Lễ làm chay

Một phần của tài liệu Tang ma của người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 68 - 74)

Chƣơng 2 : CÁC NGHI LỄ TRONG TANG MA

2.1. Các nghi lễ trong tang ma

2.1.2. Lễ làm chay

* Lễ mời thần thánh chứng giám

Nghi lễ được mở đầu từ sau nghi lễ nhập quan và sau khi đã hoàn tất các thủ tục để chuẩn bị làm lễ làm chay, thầy cúng tiến hành làm lễ chay nhưng trước đó hai người giúp việc cần bày các lễ vật trên bàn cúng đã được dựng sẵn phía bên dưới bàn thờ tổ tiên, ngồi bàn thờ tổ tiên cịn bàn thờ ở cạnh bàn thờ tổ tiên ngay tại gian giữa trên bàn cúng này có một bát nước đựng trong đó một chiếc vịng cổ tay bằng bạc. Bắt đầu từ lễ này thầy cúng mới thực sự vào cơng việc làm ma của mình. Trước đó thầy đã trải qua việc viết chữ Nôm Dao kể về lai lịch của người mất. Khi bắt tay vào việc người ta chuẩn bị một chậu nước ấm, các thầy cúng bẻ hương và rửa tay vào đó. Có sạch sẽ như vậy khi mở bộ tranh thờ cúng ra các vị thần trịn đó khơng bị ơ uế. Theo quan niệm dân gian làm ma mà khơng có bộ tranh này hồn người chết sẽ khơng đồn tụ với tổ tiên một cách thanh thản.

Các bức tranh thờ được treo ở chính gian giữa của ngôi nhà. Tất cả gồm có 13 tranh thờ, 4 tranh được treo ngay tại gian giữa phía trên bàn thờ của các vị thần thánh, một tranh cịn lại treo phía bên trái trước bàn thờ tổ tiên. Thầy cúng quay tròn vái xung quanh ba lần để tạ lỗi với các thần thánh và thầy khoi tàn cùng hai người phụ thực hiện nghi lễ này.

Trên bàn thờ tổ tiên người ta đặt thêm một cái bát to trong là một gói bằng vải gồm một ống gạo và hai hào bạc. Dưới bàn thờ tổ tiên thầy cúng bày một bàn thờ để cúng sư tổ của mình, mỗi bên đặt năm chén rượu, một chén nước và ống vầu chưa thắp hương.

Đầu tiên mảnh sai vừa khấn mời các vị thần thánh trên trời xuống vừa

lắc chuông vừa vái trước ba lần. Khoi tàn và một người làm phụ mặc quần áo

cúng vừa rung chng vừa nhún nhảy thành hình vịng trịn. Mảnh sai viết bài

trình bày về việc làm ma của mình để dâng lên các vị thần.

Người Dao Đỏ cho rằng thầy khoi tàn và một người phụ vừa nhún nhảy vừa lắc chng đó để chào tổ tiên, các sư tổ và các vị thần thánh xuống chứng giám sự việc ngày hôm nay.

Sau đó mảnh sai đứng trước bàn thờ và bắt đầu cúng gọi tên từng vị thần trong tranh ra để ủng hộ và tiễn đưa người chết đi. Thầy mời các sư tổ của mình và tổ tiên của gia đình người quá cố đến dự đám tang. Trong khi thầy đang cúng, hai thầy phụ đứng trước bàn thờ lắc chuông.

* Lễ mời người chết về nhà ăn cơm (sám háng)

Với người Dao Đỏ con người chết đi do hồn rời khỏi xác và đang lang thang ở một nơi nào đó, người ta làm lễ này để người chết không đi lang

thang kiếm ăn nữa. Lễ vật được bày trên mâm cúng bao gồm sáu chén cơm

đầy, mỗi chén cắm một đôi đũa, một bát gạo sống, một con gà, một đèn dầu và một ống hương làm từ cây vầu gọi là hùng lầu.

