Chƣơng 2 : CÁC NGHI LỄ TRONG TANG MA
2.2. Nghi lễ sau khi chôn cất và những kiêng kỵ, để tang
2.2.1. Lễ tẩy uế (xá úi)
Trong lễ này người ta lập hai bàn thờ đặt trên tấm ván kê ở bên trái gian giữa dưới bàn thờ tổ tiên và bàn thờ các sư tổ. Mỗi bàn thờ bao gồm: Một ống hương, một xấp tiền âm, năm chén rượu, một chén nước, một chai rượu, một con gà.
Cúng trước bàn thờ này không cần phải là mảnh sai hay khoi tànmà chỉ cần là một người biết bài cúng. Nội dung bài cúng gọi tên những người chết chưa được tẩy uế, nhân đây tẩy uể để được đưa lên cùng với bàn thờ tổ tiên. Người dao cho rằng đây là ma bé trong nhà, người chết chưa được rửa sạch thân hình cịn vấy bẩn. Những ai trong số anh em, họ hàng khi chết chưa được tẩy uế cúng được mời, tẩy uế để người chết được ra đi thanh thản.
Mảnh sai và khoi tàn đến bên bàn thờ sư tổ của mình rót một bát nước
và hóa phép vào đó ngụ ý đây là nước của bốn phương áp xuống bát nước này hóa thành nước tẩy uế. Thầy cầm bát nước ra cửa ngậm một ngụm rồi phun ra đồng thời gõ vào cánh của một lần. Thầy làm như vậy ba lần với ý nghĩa tẩy uế cho tất cả mọi người tới dự đám tang.
Trong cùng thời gian này, ngoài của nhà người chết người ta chuẩn bị hai mâm lễ để cúng trả ơn ma. Người làm công việc này không cần phải thầy cả và thầy bé chỉ cần là hai thầy biết cúng đều được. Tất cả các đồ lễ được đặt trên hai chiếc bàn, các thầy vừa cúng vừa đếm tiền cho ma. Cúng xong thầy hỏi đã được chưa, nếu được thì châm lửa đốt. Người ta quan niệm trước kia người chết cịn sống có ma phù hộ cho người chết, nay chết đi phải trả ơn cho con ma đó. Làm vậy để cho người chết ra đi một cách dễ dàng khơng có ma nào ngăn cản.
2.2.2. Kiêng kỵ và để tang
Giống như người Dao ở những nơi khác và các dân tộc khác nhau, người Dao Đỏ ở Tân Phượng cũng có tục kiêng kỵ trong đám tang. Trong nghi lễ làm chay dù là lễ to hay nhỏ nếu thấy làm sai, thiếu hoặc nhầm lẫn khơng đúng theo trình tự đã định thì phải sửa ngay lập tức. Đồng bào cho rằng khi làm sai trình tự nghi lễ khơng những bị làng xóm chê cười mà cịn chịu nhiều hậu họa về sau, như làm ăn mất mùa, khơng phát đạt, con cháu gia đình bệnh tật. Sau đó cịn phải tiến hành nhiều nghi lễ khác vừa tốn kém vừa mất thời gian.
Vào ngày trong dịng họ có người mất, để tỏ lịng thương tiếc và tơn kinh với người đã khuất, cùng chia sẻ nỗi đau mất mát cùng gia đình, cả gia đình kiêng khơng tổ chức các hoạt động vui chơi, ca hát, nhảy múa, không làm công việc xản xuất mùa vụ như gieo trồng ngô lúa, đi hỏi vợ, … riêng con cháu của người chết không đeo đồ trang sức, không đi vào nhà người khác, không giết động vật, không ăn quả xanh,…họ cho rằng nếu không kiêng kỵ sẽ gặp nhiều điềm xấu và không thành công như đi hỏi vợ sẽ khơng có kết quả, gieo trơng thì sau này thu hoạch khơng được gì. Còn anh em, bà con hàng xóm nhất là những nhà đang chuẩn bị công việc quan trọng như đám cưới, cấp sắc cũng kiêng khơng đến nhà có tang, khơng tiếp xúc với cả những
người đi đưa ma. Họ cho rằng vía độc của người chết sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơng việc của họ hay cịn gọi cách khác là mát.
