CHẤT LƯỢNG CỦA BẢN CÁO TRẠNG

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 48 - 52)

Khi vụ án kết thúc giai đoạn điều tra, theo quy định của Pháp luật cơ quan điều tra hoàn thành kết luận điều tra theo điều 162 (Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) thì cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy

tố hoặc ra bản kết luận điều tra và đình chỉ điều tra.

Cơ quan điều tra kết thúc điều tra chuyển kết luận điều tra cho Viện kiểm sát. Viện kiểm sát phải thực hiện theo đúng quy định tại điều 166 (Bộ luật tố tụng hình sự).

- Truy tố bị can ra trước tòa bằng bản cáo trạng; - Trả hồ sơ điều tra bổ sung;

- Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Bản cáo trạng là văn bản pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân để truy tố bị can, là căn cứ làm phát sinh hoạt động xét xử của Tòa án và phản ánh kết quả của tồn bộ q trình điều tra và kiểm sát điều tra.

Nội dung của bản cáo trạng phải theo đúng quy định tại điều 167 (Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm,

địa điểm xảy ra tội phạm, mục đích, hậu quả của tội và những tình tiết quan trọng khác, những chứng cứ xác định tội phạm của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác

có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì bản cáo trạng là quyết định truy tố của Viện kiểm sát đã được chuyển cho bị can và người bào chữa được đọc bản cáo trạng và được chuyển cho Tòa án cùng hồ sơ vụ án để chuẩn bị xét xử. Nghĩa là tại phiên tòa Kiểm sát viên phải đọc nguyên văn, khơng trình bày, khơng thêm bớt như luận tội. Chính vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự quy định Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung, nếu có (điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự) là vấn đề bắt buộc đối với Kiểm sát viên.

Thực trạng Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên từ năm 2007 đến nay đã tiến hành đọc 307 bản cáo trạng truy tố 855 bị cáo tại phiên tịa. Kết quả cho thấy đơi lúc chưa thực sự chú trọng phong cách ứng xử của Kiểm sát viên khi đọc cáo trạng và những việc làm khi đọc cáo trạng, khơng có sự chuẩn bị chu đáo, dự kiến các tình huống xảy ra. Do vậy có trường hợp bị lúng túng, ảnh hưởng đến khả năng thuyết phục người nghe khi đọc cáo trạng.

Phong cách ứng xử của Kiểm sát viên khi được phân công đọc cáo trạng bao gồm: Kiểm sát viên phải mặc trang phục kiểm sát như: quần áo, dầy dép, đeo ca-ra-vát theo đúng Quyết định số 01/VKS-TCCB ngày 28 tháng 4 năm 2003 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Thông thường một người ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ chắc chắn sẽ gây sự chú ý, thiện cảm với mọi người hơn là người ăn mặc lơi thơi, đầu bù tóc rối, vẻ mặt bơ phờ, mệt mỏi. Mặc dù đây là vấn đề khơng liên quan gì đến nghiệp vụ nhưng là điều kiện quan trọng về hình thức giúp cho Kiểm sát viên tự tin hơn nhiều để hồn thành nhiệm vụ của mình trong suốt q trình diễn ta phiên tịa.

Để tránh sai sót, Kiểm sát viên cần đọc lại bản cáo trạng nhiều lần trước khi diễn ra phiên tịa để có thể phát hiện lần cuối những sai sót (nếu có) xem những điều nào cần nhấn mạnh thì đánh dấu để khi đọc chú ý nhấn mạnh thêm hoặc những chỗ cần dừng lại. Bản cáo trạng chuẩn bị đọc tại phiên tòa cần in một mặt sạch sẽ.

Kinh nghiệm thấy rằng khi đọc cáo trạng Kiểm sát viên phải đứng dậy để đọc. Sau khi đứng lên khơng đọc ngay mà Kiểm sát viên cần có một khoảng thời gian im lặng để quan sát toàn bộ hội trư ờng xét xử, nhằm thu hút sự chú ý của mọi người đang có mặt trong phịng xử án. Sau khi thấy mọi người trong hội trường ổn định, im lặng, trật tự thì Kiểm sát viên mới bắt đầu bản cáo trạng.

Khi đọc cáo trạng, Kiểm sát viên phải chú ý tạo cho mình tâm lý thật thoải mái, bình tĩnh, tự tin, nhất là đối với vụ án điểm, vụ án có đơng người tham gia hoặc bị cáo là lãnh đạo. Kiểm sát viên phải đọc rõ ràng, dõng dạc, câu văn trong sáng, cần phải chú ý ngắt câu đúng chỗ, phát âm phải chuẩn xác, giọng đọc vừa phải, có hồn, lúc lên bổng, lúc trầm thu hút sự chú ý của người nghe.

