Hoàn thiện các quy định theo hƣớng thực hiện cơ chế điều chỉnh lãi suất linh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật việt nam (Trang 68 - 70)

lãi suất linh hoạt

Xây dựng hành lang lãi suất và điều hành tiền tệ theo khung lãi suất đó là một thông lệ được rất nhiều nước áp dụng để duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ. Việc điều hành lãi suất trên thị trường nên chú ý đến một số vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản như:

- Hình thành cơ chế kiểm soát lãi suất thị trường bằng các loại lãi suất của NHNN để lãi suất được hình thành hồn tồn dựa trên cung – cầu về vốn tín dụng trên thị trường; khi đó thị trường tiền tệ hoạt động thường xuyên và thông suốt hơn với sự vận hành đầy đủ và có hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở, thị trường liên ngân hàng, cho vay tái chiết khấu và tái cấp vốn.

- Hoàn thiện các quy định về cơ chế điều hành lãi suất thỏa thuận gắn liền với phát triển thị trường liên ngân hàng, trong đó NHNN phải làm tốt vai trò là người cho vay cuối cùng. NHNN cũng cần có biện pháp cụ thể để phát triển thị trường ngoại hối, đồng thời tăng quỹ dự trữ ngoại hối của NHNN.

- Hồn thiện các quy định về cơng cụ điều hành CSTT tác động trực tiếp đến lãi suất như công cụ NVTTM, cho vay tái cấp vốn và tái chiết khấu, tỷ lệ DTBB... NHNN cũng cần triển khai sớm cơ chế tiền gửi qua đêm của TCTD tại NHNN. Chủ động can thiệp trên thị trường liên ngân hàng để cơ chế điều hành lãi suất của NHNN phát huy có hiệu quả. [13]

Thời gian gần đây, thực tế cho thấy các TCTD đã phản ứng rất nhanh nhạy đối với những hành động chính sách của NHNN, đặc biệt là những điều chỉnh về lãi suất. Điều đó cho thấy nền kinh tế đã nhạy cảm hơn với tín hiệu lãi suất của NHNN, là công cụ quan trọng để thực hiện cơ chế truyền tải CSTT đến nền kinh tế thực, các TCTD sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay và lãi suất huy động một cách

Hiện tại, NHNN vẫn điều hành CSTT bằng việc công bố một số loại lãi suất chỉ đạo, trong đó có lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Về mặt lý thuyết, hai loại lãi suất này hình thành nên một hành lang lãi suất với lãi suất tái cấp vốn là giới hạn trên và lãi suất chiết khấu là giới hạn dưới. Về mặt ý nghĩa mà nói thì lãi suất tái cấp vốn sẽ là lãi suất cao nhất trên thị trường và các thành viên thị trường chỉ tìm đến nó khi các lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tiệm cận hoặc cao hơn. Và như vậy, lãi suất tái cấp vốn cũng có tác dụng định hướng cho lãi suất thị trường liên ngân hàng khơng vượt qua nó. Tương tự như vậy, các thành viên thị trường sẽ không tham gia khi lãi suất chào vay thấp hơn lãi suất chiết khấu các giấy tờ có giá qua cửa sổ chiết khấu. Tuy nhiên, thực tế vừa qua cho thấy hành lang lãi suất này nhiều khi khơng có tác dụng ở Việt Nam. Vấn đề là ở lãi suất cơ bản mà Việt Nam hiện đang áp dụng. Về mặt lý thuyết, điều hành CSTT bằng lãi suất cơ bản cũng có tác động tương tự duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ như đã phân tích ở trên. Nhưng lãi suất cơ bản ở Việt Nam khơng làm trịn được nhiệm vụ của mình là do giá trị của nó khơng được tính tốn để phản ánh cung cầu của thị trường mà dường như được xác định một cách cảm tính và để thực hiện điều tiết thị trường một cách duy lý. Nếu lãi suất cơ bản của Việt Nam được tính tốn chính xác hơn và phản ánh tốt hơn cung cầu của thị trường thì nó đã có thể làm tốt hơn vai trò định hướng thị trường của nó, làm cơ sở để xác định lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu bằng cách cộng trừ một biên độ có giá trị hợp lý hơn.

Việc tính tốn lãi suất VNBOR để thay thế lãi suất cơ bản với một phương pháp tính tốn khoa học hơn sẽ giải quyết được các vấn đề mà đặc biệt là có thể phát huy được vai trị quan trọng nhất của nó là định hướng thị trường, việc điều hành bằng một lãi suất mục tiêu như vậy cũng làm tăng tính chủ động của NHNN hơn mà không hề dẫn đến tình trạng tiến thối lưỡng nan là lo sợ của TCTD vi phạm Luật Dân sự. Bởi vì khi mức lãi suất cơ bản đã phản ánh đúng cung cầu thị trường và với một thị trường tiền tệ công khai và cạnh tranh, không có một TCTD nào lại áp dụng riêng cho mình một lãi suất cao gấp 150% lãi suất thị trường (tức là lãi suất cơ bản). Trên cơ sở lãi suất VNBOR làm định hướng, NHNN chủ động điều chỉnh lãi suất thị trường (mà trước hết là lãi suất qua đêm) trong phạm vi hành lang lãi suất bằng cách bơm vào hoặc hút thanh khoản của các TCTD chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở, duy trì sự ổn định một

cách linh hoạt và chủ động [31].

Ngoại trừ điều kiện bất khả kháng, nên tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản như thời gian qua. Trong thời gian qua, lãi suất cơ bản đã thực sự trở thành công cụ quan trọng trong điều hành CSTT, chỉ báo nhạy bén của thị trường tiền tệ. Mỗi thay đổi của công cụ này đã gần như ngay lập tức có tác động điều tiết rõ rệt đối với thị trường, giữ lãi suất cơ bản cho thấy sự ổn định của thị trường tiền tệ. Mặt khác, mức lãi suất thấp có tác dụng tích cực trong kích thích đầu tư, giảm khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô – yếu tố rất cần thiết trong giai đoạn “hậu suy thối”. Vì vậy, lãi suất cơ bản nên tiếp tục giữ ổn định ở mức như hiện nay [3].

Trước xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, việc điều chỉnh lãi suất cần được thực hiện linh hoạt theo hướng tiến tới mục tiêu tự do hóa lãi suất. Do đó, cần phải sửa đổi lại qui định tại Điều 476 Bộ Luật dân sự về lãi suất của hợp đồng vay tài sản qui định “Lãi suất do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại vay tương ứng; trong trường hợp các bên có thoả thuận nhưng khơng xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. Điều này đã cản trở việc hình thành lãi suất theo nguyên tắc thị trường của các TCTD, làm méo mó sự phân bổ nguồn vốn và lãi suất khó có thể làm hàn thị biểu đo mức độ cung cầu vốn trên thị trường để NHNN thực thi CSTT hiệu quả [36].

NHNN cũng cần hoàn thiện các văn bản pháp lý về việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM. Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa có văn bản nào quy định về việc quản lý, đo lường rủi ro lãi suất tại các NHTM, kể cả trong Quy chế giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng cũng chưa có quy định nội dung giám sát này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)