Những ảnh hởng của nhân tố môi trờng bên ngoài đến tổ chức kế

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm chè trong các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 48)

toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Những thay đổi về chế độ kế toán và chính sách kế toán

Tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đợc xây dựng trên cơ sở nội dung của tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp. Chúng đều ảnh hởng bởi hệ hệ thống tài chính kế toán trong từng thời kỳ.

Với mục đích nghiên cứu nhằm chỉ rõ đợc quá trình chuyển mình của nền kinh tế đã ảnh hởng và đã làm thay đổi nh thế nào đến quan điểm và nhận thức về chế độ kế toán và về chính sách kế toán thông qua các thời kỳ đó là:

- Thời kỳ trớc khi ra đời quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995.

- Thời kỳ thực hiện quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995.

- Thời kỳ ra đời quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 đến nay.

* Thời kỳ trớc khi ra đời quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995.

Sự ra đời của Pháp lệnh kế toán và thống kê năm 1988 có thể nói là dấu mốc không thể phai mờ trong lịch sử của nền tài chính Việt nam quy định về chế độ kế toán và thống kê áp dụng trong nền kinh tế quốc dân. Tại điều 2-

Pháp lệnh kế toán và thống kê nêu rõ: “Công tác kế toán, công tác thống kê phải thực hiện thống nhất trong phạm vi nền kinh tế quốc dân về:

1- Hệ thống chứng từ ghi chép ban đầu; 2- Hệ thống tài khoản và sổ sách;

3- Hệ thống biểu mẫu báo cáo;

4- Hệ thống và phơng pháp tính các chỉ tiêu kinh tế, tài chính;

5- Phân ngành kinh tế quốc dân, loại hình kinh tế, các bảng danh mục, phân loại, mã hoá và mục lục ngân sách Nhà nớc;

6- Các đơn vị đo lờng;

7- Niên độ kế toán, thống kế.

Hệ thống chứng từ, biểu mẫu báo cáo kế toán, thống kê phải tinh giảm, thiết thực, không trùng lắp”

Tổ chức công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm cũng thống nhất nội dung về chứng từ, tài khoản và sổ kế toán. Tài khoản thời kỳ này đợc bộ tài chính ban hành là tài khoản 2 số. Đối với tài khoản kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng các tài khoản mã số TK 30 – chi phí sản xuất kinh doanh chính đợc sử dụng để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm. Các tài khoản mã số TK 21, 22: chi phí nguyên vật liệu và công cụ lao động; TK 68, 69 : chi phí lơng và bảo hiểm; TK 82 khấu hao TSCĐ, TK 50, 51 chi phí khác, TK 64: thuế tài nguyên; TK 33: chi phí quản lý phân xởng. Thời kỳ này hình thức sổ kế toán là hình thức Nhật ký chứng từ, kế toán sử dụng NKCT số 7 và bảng kê số 4 để phản ánh chi phí, chi phí thời kỳ này không tách biệt các loại chi phí giữa khâu sản xuất và khâu quản lý mà tập hợp toàn bộ để tính giá thành sản phẩm. Công tác kiểm tra kế toán có các tổ chức quản lý của nhà nớc đảm trách, không thuộc trách nhiệm của đơn vị sản xuất kinh doanh.

Sự ra đời của QĐ 1141 của Bộ tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán là tất yếu khách quan. Sự ra đời của chế độ kế toán là bớc tiến quan trọng đánh dấu cho sự thay đổi chính sách đúng đắn của Nhà nớc. Và cũng từ đây, kế toán đợc khẳng định có vai trò rất to lớn trong việc cung cấp thông tin không chỉ cho nhà quản lý là chủ doanh nghiệp mà cung cấp thông tin cho bộ máy quản lý của Nhà nớc Việt nam. Công tác kế toán không còn phát triển một cách đơn lẻ tự phát nội bộ mà đã có hệ thống có quy chuẩn và có sự thống nhất. Bộ tài chính ban hành chế độ kế toán áp dụng cho mọi thành phần kinh tế và ban hành hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp bao gồm việc ban hành hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, chế độ chứng từ kế toán và hệ thống báo cáo tài chính.

