Tiêu chí đánh giá chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 34 - 38)

trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong xét xử vụ án hình sự, trong đó có hoạt động thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên cần phải nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này, để qua đó chúng ta có thể lượng hóa được mức độ can thiệp hay nói cách khác là sự tác động của hoạt động thực hành quyền công tố như thế nào đủ để Kiểm sát viên bảo vệ được quan điểm truy tố của Viện Kiểm sát cùng Hội đồng xét xử làm rõ sự thực khách quan về vụ án.

Đánh giá chất lượng của hoạt động thực hành quyền cơng tố trong xét xử các vụ án hình sự là việc làm thường xuyên không thể thiếu của người quản lý trong đơn vị, bản thân Kiểm sát viên cũng phải tự đánh giá chất lượng hoạt động của mình thơng qua u cầu của người quản lý và yêu cầu công tác, bởi vậy muốn đánh giá phải dựa trên các nguyên tắc, phương

pháp, chuẩn mực nhất định, trong thời điểm nhất định để có cách tiếp cận khách quan cho hoạt động này. Với góc độ là một người đã và đang tham gia trực tiếp vào hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, trên cơ sở nội dung chủ yếu Kiểm sát viên phải thực hiện bao gồm: Công bố (đọc) bản cáo trạng, xét hỏi, luận tội và đối đáp (tranh luận) tại phiên tòa, tác giả mạnh dạn đưa ra các tiêu chí như sau:

- Cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát có căn cứ, bảo đảm đúng pháp luật hay không, hồ sơ Viện kiểm sát chuyển sang tồ có bị trả lại do vi phạm pháp luật, thiếu chứng cứ;

- Bản án sơ thẩm, quyết định tội danh điều khoản, có đúng bản cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát hay không;

- Trong trường hợp hồ sơ bị Tòa án trả lại để điều tra bổ sung, bản tuyên án không đúng tội danh và điều luật mà Viện kiểm sát truy tố thì xếp loại chưa đạt yêu cầu;

- Nếu vụ án tòa án tun bị cáo khơng phạm tội thì chất lượng của Viện kiểm sát đạt loại yếu.

Tiêu chí được xác định trên cơ sở những hoạt động chủ yếu của Kiểm sát viên tại phiên toà: Đọc bản cáo trạng, xét hỏi, luận tội, đối đáp (tranh luận). Các tiêu chí đánh giá gồm các loại: Giỏi, khá, kém.

- Bản cáo trạng

Bản Cáo trạng Kiểm sát viên cơng bố tại tồ cần phải đạt các tiêu chí. Bản cáo trạng bảo đảm có căn cứ và đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự đợc áp dụng, là cơ sở để kiểm tra đánh giá chất lượng khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.

Loại giỏi: Cáo trạng truy tố, bản án toà án tuyên bị cáo phạm tội, áp dụng điều khoản tội danh như cáo trạng Viện kiểm sát truy tố;

Loại khá: Cáo trạng truy tố, bản án toà án tuyên bị cáo phạm tội, áp dụng điều như Cáo trạng, nhưng khoản khác nhau;

Loại kém: Cáo trạng truy tố, bản án toà án tuyên bị cáo phạm tội, áp dụng điều khoản khác cáo trạng của Viện kiểm sát hoặc tuyên không phạm tội.

- Xét hỏi cần phải đạt các tiêu chí sau:

Loại giỏi: Kiểm sát viên tham gia xét hỏi đúng trọng tâm vụ án, không hỏi lặp lại câu hỏi của Hội đồng xét xử, thông qua xét hỏi làm rõ các chúng cứ, tài liệu, hành vi phạm tội của bị cáo, bị cáo tâm phục, khẩu phục, bảo vệ quan điểm truy tố của Viện kiểm sát;

Loại khá: Kiểm sát viên tham gia xét hỏi chung chung, cịn có câu hỏi lặp lại Hội đồng xét xử, bảo vệ được quan điểm truy tố nhưng một số nội dung chưa đề cập;

Loại kém: Kiểm sát viên không tham gia xét hỏi, để mặc Hội đồng xét xử xét hỏi, khi Hội đồng đề cập đến việc Kiểm sát viên tham gia xét hỏi thì Kiểm sát viên trả lời khơng có ý kiến gì.

- Luận tội

Loại giỏi: Kiểm sát viên căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của những người tham gia tố tụng để luận tội bị cáo như cáo trạng hoặc rút một phần hoặc toàn bộ cáo trạng có căn cứ đúng pháp luật. Luận tội phân tích ngun nhân, điều kiện phạm tội tuyên truyền giáo dục bị cáo và xã hội trong đấu tranh và phòng ngừa tội phạm;

Loại khá: Kiểm sát viên căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của những người tham gia tố tụng để luận tội bị cáo như cáo trạng hoặc rút một phần hoặc tồn bộ cáo trạng có căn cứ đúng pháp luật. Luận tội khơng đề cập phân tích ngun nhân, điều kiện

phạm tội tuyên truyền giáo dục bị cáo và xã hội trong đấu tranh và phòng ngừa chung;

Loại kém: Kiểm sát viên khi luận tội không căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của những người tham gia tố tụng để luận tội. Luận tội khơng đề cập phân tích nguyên nhân, điều kiện phạm tội, tuyên truyền giáo dục bị cáo và xã hội trong đấu tranh và phòng ngừa chung. Luận tội chỉ nêu như cáo trạng đã truy tố, sao chép lại nội dung của Cáo trạng.

- Đối đáp (Tranh luận)

Loại giỏi: Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng, lý lẽ phải căn cứ vào hồ sơ, pháp luật hiện hành để chứng minh cho quan điểm lập luận của mình có tính thuyết phục, khách quan, chính sát, đúng pháp luật.

Đối đáp của Kiểm sát viên giúp Hội đồng xét xử, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng nhận rõ hành vi phạm tội của bị cáo đúng như cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát.

Loại Khá: Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng, lý lẽ phải căn cứ vào hồ sơ, pháp luật hiện hành để chứng minh cho quan điểm lập luận của mình có căn cứ, đúng pháp luật, tuy nhiên cịn có ý kiến chung chung, chưa cụ thể tính thuyết phục chưa cao.

Qua đối đáp bị cáo, người bào chữa thấy được hành vi phạm tội của bị cáo.

Loại trung bình: Kiểm sát viên đối đáp chung chung còn dựa vào cáo trạng là chủ yếu, lời lẽ, lập luận chưa chặt chẽ, tính thuyết phục chưa cao, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng chưa tâm phục, khẩu phục.

Chất lượng thực hành quyền cơng tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự là: Bảo vệ được cáo trạng của Viện kiểm sát, truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không oan sai. Các hoạt động của Kiểm sát viên sau khi công bố bản Cáo trạng là tham gia xét hỏi, luận tội và tranh luận tại phiên tịa bảo đảm đúng trình tự quy định của pháp luật. Nhằm giúp Hội đồng xét xử xác định chính xác hành vi phạm tội của bị cáo, tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi để ra bản án khách quan, chính xác, đúng pháp luật khơng bỏ lọt tội phạm và làm oan người vơ tội. Bảo vệ tài sản, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể, và cá nhân theo đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w