Lễ hạ huyệt (piốp cà nái tải)

Một phần của tài liệu Tang ma của người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 74 - 77)

Chƣơng 2 : CÁC NGHI LỄ TRONG TANG MA

2.1. Các nghi lễ trong tang ma

2.1.3. Lễ hạ huyệt (piốp cà nái tải)

Người Dao Đỏ ở Tân Phượng rất coi trọng việc xem ngày giờ để đưa tang, mỗi dòng họ đều có nhưng kiêng kỵ khác nhau về ngày giờ đưa tang ví dụ như họ Triệu họ khơng đưa tang vào ngày thìn của các tháng 1,2,3, ngày sửu của các tháng 10,11,12. Họ quan niệm rằng nếu đưa tang vào các ngày đó thì trong dịng họ sẽ có người chết theo.Mỗi dòng họ của người Dao Đỏ ở Tân Phượng đều có những ngày kiêng kỵ riêng cho dong họ mình. Nhưng có 1 đặc điểm chung nhất đó là nếu chọn được ngày giờ tốt mà chùng với ngày, giờ chết của một ai trong dòng họ hoặc trong gia đình thì người ta khơng tổ chức đưa ma phải chọn ngày khác.

Với người Dao đỏ ở Tân Phượng trước đây chưa có điều kiện thì sau khi gia đình có người chết họ chỉ làm lễ hạ huyệt chơn cất song sau đó phải xem ngày giờ thời gian phù hợp mới tiến hành làm lễ làm chay, gia đình nào nhanh thì một tháng, có gia đình 5,6 tháng tùy vào điều kiện của mỗi gia đình. Nhưng ngày nay, theo phong chào và cũng để tiết kiệm thời gian người ta đều tiến hành làm lễ làm chay ln, vì vậy việc chơn cất người mất không quan trọng trôn trước hay sau khi làm chay , mà người Dao Đỏ ở Tân Phượng quan trọng nhất là ngày giờ để đưa người nhà mình đi chơn cất, trong thời gian làm ma là được.

Điều này cũng khác với đồng bào Dao Đỏ ở một số địa phương khác, ví dụ như cùng là Dao Đỏ ở (LY,YB)nhưng đồng bào Dao Đỏ ở một số xã bên kia sông Chảy như xã Phúc Lợi, xã Trung Tâm, An Lạc lại bắt buộc phải làm lễ hạ huyệt chôn cất người chết song mới bắt đầu quay về làm lễ làm chay, trước đây đồng bào Dao Đỏ ở các xã này bất cứ khi nào làm các thủ tục song dù là buổi tối hay ban ngày, chọn được giờ phù hợp là lạ đưa đi mai táng ngay. Nhưng ngày nay do đồng bào cũng đã ý thức được sự vất vả, bất tiện nên ví dụ người mất mà làm song thủ tục đã là đem thì họ sẽ nhờ thầy cúng làm lễ và xem giờ nào phù hợp với gia đình dịng họ mình vào sáng hơm sau để đi chơn cất. theo lời ông Đặng Văn Thau ở thôn Khe Pháo xã Phúc Lợi cho biết „trước đây khi có người mất làm các thủ tục song đã đêm muộn chúng tôi

vẫn mang đi chôn cất luôn nếu thầy cúng xem được gì, vất vả lắm thời đó cịn khó khăn chưa có nhiều phương tiện hiện đại như bây giờ toàn sử dụng đuốc để thắp lửa cả gia đình họ hàng giúp nhau khiêng quan tài đi chôn cất, song việc rồi mới quay về làm chay. Nhưng bây giờ nếu có người mất làm thủ tục song đã muộn thì gia đình sẽ nhờ thầy cúng xem giờ vào sáng sớm hôm sau để đỡ vất vả và tiện lợi hơn. Sau đó mới quay về bắt đầu làm các nghi lễ sau chôn cất.