Tại gia đình có người chết càng phải kiêng kỵ nghiêm ngặt. Ngay sau khi gia đình có người trút hơi thở cuối cùng con cháu trong nhà phải đi chân đất, khơng được đi dép, con gái bng tóc xuống. Trong ăn uống con cháu phải kiêng không ăn đồ mỡ và ngồi dưới đất ăn, phải ăn sau khi khách đến viếng đã ăn xong, trong thời gian diễn ra đám tang con cháu không được ngủ trên giường mà phải ngủ ở dưới đất, kiêng không cầm bút viết chữ vì làm như vậy là tỏ lịng tiếc thương và tơn kính với cha (mẹ). Người ta kiêng vợ chồng không ngủ chung giường, không nô đùa hoặc trêu nhau cười vui vẻ, không cãi cọ hoặc đánh chửi nhau gây ồn ào vì họ cho rằng làm như vậy là coi thường các thầy cúng tới làm lễ, không tôn trọng tôn trọng người chết, làm vấy bẩn tổ tiên và các thần thánh do vậy sẽ làm tổ tiên và thần thánh nổi giận, không phù hộ cho con cháu nữa thậm chí cịn gây tại họa. Những con cháu không nhớ rõ ngày tháng sinh của mình phải lánh mặt trong lúc đưa ma, cịn người có ngày tháng sinh trùng với ngày làm ma chay tuyệt đối khơng tới đến dự lễ vì sợ rằng nếu hồn vía yếu sẽ bị ma người đó hay những loại ma khác bắt hồn người đó đi theo.
Với thầy cúng khi được mời đến làm ma chay cũng phải tuân theo những tập tục đã quy định, mang đủ các dụng cụ và y phục hành lễ, đặc biệt phải làm đúng các nghi thức, đúng tiến trình nghi lễ. Trước khi đi thầy cúng phải chọn giờ để xuất hành, đọc thần chú để hộ mệnh và phải chú ý những chuyện diễn ra hàng ngày ngay cả xem mộng để đoán biết được điềm tốt hay điềm xấu có thể xảy ra trong quá trình tiến hành nghi lễ. Nếu cảm thấy khơng an tồn, khơng bình thường cần phải hành lễ cúng bái Ngọc Hồng cùng các vị thần nhất là sư thầy của mình và các âm binh phù hộ cởi bỏ tất cả những điềm xấu có thể gặp.
Người Dao Đỏ ở Tân Phượng có tục để tang, nhưng khơng phải để tang ngay từ khi làm lễ chôn cất cho người chết. Họ không coi trọng việc để tang
và đeo tang mà quan trọng hơn cả là ở việc làm tốt các nghi lễ trong đám tang. Họ không đeo khăn tang ra khỏi nhà và đi vào nhà người khác, người ta chỉ phát tang khi bước vào lễ chay. Các con ngồi con đẻ và rể đời thì con dâu, con rể đều đội khăn tang, người Dao Đỏ có tục nhận con ni do đó con ni cũng phải đến chịu tang cha (mẹ) ni của mình, cịn đối với các cháu kể cả cháu đích tơn thì chỉ đội tang ông (bà) bằng giấy (giấy bản). Sau khi làm ma chay xong, tang chủ lo tổ chức lễ mãn tang càng sớm càng tốt trong vòng một tháng trở lại. Vì để tang lâu ngày sẽ gây nhiều khó khăn cho con cháu trong việc thực hiện các công việc khi tham gia lao động sản xuất và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đồng bào cho rằng nhà có tang khơng được ăn ốc tức là ăn mắt của người chết, ăn tiết canh là uống máu người chết. Ngoài ra việc để tang còn liên quan đến nhiều kiêng kỵ như con gái không được gả đi lấy chồng, con cháu không được đeo trang sức bằng bạc, không ca hát, không làm nhà mới,…
Những kiêng kỵ và việc để tang thể hiện nét đặc sắc trong văn hóa tinh thần của người Dao Đỏ nói chung và trong tang ma nói riêng. Tuy nhiên có nhiều thứ kiêng kỵ có tính chất mê tín, cần được loại bỏ dần trong quá trình vận động đồng bào xây dựng nếp sống văn hóa mới.
Tiểu kết chƣơng 2
Xuất phát từ quan niệm về thể xác và linh hồn, trong tang ma của người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng, lễ chôn cất người chết (làm ma) và lễ đưa người chết về với tổ tiên (làm chay). Mỗi nghi lễ có nhiều yếu tố phản ánh những quan niệm và cách ứng xử của người sống với người chết.Lễ chôn cất được tiến hành một cách nhanh chóng và rất ít có sự khác nhau giữa người chết bình thường và khơng bình thường. Lễ chay thường diễn ra trong thời gian lâu hơn khoảng hơn một ngày đêm. Đối với người Dao Đỏ nơi đây, tục chơn cất xác chết (địa táng) được hình thành từ lâu đời và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Linh hồn con người khi chết đi được trở về Dương Châu sum họp cùng tổ tiên.
