Hoàn thiện các quy định theo hƣớng điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật việt nam (Trang 73 - 76)

DTBB cần được điều chỉnh linh hoạt, phối hợp đồng bộ với việc điều chỉnh các công cụ khác của CSTT [31].

Mặt khác, khi quy định tỷ lệ DTBB cần chú ý tới quy mô hoạt động của các TCTD hiện nay sao cho hợp lý. Còn về đối tượng thi hành quy chế DTBB cần bổ sung thêm ngân hàng Hợp tác xã quỹ tín dụng nhân dân và Hợp tác xã tín dụng để phù hợp với quy định nội dung Luật các TCTD; cần xử lý nghiêm việc vi phạm quy định về thực hiện DTBB của các TCTD, tăng cường kiểm tra việc thực hiện chế độ DTBB của các TCTD.

3.1.4. Hoàn thiện các quy định theo hƣớng điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt linh hoạt

Đối với công cụ tỷ giá, các biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả cần được áp dụng bao gồm:

Thứ nhất, thay đổi quy định về cơ chế điều hành tỷ giá bình quân liên ngân

hàng bằng quy định về cơ chế điều hành theo tỷ giá trung tâm.

Ngày 25/02/1999, Thống đốc NHNN đã ký các Quyết định số 64/1999/QĐ- NHNN và Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN ban hành cơ chế tỷ giá dựa trên tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (tỷ giá bình quân liên ngân hàng). Nội dung cơ bản của quy chế này là: (i) hàng ngày, NHNN công bố tỷ giá BQLNH của ngày hôm trước để làm cơ sở cho các NHTM xác định tỷ giá giao dịch với khách hàng cho ngày hôm sau; (ii) tỷ giá giao dịch của NHTM được xác định trong phạm vi biên độ 0,1% so với tỷ giá BQLNH do NHNN công bố. Cơ chế này đã khẳng định nguyên tắc cơ bản của chính sách tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn này là: “tỷ giá được xác định theo cung cầu của thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước”. Thực tế điều hành tỷ giá trong thời gian qua cho thấy tỷ giá BQLNH thực chất phản ánh mức tỷ giá trung tâm theo mục

tiêu điều hành của NHNN. Do thị trường ngoại hối Việt Nam chịu tác động mạnh từ các biến động tâm lý, để đảm bảo thực hiện các mục tiêu điều hành tỷ giá trong từng thời kỳ, NHNN buộc phải điều tiết thị trường một cách hợp lý thông qua công cụ tỷ giá BQLNH. Đặc biệt, trong hơn hai năm trở lại đây, tại những thời điểm cung cầu ngoại tệ căng thẳng, trong khi tỷ giá giao dịch của các NHTM phổ biến ở mức tỷ giá trần hoặc tỷ giá sàn, để ổn định thị trường ngoại hối, NHNN buộc phải duy trì tỷ giá BQLNH tương đối ổn định. Thực tế này khiến cho tỷ giá BQLNH được cơng bố và tỷ giá BQLNH theo ngun tắc tính tốn có sự chênh lệnh rất rõ rệt và do đó, bản thân các thành viên tham gia thị trường ngoại hối cũng nhìn nhận tỷ giá BQLNH do NHNN công bố hiện nay là tỷ giá mục tiêu của NHNN. Trong khi tỷ giá BQLNH được xác định là yếu tố quan trọng trong công tác điều hành chính sách tỷ giá, nếu duy trì lâu dài sự khơng thống nhất giữa ngun tắc tính tốn và mức cơng bố sẽ khơng thể tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin vào chính sách của thị trường.

