Chƣơng 2 : CÁC NGHI LỄ TRONG TANG MA
3.2. Các giá trị văn hóa và tác động tới cuộc vận động xây dựng đờ
3.2.1. Các giá trị văn hóa của tang ma truyền thống
Ngay từ khi mới sinh ra đời những đứa trẻ đã được các bà, các mẹ dậy cho đạo hiếu, đạo nghĩa ở đời qua các bài hát ru, những ca dao tục ngữ. Qua năm tháng lớn lên chữ hiếu lại càng trở thành thước đo giá trị của một con người, cũng có nhiều cách để người ta bày tỏ lòng hiếu thuận với đấng sinh thành. Với người Dao Đỏ, đạo hiếu của con cái đối với ông bà, cha mẹ được thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất là trong tang ma. Ở đây không phải chỉ có khi làm tang đạo hiếu mới được thể hiện, mà nó diễn ra trong sinh hoạt hàng ngày, là việc kính trên nhường dưới, là sự tôn trọng và biết ơn những người đã sinh ra. Bất kể một dân tộc nào, từ người Việt, người Tày, người Dao Đỏ từ bao đời nay đều có tập tục thờ cúng tổ tiên, nhớ về cội nguồn. Người già được con cháu làm lễ mừng thọ để bày tỏ tình cảm, báo hiếu tới những thế hệ đi trước cũng là làm gương để các thế hệ trẻ tiếp theo hiểu sâu sắc hơn về chữ hiếu. Lễ mừng thọ không chỉ là thể hiện sự quan tâm tới người già, mà còn giúp người già thêm vui vẻ và sống lâu hơn với con cháu. Lặp lại câu nói của người Hmơng “bố mẹ nợ con trai một người vợ, con nợ bố mẹ một con trâu” câu nói này khơng chỉ theo nghĩa đen thơng thường là sự vay trả của cha mẹ với con cái hay ngược lại, mà ở đó hàm chứa một giá trị nhân văn cao cả.
Như đã nói, Việt Nam nói chung và người Dao Đỏ nói riêng trong vịng đời mỗi con người có những cơng việc hệ trọng cần đến sự giúp đỡ của dịng họ, cộng đồng. Nói cách khác, dịng họ, cộng đồng, anh em là yếu tố quyết định sự thành bại của những công việc được coi là hệ trọng của đời người. Khi gia đình một ai đó có người chết, nghe tiếng súng báo hiệu họ sẽ tạm dừng mọi công việc đang làm cùng đến nhà tang chủ, người động viên, người khóc thương, tiếc nuối sau đó sẽ tập chung lại cùng bàn bạc, phân công nhiệm vụ, không nề hà bất cứ cơng việc hay điều kiện khó khăn nào mà làm trịn nhiệm vụ, cốt yếu làm sao cho việc tang được diễn ra tốt đẹp nhất. Điều này nói lên tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt tình chu đáo giữa người với người, một dân tộc vững là một dân tộc biết yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên tính cố kết cộng đồng mạnh mẽ. Sự gắn kết này đã trở thành một quy luật, một truyền thống tốt đẹp từ đời này qua đời khác, một quy ước bất thành văn, đã ăn sâu vào suy nghĩ của từng cá nhân, để họ thấy rằng mình ln được bao bọc, che trở của cả một cộng đồng.
