Trao đổi, mua bán và săn bắt, hái lượm

Một phần của tài liệu Tang ma của người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 34 - 36)

1.3. Khái quát về ngƣời Dao Đỏ ở xã Tân Phƣợng huyện Lục Yên tỉnh

1.3.3. Trao đổi, mua bán và săn bắt, hái lượm

* Trao đổi, mua bán

Hoạt động kinh tế trao đổi, mua bán chưa thật sự trở thành loại hình kinh tế quan trọng, nhưng cũng đã ít nhiều góp phần cải thiện đời sống của người dân nơi đây. Vấn đề trao đổi, mua bán thông thường của người dân trong xã chủ yếu là vật đổi vật. Hiện nay, nhu cầu của người dân tăng cao thì một số hộ ở trung tâm xã cũng mở những quán nhỏ bán một số các nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.

Do điều kiện địa lý, người dân muốn xuống chợ huyện phải mất nhiều thời gian, nên họ chỉ đi chợ vào những dịp đặc biệt như lễ tết, hay nhà có cơng việc như cúng bái, ma chay, cưới hỏi... Ở đây họ có thể chọn cho mình những sản phẩm được các tiểu thương mang từ miền xi hoặc ngồi tỉnh vào

như quần áo, đồ ăn. Ngày nay do bắt nhịp được nhu cầu cuộc sống, trên địa bàn xã Tân Phượng một số hộ gia đình có đất mặt đường họ cũng biết mở một số cửa hàng tạp hóa nhỏ bán những thứ cần thiết để phục vụ cho bà con trong bản làng mình khơng thi phải khi có chợ phiên hoặc phải xuống chợ huyện , ở trung tâm xã đã bắt đầu phát triển một số hình thái để đáp ứng nhu cầu về văn hóa tinh thần như (có một số quán karaoke với quy mô nhỏ, một số quán bia…). Còn hàng hóa mang bán chỉ là những sản phẩm thu hái từ ruộng nương như ngô, sắn hoặc con gà, con lợn...

Nhờ có sự phát triển của thương nghiệp nên mỗi khi gia đình có cơng việc, đặc biệt là có đám ma thì cơng việc chuẩn bị thực phẩm đơn giản hơn rất nhiều. Nếu như trước kia chỉ phụ thuộc vào những thứ có sẵn ở nhà hay tìm kiếm trong bản thì nay họ chỉ cần đi xuống chợ là mua được. Mặt khác, quá ỷ lại vào thị trường mà đôi khi những lễ vật dùng trong đám ma không được chuẩn bị chu đáo và mất dần đi ý nghĩa của nó.

* Săn bắt, hái lượm

Cùng với việc phát triển kinh tế trồng trọt và chăn ni thì săn bắn hái lượm cũng mang lại cho người dân một nguồn thực phẩm khá phong phú. Với điều kiện sinh sống trên các sườn núi cao, gần rừng già đa dạng về sinh thái. Họ thường đi thu hái những sản phẩm quý như củ gấu, đẳng sâm, nấm linh chi...là những thứ có giá trị hàng hóa cao để trao đổi và tìm kiếm các loại cây, củ, quả như măng, nấm, rau rừng có giá trị dinh dưỡng để làm thức ăn hàng ngày. Khơng chỉ nhằm mục đích tìm kiếm nguồn thực phẩm có sẵn trong tự nhiên mà săn bắn còn là để bảo vệ mùa màng. Đối tượng săn là các con thú như lợn rừng, hươu, nai, khỉ...vũ khí người dân sử dụng thường là nỏ, cạm, bẫy. Trước đây họ thường dùng súng kíp, nhưng khoảng chục năm trở lại đây có lệnh cấm của Nhà nước về việc sử dụng vũ khí thì họ khơng cịn dùng súng nữa. Săn bắn hái lượm đối với cộng đồng người Dao Đỏ nơi đây từ lâu đã trở thành tập quán, không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày mà nó cịn

đi vào đời sống tinh thần của dân tộc. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một số nghi lễ trong tang ma có sử dụng nỏ, cung tên, vũ khí dùng để bảo vệ người chết hoặc đánh đuổi ma giữ...như vậy, thực tế cho thấy các hoạt động sản xuất, lao động thường ngày lâu dần đã được nghi lễ hóa trong tang ma cũng như một số nghi lễ vòng đời khác.

Một phần của tài liệu Tang ma của người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)