Đặc điểm xã hội truyền thống và đặc điểm văn hóa

Một phần của tài liệu Tang ma của người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 36 - 50)

1.3. Khái quát về ngƣời Dao Đỏ ở xã Tân Phƣợng huyện Lục Yên tỉnh

1.3.4. Đặc điểm xã hội truyền thống và đặc điểm văn hóa

1.3.4.1. Đặc điểm xã hội truyền thống

* Gia đình và dịng họ

Tính chất phụ quyền trong gia đình người Dao Đỏ ở Tân Phượng rất được coi trọng, người đàn ông trong nhà quyết định mọi công việc. Trong gia đình thường có hai đến ba thế hệ cùng sinh sống. Người đàn ông làm những việc lớn như cúng bái tổ tiên, làm nhà, cơng việc của dịng họ... Người phụ nữ trong gia đình chịu thiệt thịi nhiều hơn cả. Họ chỉ biết làm việc cần mẫn, chăm chỉ dưới sự chỉ đạo của người chồng, họ phải tuân thủ mọi ý muốn của người đàn ơng và khơng có tiếng nói cũng như quyền hành từ việc trong gia đình đến việc của họ hàng, anh em...

Phụ nữ mang thai được ưu tiên hơn một chút, họ được làm những công việc nhẹ nhàng, tránh xa những điều rủi ro. Khi đứa trẻ được sinh ra được tiến hành những nghi lễ của dân tộc giành cho trẻ con cầu mong mọi sự may mắn, tốt lành như lễ đặt tên khi đứa trẻ được 3 ngày, lễ đầy tháng...

Trẻ em người Dao Đỏ cũng được chăm sóc chu đáo về vật chất lẫn tinh thần như nhiều dân tộc anh em khác. Ngoài việc được cho đi học văn hóa thì các em cũng được ông bà, cha mẹ dạy cho lao động, ứng xử trong cộng đồng, học các loại hình nghệ thuật của dân tộc mình, trai thì thổi sáo, thổi khèn, gái thì hát dân ca, thêu thùa, may vá...Đến lúc trưởng thành chúng có thể tự lập và sống hịa đồng trong mơi trường xã hội tộc người một cách tự nhiên.

Trong xã hội truyền thống của người Dao Đỏ tồn tại khá rõ một loại hình tổ chức xã hội dựa trên quan hệ huyết thống đó là dịng họ. Trước đây

hầu như mỗi vùng hay trong bản đều có một dịng họ vừa đơng đúc vừa có thế lực. Ngày nay hầu hết các họ người Dao Đỏ đều sống xen kẽ với nhau và một bản thường có ít nhất hai họ trở lên. Ở Tân Phượng có 4 dịng họ người Dao cùng sinh sống trong 9 thơn bản, cịn lại là sống xen kẽ với các dân tộc khác, bao gồm họ Triệu, họ Bàn, họ Đặng, họ Ma, trong đó họ Triệu chiếm dân số nhiều nhất và cũng là họ có thế lực nhất.

Người Dao Đỏ xã Tân Phượng cũng giống như người Dao Đỏ ở nơi khác, họ quan niệm những người cùng trong dòng họ là những người cùng chung một ơng tổ, cùng ma thì có thể chết ở nhà nhau được, còn những người chỉ cùng họ mà khơng cùng ma thì khơng chết ở nhà nhau được, mặc dù cũng có những kiêng kị như nhau. Người Dao Đỏ có thể nhận họ hàng ở khắp nơi có dân tộc mình sinh sống từ trong nước cho đến nước ngồi bằng dấu hiệu nhận biết là cùng họ và cùng ma.

Ở khía cạnh hẹp hơn, một làng người Dao Đỏ thường có vài dịng họ sinh sống, trong đó mỗi dịng họ được xem như một đơn vị cộng đồng huyết thống theo hệ cha. Đây là những người cùng họ cùng ma được gắn bó chặt chẽ với nhau bởi cùng phả hệ do một ông tổ sinh ra từ 3 - 4 đời.

