Các nghi lễ trước khi làm chay

Một phần của tài liệu Tang ma của người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 50 - 68)

Chƣơng 2 : CÁC NGHI LỄ TRONG TANG MA

2.1. Các nghi lễ trong tang ma

2.1.1. Các nghi lễ trước khi làm chay

* Lễ tắm rửa và báo tang cho người chết ( tồ lấy giáo sin,miền tạy)

Khi gia đình người có thân sắp ra đi về cõi vĩnh hằng (đang hấp hối), người nhà đi báo mời chú bác anh em, họ hàng đến tập trung tại gia đình. Nếu người chết là bố trong gia đình thì người chủ chốt trong dịng họ hay gia đình sẽ gõ Mõ ( Mõ là vật dụng được làm bằng một cây gỗ to đục thủng ở giữa phân lõi của cây để phát ra âm thanh được vang xa) gõ theo ba hồi tiếng Mõ báo hiệu gia đình sắp có người mất khác với tiếng Mõ làm các công việc tập thể hay hội hè của làng bản. Khi người chết tắt thở, con cái trong gia đình khơng phân biệt nam hay nữ lấy một chậu nước ấm, bẻ 1 - 2 que hương cho vào chậu để tắm cho người chết. Thường thì con đẻ người chết trực tiếp tắm rửa để được cha (mẹ) công nhận. Nước ấm được pha trong một cái chậu bê đến bên giường người quá cố và lau qua thân thể. Tắm xong, người ta mới mặc quần áo cho người chết. Quần áo này địi hỏi phải mới, chưa có ai mặc và là trang phục truyền thống. Số quần áo này con cháu phải chuẩn bị từ trước khi người chết đang bị ốm nặng. Tùy theo điều kiện từng gia đình mà lo đồ cho người chết có chu đáo hay không. Người Dao thường cho người chết mặc lẻ: Ba áo hai quần hoặc ba quần hai áo, vì theo họ nếu lẻ thì người gác cổng ở thế giới bên kia mới cho qua.

Nếu cha, mẹ chết thì con cái tắm cho, nếu là mẹ thì con gái hoặc họ lúc đó người ta vẫn để thi hài trên giường và cho vào miệng người chết một hào bạc trắng (gom rùi nhàn) và nói rằng: Ơng (bà) chết, con cháu để tiền ở trong

miệng từ nay nếu có ai hỏi thì ơng (bà) không được mở miệng, nếu khơng nghe lời mà mở miệng thì tiền sẽ rơi mất. Một người khác đặt vào tay người

để con chó canh cầu ăn. Theo quan niệm của người Dao Đỏ Tân Phượng việc

cho bạc trắng vào miệngngười chết có hai ý nghĩa như sau:

- Khi quan âm hỏi, ma người chết lo giữ tiền sẽ không mở miệng tiết lộ về gia đình và con cháu, nếu khơng quan âm sẽ sai ma quỷ nhiền nhiễu con cháu, làm cho họ ốm đau, làm ăn không phát đạt.

- Có ý nghĩa tự vệ, khơng cho ma ác đến bắt ma người chết. Người ta cho rằng ở thế giới người sống cũng như thế giới của tổ tiên có một loại ma theo tiếng Dao Đỏ gọi là chìa tải miến chuyên rình bắt ma của người chết. Do đó cho tiền bạc vào miệng người chết nhằm để ma người chết có khả năng tự vệ trước loại chìa tải miến này.

Nếu người chết là thầy cúng được cấp sắc dù là bậc cao hay thấp người ta bắn súng báo cho Ngọc Hoàng biết. Số phát súng được bắn ra tùy thuộc vào người chết được cấp là bao nhiêu đèn. Đồng bào cho rằng Ngọc Hoàng là người cai quản các sinh mệnh sống kể cả ma, quỷ nên những người có chức sắc chết cần báo cho Ngọc Hoàng biết để cùng bảo vệ ma của người chết, không cho các ma ác làm hại.

Theo tập quán cổ, khi có người tắt thở, chắc chắn là họ đã chết, người Dao Đỏ ở Tân Phượng bắn ba phát súng kíp để đuổi ma tà, quỷ dữ, bảo vệ ma vừa chết. Người bắn súng đuổi quỷ, có thể là con trai, cũng có thể là anh em trong họ của người vừa chết. Bởi họ quan niệm, ma tà, quỷ dữ sợ tiếng động lớn (sợ cả lửa và mầu đỏ,…). Ở núi, tiếng súng nổ là loại tiếng động lớn, có thể làm vang động cả một vùng trời. Tiếng súng đuổi quỷ dữ, tà ma, khi có người vừa mất đã ăn sâu vào tâm khảm mỗi người Dao Đỏ ở Tân Phượng. Khi có tiếng súng đó họ đều hiểu ngay trong bản vừa có người chết. Đó cũng là tín hiệu thơng báo đến cả cộng đồng.