Người làm công việc này là người thầy phụ, thầy đứng trước mâm cơm cầm tù và tay cầm kím vừa lắc vừa đọc bài cúng, sau đó thầy mới bắt đầu nhảy và sau mỗi vòng nhảy thầy lại thắp hương lên hùng lầu. Nhảy xong thầy đọc bài cúng mời người chết về ăn cơm với gia đình, họ nói rằng bấy giờ người đó mới biết mình chết. Mâm cơm này coi như là cuộc chia tay của người chết với những người thân trong gia đình. Thầy cúng thổi sừng trâu để

báo cho linh hồn người quá cố trở về. Thầy đưa cho mỗi người một nén hương và một cái chén và thầy vừa cúng vừa rót rượu vào chén đó để mời hồn người chết, con cháu ngồi xổm trước mâm cơm và đầu phải cúi gằm xuống. Thầy lấy một cành tre treo lá cờ đuôi nheo của ma (tìu phan) được cắt bằng giấy đặt cạnh mâm cơm và giao cho người con cả cầm. Làm như vậy với ngụ ý để quan âm biết tìm đến đưa người chết xuống âm phủ.

Để chuẩn bị cho lễ này người ta đã chuẩn bị xôi cúng từ trước. Các vị thần là người của trời nên không thể cúng xơi như người bình thường. Họ thường nhờ một người già có kinh nghiệm để hướng dẫn. Gạo xôi phải chọn loại gạo nếp ngon dẻo, sàng sẩy kĩ lưỡng cho hết sạn và vỏ chấu cịn xót. Sau đó mang gạo đi vo sạch để ráo nước rồi cho và cái chõ đồ lên. Khi chín người ta đỏ cơm ra một cái mẹt có lót lá dong sẵn rồi nặn thành nắm nhỏ vừa bằng nắm tay cầm, nhà nào có vừng thì rắc thêm vừng lên sau đó gói lại bằng lá chít tươi. Mỗi một nắm xơi được gói bằng một lá chít, người Dao Đỏ hay gọi

Nồm Dẻo. Xong xuôi người ta đặt vào cái chõ xơi cơm và đặt cả chõ đặt

ngay phía dưới bàn thờ. Rồi thầy cúng lấy bánh xôi ra trong chõ ra cùng năm chén rượu, một chén nước chuẩn bị làm lễ cúng.

Hai thầy mảnh sai và khoi tàn ngồi đối diện nhau bên mâm xôi và gọi các thần thánh xuống dùng bữa cơm cùng gia đình. Khoi tàn rót liên tục vào

năm chén rượu mỗi lần một tí cho đến khi đầy thì thơi. Tiếp đó các thầy lại đếm tiền cho các vị thần đó. Cúng xong thầy ném một số nắm cơm lên tranh thờ làm vậy ngụ ý là để cho các vị thần nhận lấy. Khoi tàn ăn một miếng xôi và uống một chén rượu tượng trưng là các vị thần. Cuối cùng lễ mời các vị thần thánh ăn cơm kết thúc.

* Lễ xử án ma gây bệnh

Qua tìm hiểu người Dao Đỏ ai cũng cho rằng mỗi người chết đi đều do con ma ở trong người đó gây bệnh ra. Ví dụ như đau bụng, đau đầu, ốm dài ngày đều do con ma đó làm nên. Trừ những trường hợp ngoại lệ như chết đột

ngột thì những trường hợp khác đa số họ phải trải qua nhiều trận ốm đau, cứu chữa nhưng khơng khỏi và dĩ nhiên do con ma đó gây nên. Vì vậy mới có lễ này để xử tội ma khơng cho nó đi làm hại tới mọi người.

Thầy cúng rải giữa nhà một chiếc chiếu và nhảy bài nhảy với ý nghĩa xua đuổi hồn vía xấu đi. Nhảy xong mảnh sai xoay người ở góc chiếu có một cái đèn trước mặt rồi thầy châm lửa đốt tờ giấy bản nhưng khơng để nó cháy hết mà dập xuống một góc chiếu, làm như vậy với ba góc cịn lại. Làm xong thầy dùng hai ngón trỏ tay của mình móc vào nhau, người ta cho là làm vậy tức lấy dây bắt ma.