Các thành viên trong ban tang lễ là những người giữ vai trò quan trọng nhất trong một đám ma của người Dao Đỏ. Từ những công việc nhỏ như lấy củi, lấy nước, nấu cơm, bắt lợn gà...nói chung là khâu hậu cần cho đến các cơng việc lớn như chọn nơi chơn cất, đóng quan tài, hạ huyệt, chơn cất...rất cần những bàn tay chăm chỉ và thành thạo thì một đám ma mới diễn ra được tốt đẹp nhất. Dưới sự phân công chỉ đạo của ban tang lễ, những người nhận nhiệm vụ từ việc nhỏ tới việc lớn đều làm việc với tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và chu đáo. Họ chia sẻ cơng việc cho nhau, cùng giúp đỡ nhau trên hết là bằng tình cảm giữa người sống với người sống và trách nhiệm cũng như cái tình đối với người xấu số, coi cơng việc của gia đình tang chủ như cơng việc của chính mình chứ khơng mảy may vì lợi ích cá nhân. Khi đến đám ma, mỗi người trong dòng họ hay trong bản đều đem theo người thì vài lít rượu, gùi ngơ, giấy cắt tiền vàng, tiền hay một con vật như lợn, gà...tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình để giúp đỡ nhà có đám ma. Đây là một quy
định đã tồn tại từ lâu đời mà khơng có bất cứ quy định bắt buộc nào. Qua đó thể hiện được sức mạnh của cộng đồng người Dao Đỏ, họ sống với nhau chân thật, khơng toan tính thiệt hơn, xã hội người Dao Đỏ cũng vì thế thêm chặt chẽ, gắn kết. Từ tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tương thân tương ái ở đã góp phần giáo dục, hình thành nên nhân cách của con người ngay từ khi bắt đầu biết suy nghĩ, để thế hệ nối tiếp mai sau lại tiếp thu những truyền thống tốt đẹp đó của cha ông.
Trong tang ma của người Dao Đỏ ở Tân Phượng đội chiêng, nào bạt, trống là đặc biệt không thể thiếu. Sự kết hợp nhịp nhàng, đồng điệu giữa các nhạc cụ không chỉ mang ý nghĩa được coi là phương tiện giao tiếp với người chết, với tổ tiên mà cịn là lời khóc thương đầy tình cảm của người đang sống với người xấu số, điều đó làm cho tang ma mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Cũng có thể thấy rằng nhạc tang như một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng riêng có của người Dao Đỏ.
Điều đặc biệt trong tang lễ của người Dao Đỏ còn là những lời ca phong phú và giàu sức cảm hóa. Xuyên suốt những bài tang ca là một hệ thống những lời dặn dò, nhắn gửi giữa người sống và người chết. Người sống qua tang ca nhắn nhủ người chết khi đi phải trang điểm, ra đi còn tiếp khách như trong phần tắm rửa, mặc quần áo cho người chết “Bố đi xa nhớ trang
điểm, ...hãy chờ con cháu trang điểm cho bố, bố đi xa còn tiếp khách...”. Hay
là việc dặn dị người chết nhớ nơi chơn rau cắt rốn, đi đường thẳng để đến với bản làng người đi trước ở... Tang ca còn là lời dặn dò của người chết với con cháu về việc làm ăn, về cuộc sống... Lời tang ca buồn và xúc động, chứa đựng niềm tin vào cuộc sống ở thế giới bên kia của người chết và thế giới thực tại của người đang sống. Trong tang ca còn sử dụng nguyên bản ngôn ngữ của người Dao Đỏ, trong cuộc sống hàng ngày do điều kiện sinh sống xen kẽ mà người Dao Đỏ thường sử dụng tiếng phổ thông để giao tiếp, trao đổi thơng tin điều đó phần nào làm cho tiếng của dân tộc ít nhiều bị biến đổi. Riêng có ca tang
và các bài mo trong đám tang là dùng nguyên bản bằng tiếng dân tộc, đây cũng là một trong những yếu tố giữ gìn ngơn ngữ dân tộc rõ nét và tối ưu nhất.
Nếu như tang ca là sản phẩm văn hóa tinh thần đặc sắc của người Dao Đỏ thì thầy mo chính là những nghệ nhân dân gian tiêu biểu nhất, họ không chỉ là người bảo lưu, truyền dạy cho các thế hệ người Dao Đỏ những phong tục truyền thống của dân tộc, là người tưới đẫm giá trị văn hóa truyền thống vào từng làn da thớ thịt của đồng bào mình. Chính vì thế, việc lưu giữ, học và bảo tồn các bài tang ca từ thầy mo không chỉ là trách nhiệm của cá nhân người Dao Đỏ nào. Mà nó cịn là trách nhiệm và nghĩa vụ của cộng đồng người Dao Đỏ nói riêng cũng như người dân đang sống trên lãnh thổ Việt Nam nói chung.