Qua lễ chơn cất khó để xác định vị trí xã hội của người chết chỉ biết rằng nếu là người đã được cấp sắc thì khi chết sẽ bắn súng để báo tang, nhưng xem xét việc tiến hành qua lễ chay sẽ thấy rõ hơn chức sắc của người đó, đã trải qua lễ cấp sắc (quá tang) hay chưa. Về phía gia đình qua đây cũng cho thấy đời sống kinh tế của họ khó khăn hay khá giả, con cháu có hiếu hay khơng có hiếu với người chết.
Việc để tang người chết chỉ tiến hành trong lễ chay, do đó vẫn có một số ít trường hợp cha (mẹ) đã mất lâu mà vẫn chưa có dịp đội tang. Trong lễ chay có nhiều kiêng kỵ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và trong lao động sản xuất.
Qua nghiên cứu tang ma của người Dao Đỏ ở Tân Phượng tôi nhận thấy, đồng bào ở đây chịu sự chi phối bởi quan niệm vạn vật hữu linh với người Dao nói riêng và các dân tộc khác nói chung, đồng thời xuất hiện yếu tố của Đạo giáo thể hiện qua nhiều bức họa của đồng bào đều có thần linh của Đạo giáo, chẳng hạn các tranh dùng trong cúng bái như tranh vẽ cho lễ múa, tam nguyên,... Các thần thánh của Đạo giáo như Ngọc Hoàng, Diêm Vương ; Phật giáo thể hiện qua những phép thuật, ăn chay, tư tưởng hóa kiếp luân hồi, ngồi ra là các hình thức xem tử vi, xem tuổi, xem ngày cưới xin, làm nhà mới,… và tục thờ cúng tổ tiên. Các yếu tố này hòa hợp với nhau tạo nên sắc thái riêng trong đời sống tinh thần của người Dao Đỏ ở Tân Phượng.
Chƣơng 3
NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TRONG TANG MA TRUYỀN THỐNG 3.1. Biến đổi của tang ma
3.1.1. Những biến đổi cơ bản của tang ma truyền thống
Cùng với sự biến đổi trong đời sống kinh tế hiện nay, tang ma của người Dao Đỏ cũng có một số biến đổi nhất định. Trước đây thường khi nào có người sắp tắt thở, người ta mới vào rừng tìm cây gỗ lớn để đóng quan tài cho người chết. Ngày nay, đồng bào đã có điều kiện mua quan tài đóng sẵn, khi có người chết là sử dụng ngay. Nếu như ngày trước, khi trong nhà có người qua đời con trai trưởng phải đến quỳ trước cửa từng nhà trong làng để nhờ họ đến giúp làm ma cho bố (mẹ) mình thì ngày nay, mỗi khi nhà nào có đám là dân làng sẽ tự nguyện đến chia sẻ và giúp đỡ cho gia đình có đám. Đây là một sự biến đổi hết sức tích cực thể hiện mối quan hệ gắn bó trong cộng đồng người Dao Đỏ ở đây.
Ngày nay, khi trong gia đình có người ốm vừa tắt thở mọi việc liên quan đến chôn cất đều được diễn ra nhanh chóng. Sự đổi mới hiện nay cịn được thể hiện ở việc kết hợp lễ chôn cất với lễ chay. Người ta cho rằng nếu không kết hợp cả hai lễ thì sẽ tốn nhiều của cải và thời gian hơn cho gia đình và cả những người đến tham dự đám tang, người ở xa nêu tách lẽ chôn cất và làm chay họ sẽ phải thu xếp đến hai lần. Bởi vậy, trong nhà có người chết thì người ta lập tức tiến hành các nghi thức nhập quan và xem ngày giờ hạ huyệt, kết hợp với việc làm chay ln. Có thể coi đây là bước biến đổi hợp lý, đảm bảo vệ sinh, giữ gìn được sức khỏe, thời gian cho con cháu người chết và cộng đồng.
Thời gian diễn ra lễ tang và lễ chay cũng đã được rút ngắn. Nếu trước đây đồng bào thường làm ma trong 3 đến 4 ngày liền chi phí rất tốn kém thì giờ đồng bào chỉ làm ma trong phạm vi 2 ngày 1 đêm. Sự biến đổi này làm
giảm sự tốn kém về vật chất cho con cháu và tránh được những sự lãng phí khơng cần thiết.