Qua đó ta có thể thấy rằng, thiết chế dòng họ của người Dao Đỏ khá chặt chẽ, dựa trên nền tảng tâm lí có cùng cội nguồn. Vì thế, thiết chế dịng họ nhiều khi thay thế cả các thiết chế xã hội khác và trở thành thiết chế xã hội quan trọng nhất của người Dao Đỏ.

* Bản làng

Hình thái tụ cư chủ yếu của người Dao Đỏ là làng (bản). Xưa kia do cuộc sống du canh, du cư nên địa điểm tụ cư khơng ổn định. Tính bền vững và ổn định của các địa điểm tụ cư cũng như đơn vị xã hội cơ sở chỉ mang tính tạm thời.

Người Dao Đỏ duy trì cách lập làng theo quan hệ huyết thống. Có thể nói trong truyền thống thì quan hệ dịng họ chính là quan hệ xã hội. Trong

một bản chỉ có vài ba dịng họ chung sống với nhau. Mỗi dịng họ có một ơng trưởng họ đứng đầu cai quản cả dịng họ của mình. Trưởng tộc của dịng họ là người có thế lực nhất, có uy tín với họ hàng nhất sẽ được tơn làm trưởng bản. Ở Tân Phượng, mỗi bản gắn với một địa bàn nhất định, có ranh giới cụ thể. Tất cả các thành viên đều có quyền khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên chung của bản.

Để duy trì và phát huy được hết sức mạnh của dịng họ, bản làng thì dân tộc Dao Đỏ cần phải có một chỗ dựa vững chắc, đó là các luật tục của dân tộc mình. Luật tục này khơng chỉ làm cho xã hội người Dao Đỏ thêm ràng buộc, gắn kết mà nó cịn thiết lập trật tự trên dưới trong dịng họ, góp phần bảo vệ thuần phong mĩ tục của dân tộc đó.

1.3.4.2. Đặc điểm văn hóa

* Nhà ở

Nhà ở của người Dao đỏ ở huyện Lục Yên cũng giống như nhà của người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng và nhiều nơi khác là kiểu nhà đất, nhà hình chữ nhật thường có hai mái, trong nhà từ 3 đến 5 gian. Vật liệu để xây dựng một ngôi nhà thường được người dân sử dụng tại gỗ rừng trong địa bàn sinh sống, cư trú, phần gian nhà bên phải giành phần để đặt giường tủ của khách, buồng ngủ của gia chủ thường đặt ở phía bên phải bàn thờ, giường ngủ của con trai thường đặt sau giường khách, cịn giường ngủ của con gái thường đặt phía trong gần bếp. Bàn thờ thường được đặt ở gian giữa của ngôi nhà. Nhà của đồng bào Dao đỏ thường có 2 bếp ( một bếp ở gian ngồi thường dùng để sưởi ấm vào mùa đơng giành cho đàn ơng và khí có khách nhóm bếp lên vào mùa đơng để ngồi qy quần sưởi lửa và trị chuyện, một bếp dùng để nấu ăn, nấu cám lợn, nấu rượu. Nhà của người Dao đều theo một nguyên tắc bếp là nơi tập chung của cả gia đình là nơi rộng nhất trong nhà. Người Dao sử dụng hơi ấm của bếp và cả khói bếp để chống ẩm, chống mốc, chống sâu, bọ, ruồi, mỗi … bếp lửa của họ luôn được sử dụng cả ngày. Nhà của họ ít cửa ra vào

đặc biệt là cửa sổ. Nhà nền đất của người Dao ở đây vẫn là loại có tính chất ổn định ở miền núi cao và đây là loại nhà tổng hợp, bếp, chuồng gia súc, các công cụ sản xuất và sinh hoạt đều thuộc phạm vi nhà ở.

