Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể quản lý ngành có liên quan trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật việt nam (Trang 82 - 85)

liên quan trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia

Sự phối hợp đồng bộ, tồn diện giữa các chính sách kinh tế vĩ mơ, đặc biệt từ khâu hoạch định CSTT và CSTK, nhất quán trong xác định mục tiêu, điều hành sẽ giúp hạn chế những tác động ngược chiều của các chính sách, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành CSTT. Muốn vậy, cần xây dựng cơ chế phối hợp cung cấp thông tin giữa các Bộ, các Ngành liên quan (Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước...) và NHNN để đảm bảo NHNN có thể dự báo được vốn khả dụng và kiểm sốt được tồn bộ lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế.

Bộ Tài chính cần cung cấp thông tin về thu chi ngân sách nhà nước, nguồn

bù đắp thiếu hụt ngân sách, kế hoạch cho vay, trả nợ của Chính phủ, tình hình cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch. Thông tin này cần thiết để NHNN dự báo các diễn biến tiền tệ và nguồn vốn khả dụng của các TCTD, qua đó mà điều hành kịp thời các cơng cụ CSTT. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần thực hiện nghiêm túc những cam kết với NHNN về các khoản tạm ứng bù đắp thiếu hụt ngân sách từ nguồn cung ứng tiền, nhằm thực thi CSTT có hiệu quả, về xác định số lượng tín phiếu kho bạc phát hành để khơng ảnh hưởng đến q trình điều hành CSTT. Ngồi ra, Bộ cũng cần cung cấp thông tin về biến động giá cả thị trường từ đó NHNN có cơ sở đưa ra mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần cung cấp thông tin về chiến lược phát triển kinh

tế xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế. Qua đó, giúp cho NHNN có thêm cơ sở xây dựng kế hoạch cung ứng tiền hàng năm và định hướng điều hành lãi suất nhằm phân bổ nguồn vốn tín dụng có hiệu quả theo các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước; phân tích diễn biến tiền tệ trong mối quan hệ với các diễn biến kinh tế và làm cơ sở giúp điều hành CSTT có hiệu quả.

Bộ Thương mại có nhiệm vụ cung cấp thơng tin về chính sách thương mại,

tình hình xuất nhập khẩu từ đó NHNN có cơ sở phân tích cán cân thanh toán quốc tế và dự báo sự biến động tài sản có ngoại tệ.

kinh tế thực hiện trong kỳ để NHNN nắm được diễn biến tình hình, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.

Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong quá trình xây dựng và điều hành CSTT là khơng thể thiếu vì những mối quan hệ tất yếu giữa các chỉ tiêu kinh tế trong nền kinh tế hàng hóa.

Kết luận chƣơng 3

Qua nghiên cứu lý luận chung ở chương 1 và thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ trong chương 2, chương 3 đã nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Luận văn đề cập đến hai nhóm giải pháp, trước hết là nhóm giải pháp hồn thiện các cơng cụ của chính sách tiền tệ bao gồm hoàn thiện các quy định theo hướng thực hiện cơ chế điều chỉnh lãi suất linh hoạt; hoàn thiện các quy định theo hướng điều hành hiệu quả công cụ tái cấp vốn; thay đổi quan niệm và thói quen sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc; hoàn thiện các quy định theo hướng điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt; hồn thiện các quy định theo hướng tăng cường sử dụng nghiệp vụ thị trường mở. Nhóm giải pháp thứ hai đề cập đến việc nâng cao năng lực thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương; đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể quản lý ngành có liên quan trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

KẾT LUẬN

1. Chính sách tiền tệ là một bộ phận trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ mơ của Nhà nước. Nó rất nhạy cảm và ảnh hướng sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó, các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ là cốt lõi. Sử dụng các công cụ một cách phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế là yếu tố quyết định đến sự thành cơng của việc điều hành chính sách tiền tệ. Vì vậy việc nghiên cứu “cơng cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam” càng có ý nghĩa quan trọng, khẳng định tính đúng đắn và cấp thiết của đề tài.

2. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản như: (i) từ cơ sở lý luận chung về chính sách tiền tệ, mục tiêu chính sách tiền tệ, các cơng cụ của chính sách tiền tệ; (ii) luận văn đã trình bày một số quy định của pháp luật Việt Nam về các cơng cụ chính sách tiền tệ, thực tiễn áp dụng các cơng cụ đó trong điều hành chính sách tiền tệ của NHTƯ. Luận văn cũng chỉ ra được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; (iii) trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về lý thuyết và thực trạng sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ, luận văn đã đưa ra một số giải pháp theo hướng hoàn thiện các quy định pháp luật để nâng cao hiệu quả sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ trong thực tiễn.

3. Luận văn được trình bày với hy vọng góp phần nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về các cơng cụ chính sách tiền tệ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi nghiên cứu, luận văn mới chỉ tập trung nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhất và do thời gian cũng như khả năng có hạn, vì vậy luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong những ý kiến tham gia bổ sung của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật việt nam (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)