1.3. Khái quát về ngƣời Dao Đỏ ở xã Tân Phƣợng huyện Lục Yên tỉnh
1.3.1. Nguồn gốc lịch sử tộc người
Theo số liệu điều tra dân số công bố năm 2009 của Tổng cục thống kê thì người Dao trong cả nước có dân số 751.067 người, cư trú chủ yếu ở vùng trung du và miền núi, trong đó tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn,Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên...
Dân tộc Dao là một trong số những dân tộc tương đối đông, đứng hàng thứ 9 trong bản Danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam và quần tụ đơng nhất ở tỉnh Hà Giang. Có nhiều nhóm người Dao (Dao Đỏ, Dao Áo dài, Dao Tiền, Dao Quần chẹt, Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Làn Tiển ) với mức độ đa dạng trong mỗi nhóm và sự đa dạng giữa các nhóm.
Qua các tài liệu, thư tịch cổ và các dữ liệu dân tộc học, chúng ta biết được nguồn gốc xa xưa dân tộc Dao cư trú là Kinh Châu và Dương Châu thuộc Trung Quốc. Do tác động của biến cố lịch sử, các nhóm Dao di cư vào Việt Nam qua các thời kì bằng nhiều con đường khác nhau. Theo các tác giả sách, theo gia phả của một số gia đình và một số tài liệu khác: Thì nguồn gốc người Dao là từ Trung Quốc di cư vào Việt Nam và đến Tuyên Quang sớm nhất vào thế kỉ XIII.
Bên cạnh đó, nguồn gốc của người Dao Đỏ cịn được giải thích qua câu truyện truyền khẩu Bàn Hồ. Đây là con Long Khuyển, đã giúp Bình Hồng giết chết Cao Vương và được gả cung nữ, sinh 12 người con. Sau này von cháu Bàn Hồ nhiều, được Bình Hồng ban sắc thành 12 họ, nơi họ phát triển
thành một ngành và chia thành nhiều nhóm nhỏ đi nhiều nơi để sinh sống. Người Dao coi Bàn Hồ là ơng tổ của mình và được thờ cúng rất tôn nghiêm nhất là trong lễ cấp sắc, lễ cúng Bàn Vương
Yên Bái là một tỉnh có dân số 1000.234 ( tính đến năm 2015), gồm 30 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh.
- Dân tộc Kinh chiếm trên 49,63% - Dân tộc Tày chiếm 18,57%
- Dân tộc Dao chiếm 10,31%
- Dân tộc Hmông chiếm 8,94% - Dân tộc Thái chiếm 6,67%
- Còn lại các dân tộc khác như: La Chí, La Hủ, khơ Mú.. chiếm gần 6% [37, tr.37].
Huyện Lục Yên là địa bàn có 2 nhóm Dao chủ yếu cư chú đơng nhất là Dao Đỏ và Dao Quần Trắng, phân chia thành 2 vùng tập chung sinh sống rõ rệt. Người Dao Đỏ sống Tập chung chủ Yến ở phía Đơng Bắc và Tây Bắc của huyện Lục Yên, Dao Quần Trắng sống tập chung ở vùng 2 bên sông Chảy thuộc về phần phía Nam của huyện Lục Yên. Nhưng phần đông vẫn là Dao Đỏ địa bàn cư trú chủ yếu là vùng thấp và cư trú thành làng, bản, mỗi bản chỉ có vài nóc nhà. Trước kia đồng bào cư trú phân tán dọc theo các con suối dọc theo các bản riêng biệt, khoảng cách giữa các hộ gia đình thưa thớt vì phải chạy theo nương rẫy. Người Dao Đỏ ở huyện lục yên sống tập chung đông nhất ở các xã, Tân Phượng, Phúc Lợi, Tân Lĩnh, Khai Trung, Tơ Mậu. Thơn xóm hiện nay đã định cư, nhà của thiết lập trên sườn đồi, gần suối nước hay nơi có điều kiện dẫn các mỏ nước ngầm từ thiên nhiên về tận nhà để dùng sinh hoạt.
Với người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng, theo bà Nông Thu Hà trưởng ban tuyên giáo huyện Lục Yên cho biết: Chúng tơi khơng có ghi chép nào về việc
di cư người Dao Đỏ từ đâu sang đây, chỉ biết sinh ra và lớn lên đã ở vùng này, cũng khơng nhớ bao nhiêu đời. Chỉ có năm 1977-1978 có 1 nhómngười Dao ở Hà Giang di cư theo đường núi qua huyện Lục Yên và họ tự khai phá đất đai định cư sinh sống và làm ăn, lúc đầu chính quyền cũng vận động họ trở về địa phương nơi họ sinh ra để ổn định cuộc sống, nhưng đồng bào Dao Đỏ vẫn tiếp tục khai hoang và định cư hẳn ở một số xã như Lâm Thượng, Khai Trung, Tân Phượng. Sau đó qua nhiều thế hệ con cháu họ phát triển dần, lúc đầu bản làng rất ít dân cư, nhưng đến hiện tại mỗi thơn bản ít nhất cũng từ 70 hộ khẩu trở lên.
Như vậy, theo như lời các chủ thể văn hóa nói thì người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng nói riêng và huyện Lục Yên (YB) nói chung rất có thể đã vào đây sinh sống trong khoảng giai đoạn thứ hai, cách nay khoảng 200 năm và đi theo hướng vào Đồng Văn (Hà Giang) rồi qua Sín Mần, Bắc Mê, Hồng Su Phì (Hà Giang) và các huyện lân cận và sang Yên Bái.
Xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là nơi có tới 97% dân số là người Dao Đỏ sinh sống vì điều kiện địa lí, khí hậu có nhiều yếu tố phù hợp với điều kiện sống của họ, cho nên người Dao Đỏ hình thành những bản làng cư trú. Sự giàu có của tự nhiên, khoáng sản và tài nguyên rừng là một trong những nguồn sống quan trọng giúp cho đồng bào Dao ở đây tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.