Về vấn đề này, trong Báo cáo “tăng cường khn khổ họat động cho chính sách tiền tệ” của Việt Nam tháng 6/2008, IMF cũng khuyến nghị Việt Nam duy trì sự nhất qn giữa quy tắc được cơng bố và việc xác định trên thực tế về mức tỷ giá chính thức để đưa ra hướng dẫn tốt hơn cho các kỳ vọng của thị trường. Do thị trường ngoại hối dự kiến cịn có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với đặc điểm thị trường ngoại hối của Việt Nam chịu tác động mạnh từ các biến động tâm lý, trong thời gian tới, việc tiếp tục sử dụng tỷ giá trung tâm trong điều hành tỷ giá vẫn là cần thiết. Vì vậy, để duy trì lịng tin của thị trường đối với chính sách tỷ giá và uy tín của NHNN, NHNN cần cơng bố cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm thay cho cơ chế điều hành tỷ giá BQLNH hiện tại.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tồn cầu hiện nay, tình hình xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngồi có những diễn biễn phức tạp. Vì vậy, NHNN phải theo sát thực tế thị trường để có những điều chỉnh hoặc can thiệp kịp thời nhằm kiểm soát tỷ giá mục tiêu một cách linh hoạt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ [8].

Thứ hai, duy trì biên độ tỷ giá tương đối ổn định.

Cũng giống như tỷ giá BQLNH, biên độ tỷ giá là một cơng cụ đắc lực của chính sách tỷ giá và là căn cứ để xác định tỷ giá giao dịch trên thị trường. Với

mục tiêu giúp cho tỷ giá biến động hai chiều linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường, biên độ tỷ giá trong thời gian qua đã từng bước được điều chỉnh theo hướng ngày càng mở rộng hơn, từ mức ±0,1% lên mức ±5%.

Việc điều chỉnh biên độ tỷ giá theo chiều hướng ngày càng mở rộng đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Cơ chế tỷ giá ngày càng linh hoạt đã tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh, khơng phụ thuộc vào NHNN, đồng thời địi hỏi các NHTM và thành viên tham gia thị trường ngoại hối phải nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tỷ giá để đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, qua đó phát triển thị trường ngoại hối và giúp cho thị trường ngoại hối hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc mở rộng biên độ tỷ giá là phù hợp với định hướng quản lý tỷ giá theo hướng ngày càng linh hoạt, tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam ngày càng thích nghi với mức độ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Trong thời gian qua, việc mở rộng biên độ tỷ giá với tốc độ và biên độ mạnh đã góp phần tích cực vào sự gia tăng tính linh hoạt của chế độ tỷ giá. Tuy nhiên, việc mở biên độ tỷ giá ở mức cao cũng khiến cho công tác quản lý tỷ giá đặt ra một số vấn đề mới cần giải quyết như: (i) làm tăng quy mô can thiệp thị trường; (ii) việc điều chỉnh, can thiệp tỷ giá phải được cân nhắc, xem xét thận trọng. Mặc dù việc mở rộng biên độ tỷ giá giúp cho các thành viên tham gia thị trường thích nghi và linh hoạt hơn với biến động tỷ giá. Tuy nhiên việc mở rộng biên độ tỷ giá ở mức cao cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho tỷ giá biến động trong biên độ lớn, làm tăng rủi ro tỷ giá đối với các thành viên tham gia thị trường, đặc biệt là đối với các NHTM. Do vậy, để đảm bảo cho sự ổn định của nền kinh tế, biên độ tỷ giá nên được điều hành tương đối ổn định, tập trung xử lý biến động ngắn hạn quá mức để đảm bảo ổn định dài hạn tương đối phù hợp với các chỉ số kinh tế vĩ mô chủ chốt [8].

Theo quan hệ cung cầu trên thị trường, trong mối quan hệ phối hợp với lãi suất, có sự kiểm soát của Nhà nước nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mơ: kiểm sốt được lạm phát; kích thích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu; khuyến khích đầu tư nước ngồi vào Việt Nam; khơng ảnh hưởng lớn đến việc doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ; tạo điều kiện quản lý và thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng; nâng cao quỹ dự trữ ngoại tệ của Nhà nước. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp áp dụng các cơng cụ phịng ngừa, bảo hiểm rủi ro tỷ

giá. Phải ngăn chặn sự phát triển và tồn tại của thị trường ngoại tệ tự do. Nhưng do cơ chế quản lý, điều hành, nên thị trường tự do vẫn tồn tại. Vấn đề đặt ra là cần thực hiện triệt để mục tiêu trên đất nước Việt Nam chỉ sử dụng trên Việt Nam. Đồng thời thực hiện nhất quán mục tiêu ổn định tỷ giá, linh hoạt can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại tệ. [8]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)