Củng cố tổ chức, cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 74 - 76)

Trong hơn 20 năm đổi mới, mở của, hội nhập quốc tế, kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển Việt Nam đã thoát khỏi nước nghèo. Sự phát triển trên các lĩnh vực đó có nhiều mặt tích cực nhưng cúng có nhiều vấn đề tiêu cực nẩy sinh như tình hình tội phạm về kinh tế liên tục gia tăng nhiều tổ chức băng nhóm tội phạm đã phát triển nhất là tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ công thông tin, viễn thông.

Trước yêu cầu tất yếu trong công cuộc phòng chống tội phạm các Cơ quan tố tụng Việt Nam như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, phải đổi mới về tổ chức, về con người cũng như phương thức hoạt động trên cơ sở Hiếp pháp, pháp luật phát hiện tội phạm nhanh, chính xác, kịp thời bảo đảm mọi hành vi phạm tội người phạm tội phải được xử lý, nghiêm minh theo pháp luật. Do vậy, Viện kiểm sát cũng như các cơ quan tố tụng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, biên chế được giao phải tiến hành tổ chức lại trong toàn bộ hệ thống, bố trí cán bộ cho phù hợp năng lực sở trường để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nạy.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cũng như toàn ngành kiểm sát mang trọng trách hết sức to lớn Thực hành quyền công tố và Kiểm sát các hoạt động tư pháp. Kiểm sát hoạt động của Cơ quan điều tra, Cơ quan Tòa án trong hoạt động xét xử. Để hồn thành nhiệm vụ được giao cần có nhân lực, phương tiện vật chật để làm nhiệm vụ, vì vậy Viện kiểm sát đã có phương án đề nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ sung biên chế cho ngành kiểm sát. Tại Nghị quyết 522e/NQ-UBTVQH13 ngày 16/8/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung mới 2.117 người; cho Viện kiểm

sát tối cao 103 người và bổ sung cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện 2.014 người (Số lượng Kiểm sát viên trung cấp 4.039 người; Kiểm sát viên sơ cấp 6.215 người).

Căn cứ biên chế bổ sung Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên lập phương án, giải pháp cụ thể trên cơ sở chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện kiểm sát tỉnh đã đề nghị Viện kiểm sát tối cao cho thành lập 02 phòng nghiệp vụ mới lên thành 03 phịng thực hiện chức năng Thực hành quyền cơng tố kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hính sự về Trị an; Kinh tế - chức vụ; An ninh - ma túy.

Đồng thời với giải pháp thành lập thêm phịng, Viện kiểm sát cấp tỉnh trong đó có tỉnh Hưng Yên được tăng cường biên chế, sức mạnh cho các phịng thực hành quyền cơng tố và bổ nhiệm thêm Lãnh đạo phòng tùy theo số vụ việc từng địa phương có thể bổ sung thêm 02 đến 03 phó trưởng phịng nghiệp vụ. Trên cơ sở phương án chung của toàn ngành Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên đã bổ sung thêm mỗi phòng 02 Kiểm sát viên trung cấp có năng lực chun mơn, sở trường để làm nhiệm vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Để nâng cao trình độ chuyên môn, bảo đảm nguồn tuyển dụng công chức ngành kiểm sát. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thường xuyên báo cáo về biên chế, tình hình khó khăn trong việc tuyển dụng, nguồn bổ nhiệm Kiểm sát viên. Bởi thực tế nhiều năm qua ngành kiểm sát liên tục thiếu nguồn tuyển dụng do chế độ tiền lương của Kiểm sát viên thấp, số Cán bộ, Kiểm sát viên có trình độ chun mơn xin chuyển sang cơ quan khác do vậy biên chế đã thiếu lại càng khó khăn hơn. Để giải quyết bài toán nguồn nhân lực Viện kiểm sát đã đề nghị Đảng, Nhà nước cơ quan có thẩm quyền cho thành lập trường Đại học kiểm sát để ngành đào tạo chủ động phương án tuyển dụng, đào tạo bổ sung cán bộ cho toàn ngành.

Đối với cán bộ, kiểm sát viên có năng lực nhưng chưa thực sự n tân cơng tác do chế độ tiền lương, trợ cấp, đời sống cịn khó khăn, Lãnh đạo Viện kiểm sát thường xuyên động viên tư tưởng Cán bộ, Kiểm sát viên, tìm phương án hỗ trợ khi cần thiết, mặt khác đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét chế độ tiền lương đặc thù đối với ngành kiểm sát.

Về tổ chức thực hiện việc cải cách tư pháp mà Nghị quyết Bộ chính trị đề ra, Ban cán sự, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên đã báo cáo phương án thành lập Viện kiểm sát khu vực trên cơ sở Tòa án khu vực đã được Ban thường vụ tỉnh ủy Hưng Yên chấp nhận gồm 05 Viện kiểm sát khu vực: Viện kiểm sát khu vực thành phố Hưng Yên gồm Viện kiểm sát thành phố Hưng Yên; Viện kiểm sát khu vực Kim - Thi gồm Viện kiểm sát Kim Động và Ân Thi; Viện kiểm sát khu vực Mỹ - Văn gồm Viện kiểm sát Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm; Viện kiểm sát khu vực Châu - Giang gồm Viện kiểm sát Khoái Châu và Viện kiểm sát Văn Giang; Viện kiểm sát khu vực Phù -Tiên gồm Viện kiểm sát Tiên Lữ và Viện kiểm sát Phù Cừ.

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w