* Trang phục

Đối với người Dao ở huyện Lục Yên, đa số thuộc ngành Dao Đại Bản nhưng trang phục của nữ giới được tạo nên bằng điểm nhẫm của gam màu đỏ của vải sợi trên nền vải đen còn được gọi là Dao Đỏ, riêng với trang phục của cô dâu người Dao Đỏ chỉ cần đội thêm chiếc mũ cũng đã chiếm tới hơn một nửa màu đỏ trong tổng thể cả bộ trang phục.

Kết cấu bộ trong phục Dao đỏ truyền thống ở huyện Lục Yên được thể hiện bằng những đặc điểm nhận diện: Trong trang phục của người Dao Đỏ quan trọng nhất là chiếc áo dài. Theo phong tục, phụ nữ Dao Đỏ không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài. Áo tứ thân màu chàm hoặc đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân. Nẹp cổ liền với nẹp ngực được thêu kín các họa tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ. Hai đầu của nẹp ngực đính nhiều chuỗi hạt cườm và tua đỏ. Nam giới Dao Đỏ mặc hai áo ngắn và dài. Hoa văn trên áo ngắn tập trung chủ yếu ở phần ngực, cổ và lưng áo để khi mặc áo dài trùm bên ngồi, những nơi đó khơng bị che lấp, các họa tiết hoa văn tinh tế sẽ được phơ ra ngồi. Hoa văn được trang trí trên ngực áo ngắn là cách đính cúc hoa bạc theo chiều dọc ở giữa áo, áo ngắn mặc trong, áo dài mặc ngoài, hàng hoa bạc giữa hai hàng quả bông len đỏ. Khi mặc, các hoa văn được kết hợp rất hài hòa, đẹp mắt.

Đối với nam giới áo của họ được thêu những nét hoa văn theo 2 hải của cúc áo và ở tay áo, gam màu chủ đạo là màu đỏ, những đường nét hoa văn đượcthêu rất tinh tế và khéo léo qua tưng đường thêu chủa chị em phụ nữ. Đàn ông Dao Đỏ thường đội mũ nồi hoặc vấn khăn dài như một chiếc mũ rộng vành, áo chàm được nay theo lối cổ khoanh bí, độ dài của áo gần như trùm mông vạt áo được cái bằng khuy bạc, sau lưng có miếng vải hoa văn băng bùa chúa, nhằm chống lại sự tấn công của thú dữ ma quỷ hãm hại từ phía sau. Quần

của đàn ơng là vải thụng màu đen, may theo kiểu chân què bổ đũng dài gần chạm đến cổ chân và cạp quần luồn dây rút bằng sợi vải hoặc sợi gai.

Khăn đội đầu được người Dao Đỏ trang trí hình vết chân hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn... Hoa văn ở trên khăn từ ngồi vào có năm lớp, được bao khuôn vuông ở trung tâm của khăn. Khi đội lên đầu, các hoa văn họa tiết của năm lớp văn sẽ phơ ra ngồi, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn. Hoa văn trang trí trên dây lưng tập trung ở hai đầu gồm các họa tiết hình dấu chân hổ, hình cây thơng, hình người mặc váy... Khi thắt dây lưng phải cuốn từ 3-4 vịng và buộc chặt ở phía sau. Hoa văn trang trí trên quần được thêu thùa tỉ mỉ hơn. Quần chỉ dài tới mắt cá chân ,gấu quần rất to được làm bằng vải hoa văn và ống chân được quấn bằng xà cạp. Cạp quần được đai chặt và đai bằng hai dây lưng vải và tiếp tục đai thêm một băng dây lưng khác có rất nhiều sợi bng tua dài xuống đùi để tôn thêm vẻ sặc sỡ của trang phục. Họa tiết ở nửa dưới của hai ống quần là các họa tiết hình vng, hình chữ nhật màu đỏ-vàng- trắng, hình cây thơng, hình chữ vạn, hình quả trám. Áo mặc trong của phụ nữ Dao Đỏ huyện Lục Yên giống như một chiếc yếm, nhưng phần trước ngực được gắn rất nhiều bạc trắng. Phụ nữ Dao Đỏ càng được tôn thêm vẻ đẹp bởi những thứ đồ trang sức truyền thống như vòng bạc, vòng đeo cổ và nhiều sợi dây síc bằng bạc để tơn thêm vẻ đẹp, thêm nét truyền thống và quan niện chừ tà của họ.