Cùng lúc này một thầy khác đang cúng những con ma gây bệnh ở bên ngoài. Lễ vật gồm : Hai con gà, năm chén rượu, một chén nước, tiềm âm phủ, hương, bênh cạnh cắm hai cành tre gọi là tìu phan của ma. Thầy ngồi trước đồ lễ và đọc bài cúng cho những con ma gây cho người chết

Cùng với đó ở trong nhà thầy cả vẫn đang làm cơng việc của mình,

người ta mang đến một bó cuống lá dong (nịm hệp qnh) gồm ba mươi

sáu cuống đã chặt bằng hai bên đầu rồi dùng dậy buộc lại đoạn giữa sao cho gọn và dán kín bằng giấy đỏ. Thầy cúng ơm bó đó đi qua và đi lại trước bàn thờ sau đó đập mạnh vào chiếc ghế đặt ngay trên chiếc chiếu làm

nòm hệp quánh vỡ tan ra. Mọi người nói làm vậy để con ma nghĩ rằng

mình vẫn khỏe mạnh.

Mọi thủ tục đã xong, hai thầy cúng bắt đầu làm lễ xử tội. Họ kê thêm một cái bàn ở giữa treo một tranh thờ đây là tranh nói về những điều kiêng kỵ trong cuộc sống. Mảnh sai khoi tàn ngồi ở hai bên tượng trưng là các vị thần xử án, cho hai người bất kỳ lấy rơm bện thành dây thừng trói ma. Thầy cúng thi thoảng lấy một nắm gạo vãi ra và đưa cho hai người đồng tiền ngụ ý là thuê đi bắt ma, hai người này cầm tiền và để xuống bát mực bên cạnh rồi ra ngồi bắt đầu làm việc của mình.

Hai người giả vờ đi lùng sục khắp nơi tìm bắt ma và một lúc sau mới tìm thấy chỗ các con ma gây bệnh họ xơng lại cầm dây thừng trói những con

ma này về để thầy cúng xử tội chúng. Người ta bắt cho những con ma này quỳ xuống và thầy bắt đầu tra hỏi, ý nói là ma gây bệnh cho người này có chịu ra khỏi hay khơng nếu ma đồng ý thầy lấy ít mực vào đầu con ma và cho tiền âm phủ. Cịn nếu ma nào khơng đồng ý thì thầy cầm một que nhỏ vụt vào ma này một cái với ý là do con ma này không chịu nghe lời nên bị phát đánh nhiều, thầy phạt đến khi nào nó chịu ra khỏi mới thơi. Mọi người cho rằng làm vậy thì các loại ma ra hết linh hồn người chết mới được sống tự do, khỏe mạnh không bị các ma này phá rối.

* Lễ chia của và làm sạch khơng khí

Với quan niệm con người khi chết đi thì linh hồn vẫn tồn tại, song đó là tồn tại ở thế giới bên kia, cịn ở trần gian được coi là đã hết kiếp số. Do đó người sống và ma người chết tránh ràng buộc nhau để tránh sau này ma quay lại vòi vĩnh con cháu hay làm hại cho con cháu. Chia của là để cho ma ra đi vĩnh viễn không phải sống lang thang trên trần gian nữa.

Người ta lấy một cây vầu hoặc nứa trẻ ở đầu trên và đan thành cái rọ để ở ngồi cửa. Trên rọ đó người ta chất đầy tiền âm, thầy đứng trước và cúng một hồi lâu ngụ ý là đưa tiền cho ma mang theo để tiêu. Cuối cùng thầy châm lửa và đốt số tiền trong rọ đó, đốt xong cầm dao chặt đứt đơi rọ đó và thổi một hồi sừng trâu. Làm như vậy là để gửi phần xấu đi dứt khoát như dao chặt để con cháu khơng bị ơ nhiễm.

Tiếp theo đó thầy đến bên bàn thờ uống một ngụm nước và ra cửa phun. Người ta quan niệm trong đám tang có nhiều hồn ma xấu làm cho khơng khí bị vấy bẩn thầy làm như vậy để cho khơng khí trở lại bình thường. Cuối cùng thầy cầm một cành cây quét tượng trưng với dụng ý là có gì ơ nhiễm và bẩn thì đều quét sạch hết.

Khi kết thúc lễ này người ta bày một mâm cúng trước cửa nhà để thầy cúng. Mâm cúng gồm : Một con gà, năm chén rượu, một chén nước, một chai rượu, một ống hương và gạo. Thầy vừa cúng vừa đốt tiền âm phủ, thầy cúng gọi các loại ma ra khỏi người chết, để cho người chết được yên thân, linh hồn

của họ được sống tự do. Kể từ giờ trở đi người q cố khơng cịn gì vướng bận nữa có thể sang thế giới bên kia đoàn tụ với tổ tiên. Chỉ những ngày rằm, tết, mồng một mới về thăm con cháu.