Xuất phát từ quan niệm về ma chay, mỗi dân tộc có một hình thức mai táng riêng. Riêng đối với người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng từ trước đến nay

đều sử dụng cách địa táng tức chôn cất xác người chết. Như vậy là người quá cố đã được an nghỉ dưới ngơi nhà mới, từ đó tự làm ăn và lo cho cuộc sống riêng của mình ở một nơi khác.

Vì vậy, khi có người chết tang chủ phải nhờ ngay 5 người đào huyện trong đó có một người làm chủ người này sẽ là người cuốc nhát đầu tiên rồi những người còn lại cùng nhau đào. Những người này đòi hỏi phải có sức khỏe, kinh nghiệm và hiểu biết chút ít về phong tục tập quán của dân tộc mình. Huyệt phải đào trên đất đồi bằng, cao ráo, thơng thống gió, khơng hướng vào khe núi hay con sông suối nào. Khi đã chọn được đất phù hợp, người làm chủ thay mặt cả đoàn thưa với thổ địa rằng : ở trần gian có người

chết, xin ơng thổ cho mảnh đất này để chơn. Nói xong nín thở và cuốc ba nhát

nhát cuốc đầu tiên sau đó mọi người đo đạc và cùng đào.

Khi ra đến địa điểm mai táng, thầy cúng thắp hương và đốt tiền giấy gọi là mua thổ đất này cho người chết và cúng. Nội dung bài cúng nói rằng đất này đã có chủ rồi, người khác khơng được đến mua hoặc tranh chấp đất này nữa. Làm như vậy người chết có một nơi an nghỉ riêng, các ma khác không vào quấy nhiễu thể xác người chết. Sau khi cúng xong thầy xin phép cuốc bốn nhát đầu tiên ở phần đầu, phần chân và hai bênh cạnh làm như vậy ngụ ý là ngăn cánh không cho ma người chết quay trở về. Người ta bắt đầu tháo cáng ra là luồn dây thừngxuống dưới quan tài và từ từ hạ xuống. Trong khi mọi người lấp đất đắp mộ thì thầy cúng vẫn tiếp tục cúng với ngụ ý là thông báo cho ma người chết là thần thổ địa và các ma đã phù hộ, hãy yên tâm làm ăn, con cháu đá cho nhiều tài sản gồm đồ ăn, thức uống các tiện nghi sinh hoạt,… Mộ được đắp cao và xếp đá lại, dưới chân mộ người ta để một gói cơm, một chiếc bát ăn cơm, một đơi đũa, một chén nước và một ấm tích, có thắp hương.

Khi quan tài được đặt đúng vị trí người con cả thả con gà trống xuống

rồi mọi người đuổi lên làm như vậy để cuốn hồn người sống ra khỏi huyệt. Những người đào huyệt tiếp tục cồn việc lấp huyệt, thầy cúng gọi hồn từng

người trở về và ơng vo trịn giấy bản đưa cho từng người một. Đoàn người bắt đầu trở về nhà vừa đi vừa hơ to gọi hồn của mình về theo, vẫn đi theo một con đường như lúc đi đưa ma và phải đi thẳng về nhà tang chủ kiêng khơng ngối lại phía sau vì sợ hồn mình sẽ đi theo người chết về thế giới bên kia. Tuy nhiên, những người đi đưa ma trở về chỉ được phép vào nhà khi đã rửa tay sạch sẽ bằng chậu nước ấm đã được chuẩn bị sẵn phía ngồi, cịn cuốc, xẻng, xà beng, dao,… những thứ dùng để đào huyệt phải để ở ngoài sau bảy ngày mới được mang vào nhà và những thứ khi chuẩn bị để ngồi mộ của người mất có thừa hay khơng sử dụng tới người thân cũng không được mang về nhà, vì người ta quan niệm mang về theo thì hồn vía của người chết sẽ về theo việc làm tang không được sạch sẽ.

Một phần của tài liệu Tang ma của người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)