Các nghiên cứu về trang phục truyền thống cho thấy, trang phục của người Dao đỏ vừa đảm bảo yếu tố về truyền thống, tâm linh cũng như về sắc thái văn hóa. Quần áo đàn ơng may rộng là để phù hợp với đặc thù là công việc leo núi, săn bắt,...Trang phục của phụ nữ nhiều màu sắc và may bó sát vào cơ thể nhằm tơn lên vẻ đẹp của người phụ nữ, đồng thời bộ trang phục này chắn được bụi bặm khi làm nương, làm rẫy .., Xà cạp có tác dụng chống lạnh, ngăn ngừa muỗi, vắt, vật cứng..

Về văn hóa ẩm thực người Dao Đỏ đơn giản hơn so với các tộc người khác thuộc nhóm ngơn ngữ Tày-Thái, thức ăn chính của người Dao Đỏ là cơm tẻ và trước đây khi nền nông nghiệp khoa học lúa nước chưa phát triển thì đồng bào cịn có thêm “lúa nương” nữa. Thực phẩm hàng ngày chủ yếu là các loại rau hái trong rừng, măng mộc nhĩ và một số loại thảo mộc khác. Ngày nay đồng bào đã trông nhiều loại rau khác ngay tại vườn nhà để phục vụ nhu cầu hàng ngày khi không vào rừng, lên nương hái rau. Các loại gia súc gia cẩm được đồng bào Dao Đỏ ở Lục Yên nuôi chủ yếu để phục vụ cho các nhu cầu tín ngưỡng dân gian của họ. Thịt lợn là loại thực phẩm không thể thiếu trong lễ tết, lễ cấp sắc, lễ chay, lễ cưới và tang ma ... Mỗi nghi lễ người Dao Đỏ thường mổ từ 5-7 con lợn. Các món ăn thường ngày chủ yếu người Dao Đỏ chế biến theo kiểu luộc, sào và ngày nay do sự ảnh hưởng của sự xen kẽ giữa đồng bào Dao Đỏ và các dân tộc khác nên người Dao Đỏ ở Lục Yên họ đã biết tiếp thu văn hóa ẩm thực của nhau, nên đồ ăn thức uống ngày càng phong phú, độc đáo hơn. Tuy nhiên đồng bào nơi đây mỗi dân tộc họ không làm mất đi những cái đặc trưng rõ nét nhất củahọ.

* Hôn nhân và cưới xin

Gia đình người Dao đỏ là gia đình nhỏ phụ quyền. Mỗi gia đình chỉ bao gồm một đơi vợ chồng và con cái, có gia đình cịn có thêm ơng bà. Những gia đình có đơng con trai, các con thứ sau khi lập gia đình thường làm nhà riêng và sinh hoạt riêng. Chủ gia đình là người cha, nếu cha già yếu thì người con cả thay. Cơng việc gia đình thường bàn bạc chung. Những người đàn ông trong gia đình thường làm các cơng việc nặng nhọc: Làm nương rẫy, cày, bừa, săn bắt, đánh cá .. …đàn bà phải quán xuyến công việc bếp núc và cũng phải gánh vác một số công việc nặng nhọc như đàn ông. Trẻ nhỏ làm các công việc nhỏ như kiếm củi, lấy rau măng, chăn trâu bò. Nhiệm vụ giáo dục con cái do người cha đảm nhiệm.

