CHẤT LƯỢNG TRANH LUẬN

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 60 - 65)

Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm là đối đáp tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa là sự trả lời lại, sự bàn cãi giữa Kiểm sát viên với bị cáo, luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng nhằm làm sáng tỏ

sự thật khách quan về tất cả chứng cứ buộc tội, gỡ tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, giúp cho Hội đồng xét xử quyết định, ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Theo quy định tại Điều 218 Bộ luật tố tụng hình sự; Điều 17 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Điều 24 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự thì khi thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Kiểm sát viên phải thực hiện việc đối đáp, tranh luận với bị cáo, luật sư, ngư ời bào chữa và những người tham gia tố tụng khác, nếu những người này họ trình bày ý kiến, phản bác lại quan điểm luận tội của Kiểm sát viên và họ đư a ra ý kiến đề nghị của mình.

Khi đối đáp tranh luận, Kiểm sát viên phải căn cứ chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập đã được kiểm chứng tại phiên tòa, quy định của pháp luật để đưa ra lập luận của mình đối với từng ý kiến. Trường hợp sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội tại phiên tịa sơ thẩm mà bị cáo, ng ười bào chữa và người tham gia tố tụng khác khơng có trình bày ý kiến và đưa ra đề nghị thì Kiểm sát viên khơng phải đối đáp tranh luận.

Như vậy, việc đối đáp tranh luận và nội dung đối đáp tranh luận của Kiểm sát viên phụ thuộc vào bị cáo, luật sư, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác có đưa ra ý kiến hay không đưa ra ý kiến và nội dung của các ý kiến tranh luận, phản bác lại quan điểm luận tội của Kiểm sát viên.

Thực hiện các quy định của pháp luật theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng yên từ năm 2007 đến năm 2011, các Kiểm sát viên đã tiến hành tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm 277 vụ án với tổng số 767 bị cáo, bằng 90% (247 vụ /679 bị cáo); 10% bằng (30 vụ / 88 bị cáo), người bào chữa, luật sư không tranh luận với Kiểm sát viên, nhất trí bản luận tội

mà Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát đưa ra. Việc đối đáp tranh luận với bị cáo, luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác nhằm góp phần nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, hoạt động của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại phiên tịa.

Từ khi có Nghị quyết số 08 và Nghị quyết số 49 của Bộ chính trị thì việc tranh luận đối đáp của các Kiểm sát viên được Viện trưởng phân công đã thể hiện tính chủ động và có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả chất lương cao. Khơng cịn tình trạng Kiểm sát viên có tư tưởng trình bày lời luận tội cho xong trách nhiệm, còn việc đối đáp tranh luận với các ý kiến đề nghị của bị cáo, của luật sư và những người tham gia tố tụng khác chỉ là hình thức, tranh luận chung chung, ngắn gọn là “giữ nguyên quan điểm như cáo trạng đã truy tố”.

Ngay sau khi nghiên cứu xong hồ sơ vụ án, tất cả các Kiểm sát viên đã chủ động viết đề cương dự kiến những vấn đề có thể bị cáo, người bào chữa đưa ra ý kiến và đề nghị để chuẩn bị, dự kiến các tình huống, nội dung đối đáp tranh luận có thể xẩy ra tại phiên tòa.

Tại phiên tòa Kiểm sát viên đã chú ý theo dõi và ghi chép những nội dung xét hỏi của Hội đồng xét xử, của người bào chữa và nội dung trả lời của những người được xét hỏi; những ý kiến nhận xét và đề nghị của bị cáo, của người bào chữa để bổ sung sửa chữa chỉnh lý kịp thời vào bản dự thảo đề cương đối đáp tranh luận cho phù hợp với diễn biến của phiên tòa.

Do vậy, khi đối đáp tranh luận, các Kiểm sát viên đã chủ động đối đáp, tranh luận với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa nêu ra, viện dẫn có lý, có tình trên cơ sở chứng cứ của vụ án và căn cứ pháp luật.

Đối với những ý kiến không đúng của họ làm cho những người tham gia phiên tòa, dư luận xã hội quan tâm băn khoăn, hoài nghi, phân vân

đúng sai đã được Kiểm sát viên bình tĩnh chứng minh bằng các chứng cứ của vụ án được kiểm tra tại phiên tịa và căn cứ pháp luật để lập luận, phân tích làm sáng tỏ sự thật khách quan vụ án, bác bỏ quan điểm sai trái của bị cáo, người bào chữa để bảo vệ chân lý và quan điểm truy tố đúng đắn của Viện kiểm sát.