Trang phục của người Dao Đỏ khơng chỉ có vai trị quan trọng trong đám cưới, lễ hội mà trong tang ma trang phục cũng thể hiện được nét văn hóa vật chất độc đáo của dân tộc mình. Trong quan niệm của người Dao Đỏ, người chết phải có trang phục mặc ngồi.. Ngày nay, do sự lan tỏa của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhiều những sản phẩm may sẵn có giá cả vừa phải, dễ mặc, màu sắc đẹp và dễ sinh hoạt cũng được nhiều người Dao Đỏ sử dụng thay vì mặc trang phục truyền thống trong cuộc sống hàng ngày. Điền dã tại địa bàn xã Tân Phượng, chúng tôi nhận thấy trang phục của nam giới thường giống với người Việt, còn của nữ giớ vẫn mặc quần áo nhưng là dệt thủ công và bằng vải sợi công nghiệp chứ không phải bằng vải lanh. Một phần do tính tiện dụng của hàng may sẵn, một phần do hạn chế của trang phục truyền thống thường là khó giặt, nặng và không tiện sinh hoạt. Tuy nhiên trong đám cưới mà đặc biệt là đám ma trang phục được giữ nguyên vẹn yếu tố truyền thống. Đây cũng là một trong những yếu tố duy trì được bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng nhất.
Mỗi dân tộc đều có một truyền thống văn hóa ẩm thực riêng, có bí quyết riêng để chế biến các món ăn ngon miệng vào những ngày lễ tết, cưới xin, ma chay...Nếu người miền xi tự hào vì có món phở thì người Dao Đỏ
ở đây tự hào vì có món Thịt lam hun khói được đồng bào nơi đây sử dụng trong tất cả các dịp lễ tết cưới hỏi, món thịt lợn Lam hun khói là món ăn dân dã và phù hợp với vùng miền của đòng bào nơi đây, người ta sẽ lên rừng chọn những cây nứa hoặc vầu chưa già lắm chặt lấy từng ống mang về cho thịt chộn với các loại lá rau trong rừng có tác dụng tốt cho sức khỏe, sau đó dân bản sẽ trộn gia vị và các loại rau thơm vào với nhau cho vào đầy ống nứa, đậy nắp băng lá chuối rừng tươivà nướng quanh bếp lửa cho tớikhi có mùi thơm của ống nứa lan tỏa và khỏi bốc ra nhiều đằng miệng ống nứa tức lúc đó món ăn đã chín. Đây có thể coi là món ăn dân dã, đậm chất dân tộc gắn liền với nét văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ. Món ăn này rất dễ ăn, khơng dễ bị ngán, phù hợp với mọi điều kiện thời tiết của đồng bào nơi đây mà lại dễ bảo quản, vì đời sống cịn chưa được nâng cao nhiều gia đình chưa có điều kiện sắm những tiện nghi để bảo quản thức ăn nên họ sẽ tự có nhưng cách riêng để bảo quản món ăn bằng cách treo gác bếp, hun khói, phơi khơ hoặc giữ ở nhiệt độ ấm.
Do điều kiện sinh sống, cây ngô, cây khoai và cây sẵn đã trở thành cây lương thực chính của người Dao Đỏ ở Tân Phượng cũng như đồng bào dân tộc miền núi phía bắc nói chung. Từ ngơ, khoai, sẵn người dân có thể chế biến thành đồ ăn, đồ uống, trong đó đặc trưng nhất là rượu sẵn và rượu ngơ. Đây cũng là đồ uống không thể thiếu trong một đám ma của người Dao Đỏ ở Tân Phượng. Uống rượu cũng là một nét văn hóa khơng thể thiếu trong đời sống của người Dao Đỏ, bất kể là trong ngày thường, đám cưới, lễ hội. Đặc biệt trong tang ma người ta dùng chén rượu thay cho lời nói, chén rượu để gia chủ nhờ người giúp, chén rượu để làm cái “lý” thay lời cảm ơn, là tình cảm và sự chia buồn của khách tới tang chủ...