Hiện nay, súng kíp là một trong những vũ khí bị cấm sử dụng, nên hình thức báo tin tới cộng đồng bằng súng kíp khơng cịn được sử dụng ở Tân Phượng nữa. Thay vào đó người ta báo tin bằng cách cử người đi báo tin cho

các gia đình và các gia đình được báo tin sẽ có nhiệm vụ báo tin tiếp đến những gia đình, xa hơn dùng điện thoại di động, các phương tiện thông tin mạng,…

Trong cuộc đời mỗi con người, thậm chí mỗi gia đình có những cơng việc hệ trọng mà cá nhân hoặc gia đình khơng thể tự đứng ra lo toan mọi việc một cách vng trịn, mà cần phải có sự giúp đỡ của họ hàng, bà con thân thiết, hàng xóm láng giềng như đám cưới, đám ma, làm nhà...Với người Dao Đỏ bởi yếu tố cấu kết cộng đồng và dịng họ là vơ cùng quan trọng cho nên mỗi khi trong gia đình một ai có việc thì đó cũng là cơng việc chung của cả dịng họ.

Quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận” không chỉ đúng với riêng người Việt (Kinh),mà người Dao Đỏ cũng vậy. Trong bản có một người chết đi, tất cả anh em họ hàng gần xa cùng bà con lối xóm sẽ cùng chung sức với gia đình có người qua đời tổ chức làm đám ma theo đúng các nghi lễ và phong tục truyền thống của dân tộc mình. Khi có người thân vừa chết, thì cơng việc đầu tiên mà gia đình làm là báo tin cho cộng đồng, anh em họ hàng và thầy mo, thầy tào về tin buồn của gia đình để mọi người cùng biết, cùng đến giúp gia đình tổ chức lễ tang cho người mất sao cho trọn nghĩa, trọn tình nhất.

* Nghi lễ mời thầy cúng (tồ lấy lo say miền)

Sau nghi lễ báo tang là nghi lễ đi mời thầy cúng về làm ma. Người đi mời là con trai trưởng (nếu con trai trưởng khơng cịn thì người đi mời thầy cúng là con dâu) mang một gói muối trắng bọc bằng giấy đỏ. Trên đường đi đến nhà thầy cúng tuyệt đối không đượcrẽ vào nhà khác, khi đến nhà thầy cúng cũng không được vào nhà mà phải quỳ ở trước cửa để thưa chuyện. Việc đi mời thầy cúng của người Dao Đỏ ở Tân Phượng khác với người một số nhóm Dao khác, chẳng hạn như người Dao Áo Dài ở một số nơi thuộc tỉnh Hà Giang khi đi mời thầy cúng “Thường mang theo một con gà, một chai rượu và 36 hào bạc trắng” [21, tr.217], người Dao Đỏ ở Lào Cai thì “chỉ mang theo 2 gói muối nhỏ và nửa lít rượu” [25, tr.262], với người Dao Quần Trắng ở một số xã bên kia sông Chảy của huyện Lục Yên thì họ chỉ cần mang 1 chiếc áo

dài của người mất và một bó hương đến để thầy cúng nhận lời và làm lễ báo cáo các vị thần thánh để xin phép trước khi đi làm đám tang cho người mất. Bình thường trong một đám tang người Dao Đỏ bình thường mời hai thầy cúng, một thầy là mảnh sai tức thầy cả – chủ chính các nghi lễ của đám tang

làm nhiệm vụ cúng mở đường tiễn đưa người chết (khoi cháo), thầy thứ hai là

khoi tàn làm nhiệm vụ cúng đếm tiền của, tư trang giao cho người chết, còn

một người nữa tham gia phụ giúp việc cúng làm nhiệm vụ đưa cơm và rượu cho người chết và giúp thầy cúng chính mặc quần áo. Những người này là người thơng thạo Nơm Dao, có tri thức hiểu biết về phong tục, tập quán, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến ma chay và họ đã trải qua lễ cấp sắc ít nhất ba đèn được nhiều người coi trọng. Đồng thời biết làm phép đuổi tà ma và giải hạn cho những người bị hồn ma bắt đi. Khi làm thầy cúng, những người này phải tuân thủ một số kiêng kỵ như: Khơng được ăn thịt chó, thịt mèo, thịt ngựa, khơng được quan hệ trai gái…Trong thời gian làm lễ cấp sắc cũng phải kiêng sát sinh dù bị con vật đó cắn, kiêng để chỉ thêu trên ghế, … Chỉ có thầy cúng mới được mở tranh thờ của dòng họ và thu tranh thờ khi đám tang kết thúc. Khi đưa đám mảnh sai phải lên tận mộ cuốc bốn nhát cuốc đầu tiên là ở phần đầu, phần chân và 2 bên cạnh, sau đó gọi hồn của những người đi đưa tang trở về.