Kiểm sát viên khi đọc cũng cần có sự biểu cảm, sau khi đọc một đoạn thì kiểm sát viên phải ngừng lại một chút, nhìn về phía chủ tọa đang ngồi trong hội trường (lưu ý tránh nhìn ra ngồi hội trường gây sự phản cảm) như vậy sẽ gây sự tập chung, chú ý của mọi người sự phiên tòa.

Để cho việc đọc bản cáo trạng được tốt, trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên phải có kế hoạch trong cơng việc cơ quan, việc gia đình tập chung tốt tư tưởng, chuẩn bị tốt sức khỏe tập trung thật tốt tư tưởng, tâm trí, sẵn sàng thực hành quyền cơng tố trong những điều kiện, áp lực căng thẳng về tính phức tạp và kéo dài về mặt thời gian đối với từng vụ án.

Đối với các vụ án lớn, cần xét xử nhiều ngày thì cần phải có hai Kiểm sát viên tham gia, phải phân cơng rõ từng trách nhiệm của Kiểm sát viên trong vụ án.

Khi đọc bản cáo trạng tại phiên tòa, Kiểm sát viên hết sức tránh biểu lộ sự lo lắng, sợ hãi, biểu lộ, vẻ mặt quá căng thẳng, nặng nề, chân tay run rẩy, giọng nói run, mệt mỏi, ngái ngủ, ngáy dài, tuyệt đối khơng đ ược đê xảy ra tình trạng nói "lắp' hoặc "ngọng", khơng đọc ê a, kéo dài. Kiểm sát viên cần rèn luyện cho mình cách đọc vừa phải, khơng được đọc nhỏ, đọc lí nhí và khơng nên đọc nhanh, đọc vội vàng, đọc quá to hoặc một mạch liên tục sau đó mệt dần và phần cuối tỏ ra mệt mỏi, đọc rời rạc, có lúc lại khơng rõ. Nhưng cũng nên tránh tình trạng đọc đều đều gây cảm giác buồn ngủ cho người nghe.

Bộ luật tố tụng hình sự tại điều 206 quy định về việc Kiểm sát viên trình bày ý kiến bổ sung, nếu có: những ý kiến bổ sung của Kiểm sát viên được trình bày nhằm làm sáng tỏ nội dung của bản cáo trạng mà Viện kiểm sát đã truy tố và nhằm giải quyết những gì mới phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử của Tòa án. Tuy nhiên Kiểm sát viên khơng được lạm dụng trình bày bổ sung để đưa ra những vấn đề khơng có lợi cho bị cáo so với bản cáo trạng đã truy tố.

Tóm lại, bản cáo trạng mà Kiểm sát viên đọc tại tịa khơng chỉ đơn

thuần là loại văn bản thông thường mà là văn bản pháp lý được xây dựng lấy căn cứ. Trên cơ sở các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các quy định của pháp luật có liên quan là văn bản pháp lý mang tính quyền lực nhà nước.

Thực tế nhiều năm qua, nhất là từ năm 2007 đến năm 2011 và hiện nay chất lượng bản cáo trạng được nâng lên, việc xây dựng bản cáo trạng tuân thủ đúng theo pháp luật quy định. Bản cáo trạng được ban hành trên

cơ sở tài liệu Cơ quan điều tra thu thập có sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát trực tiếp là Kiểm sát viên.

Bản cáo trạng có chất lượng được thể hiện các chứng cứ vững chắc để quy kết bị cáo thực hiện hành vi phạm tội theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự, cáo trạng nêu rõ thời gian, địa điểm, phương tiện cơng cụ phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã được điều tra khách quan, đúng pháp luật nhằm bảo đảm công bằng trong điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội.

Kết quả xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên cho thấy trong thời gian trên việc truy tố các bị can ra trước tịa để tịa án xét xử khơng có trường hợp nào oan, sai tịa tun khơng phạm tội. Những vụ án xét xử Hội đồng xét xử đều kết luận đúng tội danh điều khoản mà bản cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố.

Tuy nhiên, q trình thực hành quyền cơng tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự vẫn cịn một số tồn tại, thiếu sót một số vụ án bản cáo trạng truy tố còn bỏ lọt hành vi phạm tội, Tòa án trả lại điều tra bổ sung. Những vụ án người chưa thành niên phạm tội, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán chưa làm rõ nguyên nhân, điều kiện phạm tội, vấn đề nhân thân của người phạm tội do vậy ảnh hưởng đến chất lượng xét xử tại phiên tịa. Vì khi lượng hình Hội đồng xét xử căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng để quyết định mức hình phạt đối với từng bị cáo đủ để trừng trị, giáo dục, răn đe bị cáo và để bị cáo có cơ hội cải tạo thành cơng dân có ích cho gia đình xã hội và bản thân. Đồng thời cịn có ý nghĩa tuyên truyền giáo dục trong xã hội.

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w