thời mở rộng diện phải DTBB đối với loại tiền gửi kỳ hạn từ 24 tháng trở lên (trước đây chỉ bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 24 tháng) nhằm nâng cao khả năng điều tiết công cụ DTBB.
Những tháng cuối năm, để hỗ trợ các TCTD tăng cường cung ứng vốn cho nền kinh tế, ngăn chặn suy giảm kinh tế, NHNN đã điều chỉnh tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng VND từ 11% xuống 10% - 6% và tiền gửi bằng ngoại tệ từ 11% xuống 9% - 7%. Cùng với việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB, năm 2008 NHNN linh hoạt điều chỉnh lãi suất tiền gửi DTBB bằng VND của các TCTD tại NHNN: điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi DTBB từ 1,2%/năm lên 3,6% - 5% - 10 %/năm và điều chỉnh giảm từ 10%/năm xuống 9% - 8,5%/năm.
Đến đầu năm 2009, NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số 379/QĐ– NHNN ngày 24/02/2009 về việc thay đổi DTBB đối với tiền đồng Việt Nam của các TCTD. Trong đó các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần đơ thị, NHTM có 100% vốn nước ngồi, cơng ty tài chính là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải DTBB. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM cổ phần nơng thơn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải DTBB. Mục đích của việc điều hành các CSTT nêu trên là nhằm ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá và hỗ trợ vốn khả dụng cho các TCTD có điều kiện mở rộng huy động vốn và tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế, kể cả việc cho vay đối với các dự án đầu tư theo chương trình kích cầu của Chính phủ. Trong tình hình chỉ số lạm phát liên tục tăng, NHNN Việt Nam đã điều hành công cụ DTBB một cách thận trọng nhằm ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá. Điều đó góp phần kiềm chế lạm phát khá hiệu quả trong thời gian qua. Trong năm 2009, để hỗ trợ các TCTD tăng cường cung ứng vốn cho nền kinh tế, chống suy giảm kinh tế, NHNN đã 2 lần điều chỉnh giảm tỷ lệ DTBB bằng VND đối với kỳ hạn dưới 12 tháng: từ 6% - 5% - 3% và 1 lần điều chỉnh giảm từ 2% -1% đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên;
riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, điều chỉnh giảm từ 3% - 2 % - 1% đối với kỳ hạn 12 tháng và giữ nguyên tỷ lệ DTBB 1% đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ được giữ nguyên như năm 2008, ở mức 7% đối với tiền gửi dưới 12 tháng, 3% đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên, để duy trì ổn định lãi suất ngoại tệ. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ là 6% đối với tiền gửi dưới 12 tháng, 2% đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên. Đối với lãi suất tiền gửi DTBB bằng VND, NHNN điều chỉnh giảm từ 8,5% - 3,6 % - 1,2%/năm. Lãi suất đối với tiền gửi vượt DTBB bằng ngoại tệ giảm từ 0,5%/năm xuống 0,1%/năm. Đầu năm 2010, NHNN điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ dưới 12 tháng từ 7% xuống 4% (giảm 3%), đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên giảm từ 3% xuống 2 % (giảm 1%) để hỗ trợ TCTD tăng cung vốn ngoại tệ nhằm giảm lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ. Việc điều chỉnh giảm các mức lãi suất như nêu trên là để phù hợp với các mức lãi suất điều hành khác của NHNN và khuyến khích các TCTD sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động từ nền kinh tế.