Hôn nhân của người Dao Đỏ là kiểu một vợ một chồng, cư trú cố định bên nhà chồng. hôm nhân mua bán được xác định rõ ràng và được xác định đầy đủ trong hai tiếng”gả bán”.

Lễ cưới hỏi của người Dao Đỏ ít phức tạp gồm 4 bước: Bước thứ nhất, nhà trai đến nhà gái xin so tuổi

Bước thứ hai, bên trai báo cáo cho bên gái biết kết quả của việc so đôi tuổi nếu hợp và nhà gái ưng thuận thì xin thách cưới và viết hơn thư

Bước thứ ba, định ngày cưới, nhà trai dẫn cho nhà gái một nửa số tiền mặt và các mặt đồ sính lễ khác

Bước thứ tư quan trọng nhất là tổ chức lễ cưới.

Thông thường, sau bước thứ ba lễ cưới chờ đợi khoảng một năm. Trong khi chờ đợi làm lễ cưới, cô dâu khơng phải tham gia lao động cùng gia đình, được ở nhà để chuẩn bị của hồi môn: Dệt vải, nhuộm chàm, thêu thùa, may mặc… Đến đúng ngày hẹn trong hôn thứ, nhà trai mổ lợn đón dâu, bà con tới dự rồi cử một đồn đi đón dâu. Đồn ngủ lại ở nhà gái một đêm và hôm sau

đưa dâu về. Trên đường về nhà chồng cô dâu mặc quần áo mới và đội một

chiếc mũ thêu đặc biệt ( ngày thường không được đội). Khi cô dâu đến nhà trai thì kèn trống nổi lên chào mừng, rồi đồi trai gái vào làm lễ hợp cẩn. Làm lễ hợp cẩm song, lễ cưới được coi như đã kết thúc. Từ đây cơ dâu ở hẳn bên nhà chồng, ít khi chở về nhà mẹ đẻ. Nếu khơng may chồng chết, người vợ góa cũng khơng được trở về nhà mình mà phải ở lại nhà chồng, chờ khi nào tái giá thì về ở với người chồng mới.

* Lễ tết

Tết nguyên đán. Đồng bào ăn Tết từ 25/chạp đến Rằm tháng riêng. Ngày cúng tổ tiên thường do gia đình nhờ thầy chọn ngày tốt trong khoảng từ ngày 20 đến 27 tháng chạp. Ngày 30 tết ăn tất niên, mỗi gia đình đều dán giấy màu đỏ trên bàn thờ, cột nhà, chuồng trại và các vật dụng khác trong nhà như: Bàn ghế, chạn bát, cày, cuốc, chum vại, thùng,... đồng bào quan niệm màu đỏ

đem lại sự may mắn nên dán giấy đỏ cho mọi thứ để sang năm mới may mắn và thuận lợi. Ngồi ra cịn tết 3/3 (tết Thanh Minh), Tết Đoan Ngọ 5/5, rằm tháng 7 đồng bào đều tổ chức ăn uống vào những ngày này.

*Lễ cầu mùa

Lễ cầu mùa được tiến hành từ mùng 3 đến mùng 5 tết trong những ngôi nhà chung của bản ở ngoài đồng ( với người Dao Đỏ ở Lục Yên thì lễ hội này ba năm được tổ chức một lần). Lễ cầu mùa diễn ra trong hai ngày và có sự góp sức đơng đủ của nhân dân trong bản. Trong lễ này ngồi cúng và nói thì âm nhạc cũng chiếm một vị trí quan trọng – là phần đệm cho phần cúng nói, thậm chí cịn được diễn tấu độc lập. Vào thời gian lập thu bàn con dân bản tiến hành chọn ngày rồi thực hiện lễ này, họ lấy giấy các mầu ( xanh, đỏ.

Một phần của tài liệu Tang ma của người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 36 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)