Ngồi hai thầy cúng trên thì người Dao Đỏ còn mời một số thầy khác am hiểu về việc cúng bái và biết một số bài cúng. Các thầy này sẽ là người cúng các lễ của ma ngoài như: Lễ trả ơn ma ngoài, cúng ma gây bệnh, tách các loại ma ra khỏi người chết. Trong thời gian đi mời thầy cúng, gia chủ phải cử người đi mượn chống, chũm chọe, chuông nhạc. Nếu thầy cúng có các nhạc cụ này thì khi đi làm ma mang theo, gia chủ không phải đi mượn ở nơi khác.

Khi đi mời thầy cúng lấy lá dong gói một ít muối bằng ngón tay cái, lấy giấy mầu đỏ gói bọc bên ngồi rồi lấy tờ đỏ cuốn lại . Sau khi đến nhà thầy cúng lấy trước rồi quỳ lạy thầy ba lạy và thưa chuyện:

Bây giờ bố (mẹ) không ở với các con nữa, xin thầy đến làm ma cho bố (mẹ) đi yên ổn.

Thầy nhận lời rồi đưa lễ vật này tự đặt lên bàn thờ tổ tiên, thầy xin tổ tiên và sư phụ của mình được làm lễ tang cho người khác. Thầy nói:

Giờ bố (mẹ) đã khơng cịn, con cái khơng phải quỳ nữa tơi đi làm ma cho bố (mẹ) để con cái ăn nên làm ra.

Khi đó thầy mới hỏi rõ tên tuổi, nơi ở, nguyên nhân cái chết,… và tính ngày, giờ làm ma và đưa ma cho người quá cố. Nếu thầy cúng là người giữ tranh thờ của dịng họ thì trước khi mang theo phải thắp hương xin phép các vị thần trong tranh. Trong trường hợp giữ tranh là người khác thì thầy phải tự mình đến tận nơi mượn và xin phép tử tế.

Trước đây trên đường đến nhà người chết thầy cúng phải đi bộ. Theo người Dao Đỏ nếu đi xe thầy cúng không tôn trọng các vị thần trong tranh và sẽ bị phạt, tuy nhiên trong trường hợp gia chủ mời thầy cúng là người ở xa thì bắt buộc phải đi bằng phương tiện là không thể tránh khỏi nhưng tuyệt đối không được đi xe vào tận trong nhà thầy cúng mà chỉ đi đến trước cửa nhà thầy cúng. Khi thầy cúng đã nhận lời đến làm đám tang cho người chết,khi vào đến trước cửa nhà có người mất, người ta bày một mâm ở trước thềm nhà, lễ vật gồm: Một bát gạo gói bằng một vng vải trắng, năm chén rượu, một chén nước, giấy bản, và hương vàng. Thầy ngồi xuống cúng cho tranh thờ phù hộ cho gia đình rồi mới bước vào nhà. Ngay lúc đó tiếng trống, chũm chọe, nào, bạt vang lên, con cháu quỳ xuống lạy ba lạy đón thầy cúng và tranh thờ.

Bảng 2.1: Ban tang lễ của ngƣời Dao Đỏ xã Tân Phƣợng huyện Lục Yên

TT Tên tổ nhóm Nhiệm vụ ngƣời Số

1 Thầy chính (mảnh sai) Cúng chỉ đường cho người chết 01

2 Thầy phụ (khoi tàn, ) Giúp việc cho thầy mo 01

3 Tổ áo quan (Chi chia) Đóng hoặc chuyên trở áo quan 5 - 6

trống, chiêng, nào chiêng

5 Ông trưởng ban lễ tang Điều hành tất cả mọi việc, điều hành tổ bếp

01

6 Tổ làm bếp Chuẩn bị công tác hậu cần 15 - 20

[Nguồn: Điền dã tại xã Tân Phượng tháng 4 năm 2016]

Khác với người Dao Đỏ ở một số địa phương lân cận như người Dao Đỏ ở xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang giáp với phía Tây bắc của xã Tân Phượng hoặc cùng một cộng đồng bản làng sinh sống với người Tày trong đám ma của họ không thể thiếu tiếng kèn, mọi nghi lễ từ bước bắt đầu cho tới khi hạ huyệt đều phải có kèn, trống, nào, chiêng.. Kèn đối với người Tày thể hiện như sự chỉ đường dẫn lỗi cho người đã khuất về thế giới bên kia. Còn riêng đối với người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng Kèn của họ lại sử dụng trong việc vui, như cưới xin, lễ tết…. Với một đám cưới truyền thống của người Dao Đỏ ở Tân Phượng nhà trai sẽ có đầy đủ một đội Kèn để đón cơ dâu mới một phần để thể hiện sự đón tiếp cơ dâu mới chu đáo của nhà trai, một phần Kèn Trống còn sử dụng để thực hiển một vài nghi thức trước khi cơ dâu bước chân chính thức vào nhà trai. Chính vì vậy trong đám ma của người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng khơng có phần Kèn được sử dụng trong đám ma của họ.