Bảng 2.5: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ năm 2008-2011 Đơn vị tính: % Thời gian áp dụng Loại tiền Kỳ hạn Tỷ lệ dự trữ bắt buộc NHTM Nhà nước, NHTMCP đơ thị, chi nhánh nước ngồi, cơng ty tài chính Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, QTDNDTW Tháng 12/2008 Tiền gửi bằng VND Dưới 12 tháng 6 3 Từ 12 tháng trở lên 2 1 Tiền gửi bằng ngoại tệ Dưới 12 tháng 7 6 Từ 12 tháng trở lên 3 2
1/2009 bằng VND Từ 12 tháng trở lên 1 1 Tiền gửi bằng ngoại tệ Dưới 12 tháng 7 6 Từ 12 tháng trở lên 3 2 Tháng 3/2009 Tiền gửi bằng VND Dưới 12 tháng 3 1 Từ 12 tháng trở lên 1 1 Tiền gửi bằng ngoại tệ Dưới 12 tháng 7 6 Từ 12 tháng trở lên 3 2 Tháng 1/2010 Tiền gửi bằng VND Dưới 12 tháng 3 1 Từ 12 tháng trở lên 1 1 Tiền gửi bằng ngoại tệ Dưới 12 tháng 4 3 Từ 12 tháng trở lên 2 1 Tháng 4/2011 Tiền gửi bằng VND Dưới 12 tháng 3 1 Từ 12 tháng trở lên 1 1 Tiền gửi bằng ngoại tệ Dưới 12 tháng 6 5 Từ 12 tháng trở lên 4 3 Tháng 6/2011 Tiền gửi bằng VND Dưới 12 tháng 3 1 Từ 12 tháng trở lên 1 1 Tiền gửi bằng ngoại tệ Dưới 12 tháng 7 6 Từ 12 tháng trở lên 5 4 Tháng 8/2011 Tiền gửi bằng VND Dưới 12 tháng 3 1 Từ 12 tháng trở lên 1 1 Tiền gửi bằng ngoại tệ Dưới 12 tháng 8 7 Từ 12 tháng trở lên 6 5
Từ tháng 01/2008 - 01/2011 đến nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm, việc điều chỉnh này của NHNN, một mặt, nhằm đưa ra tín hiệu nới lỏng tiền tệ; mặt khác, thông qua việc nâng cao hệ số nhân tiền chính thức mở rộng khả năng cho vay, kích thích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế. Ở nước ta, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được phân chia tùy theo tính chất kỳ hạn, loại tiền gửi và thơng thường, loại tiền gửi kỳ hạn ngắn, tiền gửi bằng ngoại tệ phải duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tỷ lệ dự trữ bắt buộc giữa các ngân hàng cũng được quan tâm. Theo quy định tại Quyết định số 379/QĐ-NHNN áp dụng từ ngày 24/2/2009 (đối với VND) và Quyết định số 74/QĐ-NHNN áp dụng từ 18/01/2010 (đối với ngoại tệ) thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định như sau:
Để khuyến khích một số NHTM cho vay nơng nghiệp và nông thôn ngày 08/12/2010, NHNN đã ban hành các thông báo số 457; 458; 459; 460; 461 về việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay nơng nghiệp và nông thôn cao theo Thông tư 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010 của NHNN. Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/20 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM cổ phần Quốc Tế Việt Nam, NHTM cổ phần Kiên Long, NHTM cổ phần Mê Kông được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường. Với quy định này NHNN đã bổ sung thêm một cơ sở mới cho việc xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đó là tỷ lệ dự trữ bắt buộc cịn tùy thuộc vào đối tượng đầu tư của các NHTM.[30]
Gần như suốt năm 2009, 2010 và những tháng đầu năm 2011, lạm phát khơng cịn là nỗi lo mà là thực tế đang phải đối mặt thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND vẫn không thay đổi.
Năm 2011, NHNN đã ba lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ . Theo các Quyết định của NHNNN , tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng đối với các NHTM Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh , chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng từ 6% - 7% - 8% trên tổng số dư tiền gửi
Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương , ngân hàng hợp tác tăng từ 5% - 6% - 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ được áp dụng đối với các NHTM Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), NHTM cổ phần , ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh , chi nhánh ngân hàng nước n gồi, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính tăng dần từ 4% - 5% - 6% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc . Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương , ngân hàng hợp tá c tăng từ mức 3% - 4% - 5% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ của NHNN là hoàn toàn hợp lý, nhằm kiểm soát và hạn chế tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ; giảm áp lực lên tỷ giá, đặc biệt trong thời điểm cuối năm, tạo điều kiện ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Có thể nói, thơng qua hoạt động quy định DTBB, NHNN có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến việc tăng hoặc giảm khối lượng tiền trong lưu thơng bởi vì, khi NHNN quyết định giảm mức DTBB của TCTD gửi tại NHNN xuống một mức độ nhất định thì điều đó cũng có nghĩa rằng phần vốn thực tế mà TCTD đưa vào lưu thông sẽ tăng lên. Hành động này đồng nghĩa với việc bành trướng