CHẤT LƯỢNG LUẬN TỘ

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 56 - 60)

Bản luận tội là văn bản do Kiểm sát viên lập trên cơ sở bản cáo trạng và những tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa, lời khai, ý kiến của bị cáo, luật sư, người bảo vệ quyền cho các đương sự nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan và nguyên nhân, điều kiện phạm tội yêu cầu đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và tội phạm cụ thể nói riêng. Luận tội là hoạt động mở đầu cho quá trình tranh luận tại phiên tịa sơ thẩm hình sự. Luận tội là sự buộc tội chính thức của Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát đối với bị cáo; là căn cứ để bị cáo, luật sư, người tham gia tố tụng khác tự bào chữa hoặc luật sư bào chữa cho bị cáo; là căn cứ để Hội đồng xét xử xác định giới hạn xét xử và ra bản án khách quan, chính xác, đúng pháp luật.

Theo Điều 217 Bộ lụât tố tụng hình sự; Điều 17 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002; Điều 23 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử các vụ án hình sự quy định; khi thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa xét xử sơ thẩm Kiểm sát viên thực hiện việc luận tội là bắt buộc.

Lời luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tịa xét xử sơ thẩm là trình bày cơng khai những quan điểm của Viện kiểm sát do Kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố Nhà nước trình bày buộc tội bị cáo đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng đã truy tố hoặc kết tội về tội nhẹ hơn.

Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào hồ sơ vụ án những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác.

Thông qua lời luận tội, Kiểm sát viên có trách nhiệm chứng minh sự đúng đắn của bản cáo trạng bằng cách đưa ra những chứng cứ, các căn cứ pháp lý để buộc tội bị cáo, đồng thời bác bỏ những chứng cứ, căn cứ pháp

lý của bị cáo, người bào chữa phân tích và đánh giá tính chất, hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Trên cơ sở đó Kiểm sát viên đã ra kết luận và đề nghị cụ thể về tội danh, điều luật, hình phạt và các biện pháp tư pháp cần áp dụng đối với bị cáo để Hội đồng xét xử xem xét. Thơng qua việc Kiểm sát viên trình bày lời luận tội để tuyên truyền giáo dục pháp luật, chính sách của Nhà nước, đạo đức xã hội chủ nghĩa, góp phần phịng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

Trong 5 năm (2007 - 2011), các Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm đã dự thảo và trình bày tại phiên tịa sơ thẩm tổng số 307 bản luận tội đối với 855 bị cáo.

Mặc dù chất lượng luận tội đối với từng vụ án có mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung chất lượng luận tội ngày càng được nâng lên. Tại nhiều phiên tòa sơ thẩm Kiểm sát viên đã luận tội tốt thể hiện tính cơng minh, chính trực, khách quan và thận trọng, góp phần làm cho Tịa án xét xử đ ược chính xác, đúng pháp luật và phát huy tác dụng giáo dục phòng ngừa tội phạm và phục vụ tốt yêu cầu chính trị của địa phương.

Để nâng cao chất lượng luận tội các Kiểm sát viên đã thực hiện đúng quy định tại Điều 23 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự như: Dự thảo luận tội theo mẫu hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Các bản luận tội đều đạt được yêu cầu: Phân tích, đánh giá các chứng cứ buộc tội và các chứng cứ gỡ tội; phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm của từng tội theo cáo trạng truy tố; phân tích, phê phán thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội của bị cáo, đưa ra những căn cứ để bác bỏ quan điểm không đúng của bị cáo.

Trong luận tội Kiểm sát viên phải phân tích vai trị, trách nhiệm hình sự, nhân thân của bị cáo; nguyên nhân, điều kiện phạm tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; đề xuất áp dụng pháp luật, hình phạt, hình phạt bổ sung nếu có.

Tại phiên tịa Kiểm sát viên đã chú ý theo dõi ghi chép đầy đủ những chứng cứ, tài liệu đã được điều tra công khai cũng như những câu hỏi của Hội đồng xét xử và trả lời của bị cáo của những người tham gia tố tụng để kịp thời bổ sung và sửa chữa vào bản dự thảo luận tội cho phù hợp.

Đối với vụ án quan trọng, phức tạp, có nhiều bị cáo thì Kiểm sát viên viết lời luận tội thành văn bản và báo cáo lãnh đạo Viện duyệt cho ý kiến trước khi tham gia phiên tòa, đối với vụ án đơn giản, rõ ràng thì có thể viết đề cương, chi tiết để trình bày. Tại phiên tịa khi luận tội đa số các Kiểm sát viên trình bày lời luận tội chứ khơng cầm bản dự thảo luận tội đã chuẩn bị sẵn để đọc.

Luận tội của Kiểm sát viên đã chú ý gắn thực tiễn diễn biến của phiên tòa để bổ sung sửa chữa kịp thời những chứng cứ, tài liệu đã đư ợc xét hỏi cơng khai tại phiên tịa cịn thiếu vào bản dự thảo luận tội làm cho luận tội được sinh động và thuyết phục.

Hiện tượng "đao to, búa lớn" khơng cịn. Lời văn thuật ngữ khiêm tốn và dễ hiểu. Giá trị thuyết phục bằng chứng cứ của vụ án gắn với tình hình thực tế ở địa phơng để tuyên truyền giáo dục pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân góp phần phịng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật được dư luận đồng tình ủng hộ và đánh giá cao.

Luận tội của Kiểm sát viên khi thực hành quyền cơng tố tại các phiên tịa xét xử sơ thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua có rất nhiều chuyển biến cả về nhận thức và thực hiện thể hiện

cơng minh, chính trực, khách quan và thận trọng góp phần để Hội đồng xét xử sơ thẩm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Những ưu điểm trong bản luận tội mà Kiểm sát viên đã làm được là 100% vụ án đưa ra xét xử Kiểm sát viên đều chuẩn bị bản luận tội, nội dung bản luận tội được các các Kiểm sát viên điều chỉnh căn cứ vào diễn biến phiên tòa bảo đảm có căn cứ pháp luật. Bản luận tội phân tích rõ hành vi phạm tội nguyên nhân, điều kiện phạm tội nhân thân các bị cáo và vai trò của từng bị cáo, đề xuất mức hình phạt đối với từng bị cáo để Hội đồng xét xử ra bản án đúng pháp luật.

Bản luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa được tịa án đánh giá trong bản án là có căn cứ, Hội đồng xét xử quyết định hình phạt đối với bị cáo như trong khung hình phạt mà luận tội của Viện kiểm sát đề xuất về tội danh, điều luật, mức hình phạt.

Mặc dù vậy nhưng vẫn cịn hiện tượng bản luận tội tại phiên tịa chưa có tính sáng tạo kết hợp với diễn biến tại phiên tòa chủ yếu vẫn dựa vào bản cáo trạng nên thiếu tính thuyết phục, cá biệt có vụ án Kiểm sát viên đã sử dụng cả đoạn văn nêu trong bản cáo trạng đưa vào luận tội, chưa phân biệt rõ ràng cụ thể điểm khác nhau giữa cáo trạng và luận tội.

Nhược điểm mà bản luận tội chưa khắc phục được hồn tồn đó là đối với vụ án bị cáo là người chưa thành niên phạm tội, luận tội chưa làm rõ nguyên và điều kiện gây ra tội phạm để đưa ra một quyết định hình phạt phù hợp, đúng đắn, chính xác đối với bị cáo chưa thành niên.

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w