CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG XÉT HỎ

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 52 - 56)

Xét hỏi là giai đoạn trung tâm của quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, ở giai đoạn này Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên tiến hành tố tụng tại phiên tòa phải thẩm tra lại mọi chứng cứ do Cơ quan điều tra thu thập. Vì vậy, đặt vấn đề xét hỏi là giai đoạn trung tâm, quan trọng của quá trình xét xử là xuất phát từ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Quá trình xét hỏi các chứng cứ của vụ án được kiểm tra, đánh giá với nhiều chủ thể tham gia một cách cơng khai, dân chủ, khách quan theo một trình tự, thủ tục mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Xét hỏi tại phiên tịa là thẩm tra lại tồn bộ lời khai tại cơ quan điều tra của bị cáo, người bị hại, nhân chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn, bị đơn dân sự; những lời khai này được thẩm tra, đối chiếu giữa các lời khai với nhau, đối chiếu với vật chứng, tài liệu thu được tại hiện trường với kết luận của Giám định viên. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp, so sánh đánh giá một cách khách quan, toàn diện, dân chủ các chứng cứ nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

Đối với Kiểm sát viên tham gia xét hỏi tại tòa vừa thực hành quyền công tố, vừa là trách nhiệm của cơ quan chứng minh, kiểm tra lại toàn bộ chứng cứ, một cách công khai, chứng minh quan điểm thể hiện trong cáo trạng bằng việc chủ động xét hỏi, đưa ra chứng cứ để bảo vệ cáo trạng và đồng thời góp phần cùng Hội đồng xét xử làm rõ sự thật của vụ án.

Những năm trước đây đa số các Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tịa đều có chung tâm lý, nhận thức là việc xét hỏi tại phiên tòa thuộc trách nhiệm của Hội đồng xét xử. Do đó, ngay sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án các Kiểm sát viên không chú ý tới việc chuẩn bị dự thảo đề cương xét hỏi những vấn đề, tình huống tham gia xét hỏi dẫn đến tại phiên tịa Kiểm sát viên khơng tham gia xét hỏi hoặc khi Hội đồng xét xử đề nghị

tham gia xét hỏi thì việc xét hỏi thường bị động, khi xét hỏi không tập chung, chưa làm rõ chứng cứ trong vụ án hoặc tuyên bố giữ nguyên cáo trạng đã truy tố

Từ khi thực hiện Nghị quyết số 08 và Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị, Bộ luật tố tụng hình sự, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên đã được chấn chỉnh và khắc phục kịp thời, thực hiện đúng theo quy định tại điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự và điều 22 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định bắt buộc Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải tham gia xét hỏi.

Trong thời gian từ 2007 đến năm 2011 và hiện nay, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên đã tham gia xét hỏi 307 vụ án với 855 bị can, các câu hỏi được chuẩn bị chu đáo đề cương xét hỏi, hỏi đúng trọng tâm, không lặp lại câu hỏi mà Hội đồng xét xử đã xét hỏi đi sâu làm rõ hành vi khách quan, chủ quan của bị cáo khi thực hiện tội phạm, qua xét hỏi cùng Hội đồng xét xử làm rõ bản chất nội dung vụ án, động cơ mục đích phạm tội, vì vậy đã nâng cao chất lượng thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa.

Việc bắt buộc Kiểm sát viên phải tham gia xét hỏi tại phiên tòa khơng chỉ làm sáng tỏ những tình tiết, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội cũng như những tình tiết, chứng cứ gỡ tội đối với bị cáo tại phiên tòa mà còn để làm rõ những nội dung của lời luận tội hoặc lời phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án sẽ được Kiểm sát viên trình bày tiếp sau đó để buộc tội bị cáo.

Qua thực tiễn họat động thực hành quyền cơng tố tại các phiên tịa sơ thẩm tại Viện kiểm sát tỉnh Hưng Yên cho thấy Kiểm sát viên sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án đã nắm vững được điểm mạnh và điểm yếu của

việc thu thập và đánh giá chứng cứ, nắm được diễn biến tâm lý của bị cáo nên có thể chọn phương án, chiến thuật xét hỏi, hỏi thẳng, hỏi vòng quanh, hỏi bất ngờ đánh vào điểm yếu để làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo nhằm đấu tranh chống với những luận điệu quanh co, gian dối của bị cáo, vạch rõ thủ đoạn phạm tội của bị cáo để làm sáng tỏ sự thật khách quan và mọi tình tiết của vụ án.