Trong lễ an táng trước đây hầu như chỉ có con cháu cùng với anh em trong dịng họ là chính, dân làng cùng nhiều bè bạn thường khơng trực tiếp đến giúp mà chỉ giúp đỡ bằng cách biếu hoặc cho vay một số lễ vật nếu tang chủ yêu cầu. Người ta sợ ma của người chết làm hại, quan niệm cho rằng ma của người chết thường bảo vệ con cháu nên rất ghét người lạ. Do vậy, trong lễ chôn cất, nếu con cháu ít mà họ hàng ở xa thì khá vất vả và đây là một trong nhiều nguyên nhân làm cho đồng bào có thói quen sinh đẻ nhiều. Hiện nay, mỗi khi trong làng có người chết đều được anh em làng bản và bè bạn đến giúp đỡ kể cả lúc chôn cất. Nếu xem xét các yếu tố biến đổi trong tang lễ thì thấy rằng chúng chỉ biến đổi về các thành tố liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội, cịn bản chất vẫn được duy trì một cách bền vững. Tất cả các yếu tố biến đổi đều diễn ra theo chiều hướng đơn giản hóa, phù hợp với nếp sống mới.
Trong cuộc đời mỗi con người, từ khi sinh ra cho đến khi chết đi đều trải qua những giai đoạn quan trọng liên quan tới gia đình, cộng đồng. Khi mới sinh có lễ đầy tháng, lễ thôi nôi, lớn lên lấy vợ, lấy chồng, đến khi chết đi thì phải làm ma giã từ cõi trần để về với tiên tổ. Đó là một vịng đời mà người bình thường ai cũng phải trải qua bất kể người sang kẻ hèn, bất kể dân tộc, quốc gia, tôn giáo.
Với người Dao Đỏ ở Tân Phượng, việc làm ma cho người chết là nghi lễ đặc biệt quan trọng. Nó khơng chỉ là nghi lễ thiêng liêng giành cho người chết mà còn là thước đo lòng hiếu thảo của con cái đối với ơng bà, cha mẹ, là tình cảm của người sống đối với người chết mà còn là sợi dây gắn kết tính cộng đồng của họ. Chính vì thế, dù cho xã hội thay đổi, nhưng việc làm ma của họ rất chu đáo, khơng bỏ qua bất kì một nghi lễ nào. Nếu có thay đổi thì cũng chỉ là ở những yếu tố vật chất đời thường, còn yếu tố tâm linh vẫn được giữ vững.
Trong những năm gần đây, cuộc sống của người dân đã phần nào được ổn định, đói, nghèo khơng cịn đe dọa nhiều như trước nữa thì các nghi lễ cũng khơng cịn là việc khó khăn, là gánh nặng của cá nhân một người con nào. Khi có người chết, anh em, con cháu trong gia đình, khơng kể con dâu con rể, con trưởng, con thứ đều cùng nhau đứng ra lo liệu từ chi phí cho đến việc tổ chức đám ma sao cho đàng hoàng nhất.
Trước đây người Dao Đỏ ở Tân Phượng sử dụng chiếu để đắp người chết. Điều này vừa hủ tục lại không sạch sẽ, nhiều khách ở xa đến viếng hoặc khơng phải người trong dịng tộc thấy ghê sợ, mất vệ sinh. Ngay khi có người vừa nhắm mắt thì gia đình đã nhờ một tổ xẻ gỗ đóng áo quan để khâm liệm hoặc là đi mua áo quan bán sẵn. Sự thay đổi này phần nào giảm nhẹ đi công sức cũng như thời gian của gia đình.
Trước đây, việc báo tin cho họ hàng ở xa chiếm khá nhiều thời gian và cơng sức của gia đình tang chủ. Phương tiện đi lại cịn hạn chế, đường giao thơng khó khăn nên nhiều gia đình phải mất 2,3 ngày đường mới tới nơi cần báo tin. Hiện nay cơ sở vật chất cũng như phương tiện truyền thơng đã phủ sóng trên mọi miền của tổ quốc, kể cả vùng sâu vùng xa nên việc báo tin tới cộng đồng đã dễ dàng hơn rất nhiều, người thân cũng vì thế đến nhà tang chủ một cách nhanh chóng.
Về nghi lễ trong đám tang thay đỏi rất ít, chỉ là rút ngắn thời gian làm các thủ tục. Các thủ tục nghi lễ từ khi có người chết đến khi đi chơn đều tuân thủ theo đúng phong tục của dân tộc mình. Thời gian tổ chức đám tang được rút ngắn lại chỉ 2 ngày 1 đêm là song hoặc đối với người già tuổi thì nhiều nhất cũng chỉ 2 ngày 2 đêm mọi thủ tục trong mộ tang lễ. Dù là đám ma của thầy