Những bảo đảm cụ thể

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 41 - 45)

Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự Cơ quan tiến hành tố tụng là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký, Kiểm sát viên. Người tham gia tố tụng là bị cáo, người bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người bào chữa, nguyên đơn, bị đơn dân sự. Tại phiên tòa sơ thẩm Kiểm sát viên thực hiện chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với Hội đồng xét xử. Kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố có rất nhiều yếu tố tác động đến hoạt động của Kiểm sát viên, vì vậy để bảo đảm chất lượng thực hành quyền cơng tố có hiệu quả đạt chất lượng thì cần phải có những điều kiện cần và đủ để Kiểm sát viên hoàn thành nhiệm vụ.

Đối với Kiểm sát viên tham gia phiên tịa cần phải bố trí Kiểm sát viên có trình độ chun mơn giỏi về pháp luật hiểu biết về các lĩnh vực khác như Ngân hàng, tài chính, kế tốn, có kinh nghiệm xét xử và khả năng phản ứng với những tình huống bị cáo khơng nhận tội tại phiên tịa, khả

năng tranh luận, đối đáp với luật sư, người bào chữa, bị cáo. Theo các tiêu chuẩn trên là vấn đề mà ngành kiểm sát gặp khó khăn, bởi vì chế độ tiền lương đối với cán bộ còn thấp, để đạt các tiêu chuẩn trên phải mất thời gian say mê công tác khoảng 10 năm trở lên, trong khi đó nhiều cán bộ có năng lực thì họ lại chuyển đi ngành khác.

Khi tham gia phiên tòa Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công phải tâm huyết, trách nhiệm với công việc được giao, nghiên cứu hồ sơ khách quan, thận trọng, chính xác thực hiện đúng quy chế của ngành và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tịa có nhiêm vụ hết sức nặng nề bảo vệ quan điểm truy tố của Viện kiểm sát, tham gia xét hỏi, luận tội và tranh luận tại phiên tịa, kiểm sát việc tn theo pháp luật đói với Hội đồng xét xử và những người tham gia phiên tòa, trong cùng một thời gian Kiểm sát viên phải đọc, nghe, hỏi, tranh luận nhưng luật lại khơng quy định có trợ lý Kiểm sát viên để giúp Kiểm sát viên một số cơng việc tại phiên tịa.

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, văn hóa, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về pháp luật của các cá nhân trong xã hội được từng bước nâng lên. Mặt khác tổ chức luật sư, người bào chữa không ngừng phát triển, đã đáp ứng một phần việc tư vấn, dịch vụ pháp lý các công dân khi họ đối tượng bị các quan hệ pháp luật hình sự điều chỉnh.

Khi xét xử việc triệu tập các nhân chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan có lúc do ý thức, hiểu biết pháp luật cịn hạn chế họ khơng đến hoặc từ chối tham gia phiên tịa nhưng theo luật có lời khai của họ nên Tòa vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ. Tuy nhiên diễn biến tại phiên tịa nhiều tình huống mâu thuẫn với lời khai tại Cơ quan điều tra thì Kiểm sát viên,

Hội đồng xét xử khó có thể thẩm tra một cách chính xác, khách quan các tình tiết, chứng cứ trong vụ án hình sự.

Q trình thực hành quyền cơng tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, cần phải có sự phối hợp giữa Hội đồng xét xử và Kiểm sát Viên trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ luật quy định nhất là đối với những vụ án bị cáo không nhận tội, chứng cứ buộc tội là chứng cứ gián tiếp, việc xét hỏi, thẩm tra lại toàn bộ chứng cứ.

Trong những năm gần đây nhất là từ khi Luật tổ chức Viện kiểm sát sửa đổi, bổ sung năm 2001, Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân 2002, sửa đổi, bổ sung đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, thơng qua ngày 19/02/2011, quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có thời gian làm cơng tác thức tiễn theo quy định, có sức khỏe tốt được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm như trên là điều kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát có điều kiện bố trí những người có năng lực và khả năng để thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử. Tuy nhiên, thực tiễn thì ngành kiểm sát nhiều nơi nhất là Viện kiểm sát cấp tỉnh cịn thiếu nguồn, có nơi khơng có nguồn để bổ nhiệm Kiểm sát viên, vì khơng tuyển dụng kịp thời, không tuyển đủ biên chế, sinh viên tốt nghiệp cử nhân luật không vào ngành kiểm sát.

Tuy nhiên, yêu cầu Kiểm sát viên phải tâm huyết, có trách nhiệm với cơng việc thực hiện đúng quyền nghĩa vụ của mình theo đúng luật tố tụng quy định và quy chế nghiệp vụ của ngành. Phải có tinh thần kiên định bảo

vệ công lý, lẽ phải bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước, cơng cộng và quyền lợi hợp pháp của cá nhân theo quy định của pháp luật.

Kết luận chương 1

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan trong bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chức năng thực hành quyền cơng tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Hệ thống Viện kiểm sát được tổ chức theo hệ thống tập chung thống nhất từ trương ương đến địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra chịu trách nhiệm trước quốc hội.

Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình. Cơng tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung và thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Hưng Yên phải trên cơ sở đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước quy định chức năng và thẩm quyền để thực hiện.

Khi thực hành quyền công tố Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công phải tiến hành các hoạt động thực thực thi đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp luật có liên quan. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại phiên tịa Kiểm sát viên phải thực hiện có hiệu quả đạt chất lượng những cơng việc cụ thể: Đọc bản cáo trạng, Xét hỏi, Luận tội và Tranh luận tại phiên tòa.

Kiểm sát viên tiến hành tố tụng tại phiên tịa ngồi việc có kiến thức chun mơn nghiệp vụ cịn phải có phẩm chất đạo đức, có năng khiếu trong diễn thuyết đảm bảo các tiêu chí về con người, những yếu tố về con người là quyết định sự thành công của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố

tại phiên tịa. Hoạt động của Kiểm sát viên cần phải có nhiều yếu tố bổ trợ khác như cơ sở vật chất, điều kiện trang thiết bị làm việc, kết quả phối hợp của các bộ phận chun mơn nghiệp vụ khác có liên quan.

Để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử các vụ án hình sự trước hết phải có sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Viện kiểm sát, đối với cấp tỉnh là sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân với ngành kiểm sát.

Yếu tố mang tính quyết định là phải xây dựng, rèn luyện được đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên vừa tinh thông nghiệp vụ, lại có phẩm chất đạo đức vững vàng, kiên định, dũng cảm bảo vệ chân lý, lẽ phải. Bởi mục đích cuối cùng là mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện điều tra, truy tố, xét xử nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, khơng bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội. Cán bộ, Kiểm sát viên phải luôn học và làm theo lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu căn dặn đối với cán bộ kiểm sát phải: “Cơng

minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiên tốn”[42, tr.17].

Chương 2

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w