Mặt khác, Kiểm sát viên cũng nhận thức được việc xét hỏi của Luật sư là nhằm gỡ tội cho bị cáo nên phải có sự chuẩn bị trước câu hỏi và tham gia xét hỏi để bác bỏ những ý kiến sai trái làm rõ chứng cứ khách quan của vụ án.

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên đã chủ động và nhạy bén hơn trong việc theo dõi, ghi chép và xét hỏi của Hội đồng xét xử và trả lời của bị cáo, của những người tham gia tố tụng khác để đối chiếu với dự thảo đề cương xét hỏi xem những vấn đề nào đã được Hội đồng xét xử hỏi và trả lời của bị cáo, của những người tham gia tố tụng khác.

Những vấn đề dự kiến trong bản dự thảo đề cương xét hỏi chưa đư- ợc Hội đồng xét xử hỏi những vấn đề thấy rõ là bị cáo, những người tham gia tố tụng khác quanh co che dấu sự thật hoặc có những luận điệu xuyên tạc, Kiểm sát viên đã kịp thời xét hỏi đấu tranh làm sáng tỏ sự thật khách quan đặc biệt đã chú ý xét hỏi những tình tiết để xác định tội phạm, xác định tính chất mức độ nghiêm trọng của tội phạm như: hành vi, thủ đoạn, động cơ, mức độ phạm tội, tác hại gây ra, nhân thân của bị cáo.

Thái độ xét hỏi của Kiểm sát viên bình tĩnh, khơng "đao to búa lớn" hoặc dọa dẫm gây căng thẳng khi xét hỏi. Có rất nhiều trường hợp Kiểm sát viên đã không cứng nhắc phụ thuộc vào dự thảo đề cương xét hỏi mà đã linh hoạt đưa ra những câu hỏi phù hợp theo diễn biến của phiên tịa và trên cơ sở đó bổ sung vào bản dự thảo luận tội làm cho bản luận tội có căn

cứ vững chắc để viết tội bị cáo, có tính thuyết phục người tham gia phiên tòa.

Hoạt động xét hỏi tại phiên tòa của kiểm sát viên đạt kết quả khá tốt được thể hiện trong các vụ án bị cáo khơng nhận tội, chứng cứ cịn mâu thuẫn trong lời khai của bị cáo, nhân chứng, bị hại, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa do nắm vững hồ sơ vụ án từ khi khởi tố vụ án, xây dựng bản cáo trạng, nghiên cứu hồ sơ trước khi đi xét xử đã dự kiến được các tình huống bị cáo khơng nhận tội, diễn biến có thể xảy ra tại phiên tịa nêu đã chủ động soạn thỏa, dự kiến kế hoạch xét hỏi tại tòa. Vì vậy nhiều vụ án thơng qua xét hỏi của Kiểm sát viên các chứng cứ được thẩm tra tại phiên tòa đã kết luận rõ ràng về hành vi phạm tội của bị cáo bảo vệ thành công việc truy tố của Viện kiểm sát trước Tịa án.

Q trình xét hỏi cũng còn bộc lộ những hạn chế như Kiểm sát viên chưa thực sự tinh thông đối với các câu hỏi vịng quanh, câu hỏi khơng có chứng cứ chắc chắn, nhiều khi đưa ra câu hỏi làm bị cáo khó hiểu hoặc nắm được ý đồ của Kiểm sát viên nên hiệu quả khơng cao.

Đối với những vụ án khó phức tạp bị cáo không nhận tội từ khi khởi tố vụ án nhưng Kiểm sát viên vẫn còn tâm lý chủ quan chưa tìm ra những câu hỏi mang tính khoa học và quyết định buộc bị cáo phải thừa nhận bởi các chứng cứ phạm tội mà bị cáo để lại trên hiện trường q trình điều tra.

Những thuận lợi, khó khăn gặp phải trong từng vụ án cụ thể Kiểm sát viên chưa tính lũy thành hệ thống để làm bài học cho những vụ án tiếp theo. Kiểm sát viên chưa mạnh dạn đề xuất Lãnh đạo viện kiểm sát tỉnh xây dựng chuyên đề, tổ chức hội thảo về nội dung làm được, chưa làm được về nội dung này.

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w