Quá trình tranh luận đối đáp Kiểm sát viên đã biết tận dụng những mâu thuẫn trong các lời bào chữa đối với vụ án có nhiều người bào chữa cho bị cáo và người tham gia tố tụng khác. Trong đối đáp tranh luận và đã biết gắn thực tiễn diễn biến của phiên tòa, hồ sơ ban đầu để bổ sung kịp thời những chứng cứ, tài liệu vào dự thảo đối đáp tranh luận cho phù hợp với thực tế tại phiên tòa nhất là khi phát hiện có vấn đề mới, tình tiết mới. Do vậy, đối đáp tranh luận của Kiểm sát viên ngày càng được sinh động và thuyết phục cao hơn.

Lời văn thuật ngữ được Kiểm sát viên sử dụng khi đối đáp tranh luận khiêm tốn, dễ hiểu và chính xác, có lý, có tình trên cơ sở tơn trọng sự thật khách quan, dân chủ và bình đẳng khơng chỉ để cho bị cáo, người bào chữa nhận thức được đầy đủ hành vi phạm tội của bị cáo mà còn làm cho những người tham dự phiên tịa, dư luận xã hội khơng hồi nghi băn khoăn về việc truy tố của Viện kiểm sát có đúng người, đúng tội hay khơng?

Hiện tượng "đao to búa lớn" dùng lời lẽ miệt thị, cay cú, cáu gắt ít xảy ra. Q trình đối đáp tranh luận khơng dài dịng mà đi thẳng vào nội dung trọng tâm cần đối đáp, tranh luận. Do vậy, việc đối đáp tranh luận của Kiểm sát viên đã góp phần làm rõ tội phạm của bị cáo, giáo dục thuyết phục và ngăn ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật. Trên cơ sở đó Hội đồng xét xử tuyên bản án có căn cứ và đúng pháp luật, phục vụ tốt yêu cầu chính trị của địa phương và tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thực tiễn hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên Tòa nhiều năm qua nhất là những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa đều tham gia tranh luận từng ý kiến của người bào chữa, luật sư bị cáo đưa ra, trên cơ sở chứng cứ trong hồ sơ vụ án từng nội dung tranh luận được làm rõ, khơng có ý kiến nào đưa ra Kiểm sát viên khơng đối đáp lại. Nhiều vụ án quá trình điều tra, truy tố bị can không nhận tội nhưng tại phiên tịa thơng qua việc tranh luận dân chủ, có lý lẽ và căn cứ pháp luật người bào chữa, luật sư, bị cáo đã nhận tội.

Tuy nhiên, trong tranh luận Kiểm sát viên chưa vận dụng kiến thức của các khoa học pháp luật khác như tài chính, ngân hàng, thương mại trong vụ án có liên quan để tranh luận, đối đáp làm rõ hành vi, chứng cứ quy kết bị cáo trong tội phạm về kinh tế nên có vụ việc tranh luận tuy đạt yêu cầu nhưng hiệu quả, tính thuyết phục chưa cao.

Một số Kiểm sát viên khả năng hùng biện, lập luận còn hạn chế do thiếu năng khiếu về nội dung này. Mặt khác, không được đào tạo, rèn luyện kỹ nên khi tranh luận có nội dung chung chung chưa đi đúng trọng tâm kéo dài thời gian không cần thiết.

Kết luận chương 2

Để nâng cao chất lượng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên trong thực hành quyền công tố kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Hàng năm Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên tiến hành sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm đánh giá đúng, thực chất thực trạng chất lượng của hoạt động nghiệp vụ thuộc những nội dung này.

Thông qua bài học kinh nghiệm đúc rút từ thực tế đã làm rõ những nội dung làm được, chưa làm được của Kiểm sát viên tại phiên tòa cụ thể như: Đọc bản cáo trạng, Xét hỏi, Luận tội, Tranh luận. Chỉ rõ nguyên nhân

khách quan, chủ quan của ưu, khuyết điểm, thiếu sót tồn tại nhằm mục đích phát huy ưu điểm, hạn chế tồn tại, thiếu sót để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác thức hành quyền cơng tố kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự.

Thực tiễn thấy, nhiều năm qua, công tác thực hành quyền công tố trong xét xử các vụ án hình sư của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên đạt chất lượng cao, tất cả các vụ án Viện kiểm sát truy tố, Hội đồng xét xử đều kết luận là cáo trạng truy tố có căn cứ và tun bị cáo phạm tội, về hình phạt trong phạm vi khung hình phạt mà Viện kiểm sát đề nghị.

Chính vì hoạt động thực hành quyền cơng tố trong xét xử các vụ án hính sự đạt chất lượng tốt, nên trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2012, trong việc điều tra, truy tố, xét xử khơng có trường hợp nào oan sai, bảo đảm việc truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Mọi hành vi phạm tội khi đã phát hiện đều được xử lý kịp thời, nghiêm minh bảo đảm tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Chương 3

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w