KHÁI NIỆM VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 31 - 34)

HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ 1 .2.1. Khái niệm chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

Chất lượng là một khái niệm thường được dùng khi đề cập đến hiệu quả, tác dụng của các dạng hoạt động khoa học, các sự vật, sự việc đối với đời sống con người. Khi đánh giá về tính tích cực hoặc tiêu cực của dạng hoạt động, của sự vật, sự việc đó đối với đời sống xã hội, ngư ời ta thường gọi chung là đánh giá về chất lượng. Theo Từ điển tiếng Việt, chất lượng là: “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” [26, tr.178]. Thực chất của việc đánh giá chất lượng là một việc làm thường xuyên, cần thiết để giúp cho con người xác định được việc làm, hoạt động nào đó có giá trị ở mức độ nh ư thế nào đối với đời sống xã hội, cần phát huy hay ngợc lại. Muốn đánh giá được chất lượng, cần phải có một q trình nghiên cứu, quan sát, thẩm định trong một khoảng thời gian, không gian nhất định. Mọi sự đánh giá về chất lư ợng

các hoạt động xã hội đều thiếu đi sự khách quan, chính xác nếu chúng ta khơng đặt nó trong một điều kiện, hồn cảnh cụ thể.

Như vậy, chất lượng gắn với mỗi dạng hoạt động xã hội cụ thể của con người đều thể hiện những giá trị căn bản, tạo nên thước đo mà qua đó, người ta có thể thấy được tác dụng của nó đối với đời sống xã hội. Và cũng để từ đó người ta thấy cần phải tác động đến hoạt động đó như thế nào để khai thác tối đa lợi ích, giảm thiểu thấp nhất những tác hại, những điểm lạc hậu, lỗi thời, khơng cịn có lợi ích.

Hoạt động của Kiểm sát viên khi thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đạt hiệu quả, yêu cầu chất lượng hay không cần phải đánh giá hiệu quả chất lượng hoạt động cụ thể của Kiểm sát viên tại phiên tịa như: Cơng bố bản cáo trạng, bản vệ quan điểm truy tố của Viện kiểm sát; xét hỏi; luận tội và tranh luận tại phiên tịa. Khi cơng bố bản cáo trạng Kiểm sát viên bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ cáo trạng phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật và quy chế nghiệp vụ của ngành.

Kiểm sát viên phải nghiên cứu, nắm vững hồ sơ vụ án, lập kế hoạch xét hỏi, các câu hỏi phải ngắn gọn không trùng với câu hỏi mà Hội đồng xét hỏi đã hỏi. Khi hỏi cần làm rõ nội dung cần hỏi, mục đích câu hỏi để đánh giá lại tồn bộ chứng cứ vụ án trên cơ sở khoa học để xác định sự thật khách quan, chân lý của vụ án, làm cho người phạm tội thấy rõ hành vi phạm tội phải tâm phục, khẩu phục về hành vi do chính mình gây ra, làm rõ chứng cứ hành vi phạm tội của bị cáo nhằm bảo vệ quyết định truy tố của Viện kiểm sát. Nhưng khơng vì thế mà cứng nhắc vì trong q trình xét hỏi tại tịa khi làm rõ chứng cứ buộc tội và gỡ tội nếu khơng đủ căn cứ hoặc có căn cứ về hành vi của bị cáo phạm tội khác thì Kiểm sát viên phải rút quyết

định truy tố hoặc luận tội về tội nhẹ hơn và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo pháp luật.

Chất lượng thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa cịn thể hiện trong luận tội của Kiểm sát viên, luận tội là buộc tội bị cáo, trên cơ sở tài liệu, chứng cứ đã được kiểm chứng làm rõ trong xét hỏi công khai tại phiên tịa. Kiểm sát viên tổng hợp, phân tích đánh giá chứng cứ để luận tội bị cáo, bảo vệ cáo trạng truy tố hoặc bổ sung bản cáo trạng, khẳng định cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố có căn cứ hay khơng có căn cứ, bị cáo thực hiện hành vi phạm tội theo điều khoản nào mà Bộ luật hình sự quy định. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nhân thân bị cáo, nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Trên cơ sở luận tội Kiểm sát viên đề xuất mức hình phạt khách quan, chính xác, đúng, phù hợp pháp luật nhằm giúp Hội đồng xét xử quyết định chính xác, đúng pháp luật, khơng oan sai.

Xét đến cùng thì chất lượng thực hành quyền cơng tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự là hiệu quả, chất lượng của Kiểm sát viên thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình tại phiên tịa để bảo vệ cáo trạng quan điểm truy tố của Viện kiểm sát, chất lượng xét hỏi, luận tội và tranh luận.

Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ vụ án thu thập trong quá trình điều tra và được kiểm chứng tại phiên tòa hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát là bảo đảm việc thu thập tài liệu, chứng cứ, đánh giá chứng cứ và hoạt động tố tụng của ngững người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán) và những người tham gia tố tụng (Bị cáo, người bào chữa, luật sư, nguyên đơn, bị đơn dân sự) tuân thủ triệt để đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, pháp luật có liên quan.

Hoạt động thực hành quyền cơng tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự là giúp Hội đồng xét xử sơ thẩm ra bản án khách quan, đúng người,

đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt hành vi phạm tội, người phạm tội, không làm oan sai người vô tội. Bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự là hoạt động của Kiểm sát viên thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình khi được Viện trưởng cùng cấp phân cơng thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Thể hiện một cách có hiệu quả khi bảo vệ cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát và kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các hoạt động cụ thể bao gồm: Nghiên cứu hồ sơ vụ án, đọc bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, luận tội, tranh luận tại phiên tòa nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đề xuất mức hình phạt đối với người phạm tội để Hội đồng xét xử ra bản án phù hợp, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w