* Lễ cúng hồn lúa (síp bièo vần)

Cũng xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh cho rằng mọi thứ đều có linh hồn. Trong tang ma của cha (mẹ) mình con cháu phải mổ nhiều lợn, gà, dùng nhiều lúa gạo và tiền đồng nghĩa với việc hồn của những thứ này khơng cịn ở nhà nữa. Vì vậy người ta phải cúng gọi hồn của chúng về để con cháu có lộc nên người ta gọi chung lễ này là cúng hồn lúa.

Chủ nhà chuẩn bị một túi đựng: Một ít thóc, ngơ, hạt giống bầu hoặc bí, một vịng bạc. Bày một mâm cúng đặt trước cửa nhà gồm các lễ vật: Một con gà, hai quả trứng, năm chén rượu, một chén nước, một ống hương, một ống gạo, tiền âm phủ. Thầy đứng trước mâm cúng tay cầm cành tre dài khoảng 50cm có treo lá cờ hình vng cắt bằng giấy màu có nhiều hình khối khác nhau, ơng cầm cơ xoay quanh người và dùng cán làm địn khốc lên vai cùng với túi đựng hạt giống. Thầy cúng rằng : Con cháu làm ma cho ông (bà), cho

lợn, gà, thóc gạo, tiền sang bên kia làm ăn riêng. Giờ về đã xong xuôi mời hồn những thứ trên về làm lộc để cho con cháu. Cúng xong thầy mang những

thứ trên vào nhà, gia chủ ra nhận những lễ đó.

* Lễ tạ ơn thần thánh

Trong tâm thức của người dân các vị thần thánh có một vai trị quan trong trọng đặc biệt. Vì vậy khi có việc gì họ đều phải mời những vị thần này chứng giám và phù hộ cho. Xong việc phải cám ơn tức trả ơn các vị đó là điều hiển nhiên, nếu không trả ơn họ sợ những vị thần này khô phù hộ cho nữa khiến cho nhiều công việc không thuận lợi.

Thầy khoi tàn và thầy phụ cúng múa vòng quanh ở giữa nhà cúng tương tự với lễ mời các vị thần thánh chứng giám. Sau đó người ta mang chõ cơm xơi và con lợn đặt trên lá chuối tươi ở giữa nhà, thầy ngồi trước đồ lễ và cúng. Nội dung bài cúng rằng : Ơng (bà) nay đã khơng còn nữa giờ xin giao cho tổ tiên

quản lý. Cám ơn tổ tiên và các vị thần đã đến dự đám tang và bảo vệ, rửa tội cho người chết để linh hồn được ra đi thanh thản. Khi đó ở ngồi của người ta

đốt những bó giấy đã chuẩn bị sẵn, thầy cúng ra ngồi và đốt lên tượng trưng cho tiền tạ ơn. Lễ chay kết thúc, thầy cúng xin phép thu tranh thờ về.

Ba ngày sau, ông thầy cả quay lại nhà tang chủ để cúng đưa hồn người chết được nhập về với bàn thờ tổ tiên . Gia chủ mổ một con gà chuẩn bị mâm cúng cho thầy cúng gọi hồn người quá cố trở về, bài cúng với ngụ ý răn dạy người chết cách tiêu tiền, cách làm ăn cũng như cách sống ở thế giới bên kia ra sao. Lúc này gia đình mới chuẩn bị một bàn thờ riêng cho người chết. trong đó người ta đặt một ống hương từ cây vầu, một chén nước, một bát cơm cắm đôi đữa, một đèn dầu. Con cháu hàng ngày đến bữa

ăn phải thắp hương mời người chết về ăn cơm. Mâm cơm khơng cần chuẩn

bị cầu kỳ, gia đình ăn gì thì mang lên thứ đó cho người người chết ăn. Làm như vậy trong vòng một tháng lại nhờ thầy đến và bày âm cúng gọi người đó xuống ăn xong gia chủ lấy hai sợi chỉ một sợi trắng và một sợi đỏ cho thầy. Thầy dùng hai sợi chỉ này kéo từ bàn thờ của người chết lên bàn thờ của tổ tiên và cúng xin phép tổ tiên từ nay cho hồn người chết từ nay được nhập chung với tổ tiên.

Một phần của tài liệu Tang ma của người Dao Đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)