Hệ thống chứng từ kế toán chi phí và giá thành sản phẩm bao gồm các nhóm chứng từ thuộc hàng tồn kho, tiền lơng..., Chi phí đợc tách biệt giữa chi phí sản xuất và chi phí lu thông, chỉ có các chi phí sản xuất trực tiếp mới tập hợp vào giá thành sản phẩm. Hệ thống tài khoản kế toán chi phí bao gồm tài khoản TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 622: chi phí nhân công trực tiếp và TK 627 chi phí sản xuất chung. Giá thành sản phẩm đợc tập hợp và xử lý trên TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Đối với hệ thống sổ thì chế độ kế toán quy định, sổ kế toán chi phí và giá thành sản phẩm bao gồm các sổ tổng hợp và sổ chi tiết theo mẫu thống nhất quy định trong chế độ kế toán.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chế độ kế toán đã bộc lộ một số hạn chế, đó là lý do của sự ra đời của các quy định nhằm bổ sung, sửa đổi nh chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ- BTC ngày 25/10/2000 và 9 thông t hớng dẫn về kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành từ năm 1997 đến năm 2000.Việc ra đời các văn bản bổ sung, sửa đổi quá nhiều (11 văn bản) đã gây khó khăn cho ngời thực hiện công tác kế toán, đã mất dần tính thống nhất trong thông tin kế toán. Và Việc ban hành một chế độ kế toán mới thay thế cho 11 văn bản cũ đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ kế toán trong việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán đã ra đời đó là Chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trởng Bộ Tài chính.

* Thời kỳ ra đời quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 đến nay

Việc ra đơn Chế độ kế toán mới đã không làm xáo trộn quá lớn việc tổ chức lại công tác kế toán trong các đơn vị, mặc dù có những sửa đổi, bổ sung

theo hớng tiến bộ, nhng tính kế thừa của Chế độ kế toán mới khá cao trong tất cả các nội dung đợc quy định. Vì vậy, ở những doanh nghiệp đã thực hiện Chế độ kế toán theo quyết định 1141, khi áp dụng Chế độ kế toán mới không nhất thiết phải chuyển sổ kế toán, những điều chỉnh về tài khoản và nội dung phản ánh của tài khoản cũng không nhiều. Đã hơn 3 năm áp dụng chế độ kế toán mới, cùng với sự ra đời của Luật Kế toán đợc Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2004 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực kế toán ở nớc ta. Một số nội dung cơ bản và đặc biệt quan trọng của Luật Kế toán nh kỳ kế toán, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính... đã đợc đa vào Chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành. Điều đó có nghĩa là, Chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành đã góp phần tích cực trong việc đa Luật Kế toán vào cuộc sống. Hơn nữa việc ra đời của 26 chuẩn mực kế toán, các thông t hớng dẫn thực hiện đã giúp ngời làm công tác kế toán dễ dàng vận dụng các quy định trong công việc của mình.

Đối với tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, chế độ kế toán đã ban hành các quy định về hệ thống tài khoản, chế độ chứng từ và sổ kế toán.

Chế độ chứng từ kế toán bao gồm các phần: Quy định về biểu mẫu, nội dung phơng pháp ghi chép, trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ. Chứng từ về chi phí và giá thành bao gồm chứng từ liên quan đến chỉ tiêu hàng tồn kho, chỉ tiêu lao động tiền lơng và tài sản cố định. Ngoài những chứng từ bắt buộc còn có các chứng từ mang tính hớng dẫn, các doanh nghiệp có thể thiết lập phù hợp với đơn vị mình.

Hệ thống tài khoản phản ánh chi phí là các tài khoản loại 6 – chi phí sản xuất, kinh doanh, cụ thể là tài khoản loại 62.., tài khoản phản ánh giá thành là tài khoản 154 và 155.

Hệ thống sổ kế toán quy định: các loại sổ kế toán chi phí và giá thành; trách nhiệm của ngời giữ và ghi sổ kế toán; Ghi sổ kế toán bằng tay hoặc bằng máy vi tính; Mở và ghi sổ kế toán; điều chỉnh sổ kế toán; các hình thức sổ kế toán.

Đối với các báo cáo chi phí và giá thành không quy định bắt buộc, việc lập báo cáo nhằm mục đích quản trị của nhà quản lý.

lần đổi mới từng bớc đáp ứng yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp cũng nh yêu cầu quản lý của Nhà nớc.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm chè trong các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 48)