* Lễ chia gạo cho người chết( tồ lẩy pun goi phày)

Người con trai hay người con rể có trách nhiệm lo chôn cất cho bố (mẹ). Khi bố (mẹ) mất, lấy một mảnh vải trắng khâu thành một cái túi nhỏ đem đựng đủ một ống gạo để cho người chết gối đầu. Gạo đòi hỏi phải là gạo của gia chủ mới đi say sát về, chưa có tay của người ngồi gia đình động vào, vì người Dao Đỏ sợ những người ngồi gia đình người ta có bùa ngải, có tấm lịng khơng tốt, hoặc có hiểu nhầm thù ốn gì với gia đình người mất. Sợ người ta sẽ nhân cơ hội yểm bùa chúa vào đó để làm hại làm cho linh hồn của người mất khơng được siêu thốt về với tổ tiên, làm ảnh hưởng tới họ hàng và gia đình. Để có được miếng vải nhỏ khâu gối, con trai hoặc con rể

mang cả tấm vải dài vào xé ngay trước mặt người chết. Trước khi xé vải phải nói rằng xé lấy ít vải này làm gối cho ông (bà) nếu thấy đường xé phẳng lì khơng có sợi tua chỉ đứt ra thì nghĩa mệnh sống của ơng (bà) đã hết, ngược lại nếu đường xé có nhiều sợi tua chỉ thì mệnh sống của ơng (bà) chưa hết là do ma, quỷ làm hại. Nếu là do ma, quỷ làm hại thì phải tìm thầy

về bói ra được con ma đó, để sau này nó khơng đến quấy phá con cháu trong gia đình. Tuy nhiên đối với những trường hợp chết khơng bình thường thì người ta đều tin là có ma làm hại, ngun nhân có thể do chính người chết gây ra hoặc tác động từ bên ngoài như là bị thả ma hoặc bỏ bùa. Theo quan niệm của người Dao Đỏ thì chết khơng bình thường tức là mài chúi, nghĩa là có tội quá nặng nên bị Ngọc Hồng trừng phạt. Dó đó những người chết khơng bình thường được làm chay sớm để giải tội cho con cháu không phải gánh chịu hậu quả.

Cũng như trong các công việc khác với người Dao Đỏ ở Tân Phượng những cơng việc đầu tiên khi gia đình có người mất diễn ra rất chu đáo và vẹn toàn, khi thực hiện những nghi lễ này con cháu trong gia đình mà cịn trẻ chưa biết cách thực hiện thì sẽ có anh em họ hàng những người đã có tuổi trong họ hàng hoặc bà con làng bản thân quen, sẽ đứng bên cạnh chỉ bảo tận tình để khơng thiếu sót gì, cho con cháu trong gia đình được lo vẹn tồn cho người chết mà không bị bỏ qua một tục lệ nhỏ truyền thống nào trong đám tang của dân tộc mình. Từ những thứ nhỏ nhặt nhất như lúc người mất con cháu phải như thế nào, đi mời thầy cúng như thế nào công tác chuẩn bị, việc chuẩn bị hậu sự cho chu toàn nhất cho người mất …. Tân Phượng là một xã vùng cao và cách trung tâm huyện xa nhất, nhưng qua những lần điền giã tại địa phương mặc dù rất khó khăn về đường đi lại và như nhưng với tinh thần tương thân ương ái, khi một gia đình có người mất đều nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của bà con lỗi xóm nên mọi việc đầu diễn ra chu đáo.

Trong gia đình khi có người chết thì mọi cơng việc đều khơng hề đơn giản. Những người thân cịn đang đau xót, tiếc thương cho người xấu số nên họ khơng cịn tâm chí nào nghĩ tới việc khác nữa, chính vì vậy anh em trong dịng họ cũng như hàng xóm có vai trị rất quan trọng trong việc giúp đỡ gia đình tang chủ lo lắng chu tồn cho người chết.

Để công việc được diễn ra khẩn trương và chu đáo thì người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng sẽ cử ra một người làm chủ đám tang. Người làm chủ đám

Một phần của tài liệu Tang ma của người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 50 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)