Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật NHNN: “Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia”. Có thể nói cụ thể hơn, “dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN” (theo Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-NHNN ngày 09/6/2003).
đến 20% để đảm bảo sự linh hoạt trong điều hành CSTT của NHNN, đồng thời nâng cao thẩm quyền của NHNN trong việc trả lãi đối với tiền gửi DTBB và tiền gửi vượt DTBB. Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các NHTM phải đưa vào dự trữ theo luật định. Phần dự trữ này được gửi vào tài khoản ở NHTƯ với mục đích làm phương tiện kiểm sốt khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng, đồng thời trong một chừng mực nhất định, góp phần đảm bảo khả năng thanh tốn của hệ thống. Dự trữ bắt buộc được tính tốn trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân của từng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc tại Hội sở chính và các chi nhánh của TCTD trong kỳ. Thông tư số 27/2011/TT-NHNN, ngày 31/8/2011 sửa đổi bổ sung một số Điều của Quy chế Dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09/6/2003 của Thống đốc NHNN bổ sung thêm quy định về : “tiền gửi của các tổ chức tín dụng ở nước ngồi” cũng được dùng làm cơ sở để tính toán số tiền dự trữ bắt buộc.
Việc xác định DTBB và tỷ lệ DTBB tương ứng được Thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ đối với từng TCTD. Đối với DTBB bằng đồng Việt Nam, được duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch NHNN và các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Đối với DTBB bằng đồng ngoại tệ, được duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch NHNN.
Tỷ lệ DTBB đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi do Thống đốc NHNN quy định tùy thuộc vào mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ. Trong những năm gần đây, do tình hình kinh tế luôn diễn biễn phức tạp, tỷ lệ DTBB cũng được thay đổi liên tục để phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế, góp phần ổn định CSTT quốc gia.
Theo Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng được quy định như sau:
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng đồng Việt Nam: Các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngồi, cơng ty tài chính là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng
thương mại cổ phần nơng thơn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, ngân hàng hợp tác là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng đồng Việt Nam: Các ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngồi, ngân hàng hợp tác, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Ở Việt Nam, cơng cụ DTBB chính thức được thực hiện từ năm 1992 (theo Quyết định số 108/QĐ-NH5 ngày 09/6/1992 về việc ban hành “Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD” và Quyết định số 117/QĐ-NH1 ngày 26/6/1992 về “Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng và TCTD”). Kể từ đó đến nay, công cụ này khơng ngừng được hồn thiện và sử dụng một cách có hiệu quả, nhằm thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ. Bên cạnh một số ưu điểm lớn của công cụ DTBB như đảm bảo khả năng thanh toán cho các NHTM, giúp NHTM tránh được rủi ro mất khả năng thanh tốn, tơn trọng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vì nó áp dụng khơng phân biệt mọi ngân hàng trong tồn bộ hệ thống ngân hàng, việc NHNN không ngừng thay đổi tỷ lệ DTBB sẽ gây tình trạng kém ổn định cho các ngân hàng. Do đó, địi hỏi NHNN phải đưa ra những quyết định chính xác, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động hiệu quả, vừa đảm bảo cho việc thực hiện CSTT quốc gia.