Thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham gia tiến hành tố tụng trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 78 - 88)

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Nhưng hoạt động của các cơ quan tố tụng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mỗi ngành. Vì vậy, để vụ án được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng thời gian quy định thì các Cơ quan tố tụng, các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải phối hợp chặt chẽ với nhau để xử lý hành vi phạm tội nhanh chóng, chính xác kịp thời, đúng pháp luật.

Để đảm bảo sự phối hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án đã quy định gửi, thơng báo kịp thời các quyết định phân công Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán trong từng vụ án cụ thể, đồng thời yêu cầu các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong giải quyết án theo chức năng nhiệm vụ mà luật quy định.

Hàng năm Viện kiểm sát chủ trì các cuộc họp liên ngành theo quý và năm giữa ba ngành làm án Cơng an, Kiểm sát, Tịa án thành phần gồm Lãnh đạo, các phịng nghiệp vụ có liên quan, nội dung cuộc họp do Viện kiểm sát đề xuất, soạn thảo.

3.2.6. Các giải pháp khác

- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam là nhân tố quyết định của công cuộc cải cách tư pháp. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Pháp luật thể chế đường lối, chính sách của Đảng, do vậy Đảng luôn quan tâm đến việc lãnh đạo cải cách bộ máy Nhà nước trong đó có hệ thống cơ quan Viện kiểm sát.

Kết luận 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền cơng tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay”. Trên cơ sở chủ chương định hướng của Đảng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát địa phương nói chung Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng n nói riêng ln xác định sự

lãnh đạo của Đảng, cấp ủy Đảng địa phương là giải pháp bảo đảm cho Viện kiểm sát hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thực tiễn nhiều năm qua khi xét xử các vụ án hình sự nhiều vụ án liên quan đến kinh tế, chức vụ, an ninh chính trị xẩy ra trên địa bàn, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh thường xuyên được sự lãnh đạo của Đảng về đường lối giải quyết vụ án, tham mưu cho cấp Ủy, Đảng địa phương ban hành chỉ thị lãnh đạo ngành kiểm sát nâng cao chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, thực hành quyền công tố trong xét xử các vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp.

- Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng cấp, theo quy định của Hiến pháp, Pháp luật, Luật Tổ chức Viện kiểm sát; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải báo cáo kết quả công tác trước Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp báo cáo kết quả công tác kiểm sát trước Hội đồng nhân dân cùng cấp. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên vừa thực hiện cơng tác báo cáo Hội đồng nhân dân, đồn đại biểu Quốc hội, đồng thời xác định đây là phương pháp giám sát có hiệu quả nhằm giúp Viện kiểm sát nhân dân kiến nghị đề xuất với Hội đồng nhân dân, Đồn đại biểu Quốc hội những thuận lợi, khó khăn, đề nghị hỗ trợ Viện kiểm sát về kinh phí, cơ sở vật chất, khi chế độ tiền lương của Cán bộ, Kiểm sát viên còn thấp, bất cập, động viên kịp thời được cán bộ, Kiểm sát viên ngành kiểm sát nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

Thơng qua giám sát của Hội đồng nhân dân, đồn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên, Viện kiểm sát đã đề nghị Quốc hội bổ sung biên chế, phân bổ ngân sách cho ngành kiểm sát. Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên hỗ trợ thêm kinh phí, ngân sách cho ngành, hỗ trợ trong đời sống, sinh hoạt cho Cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.

- Về hội nhập quốc tế, trong giai đoạn hiện nay việc mở cử hội nhập, giao lưu trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, phịng chống tội phạm. Nhiều lĩnh vực tội phạm như tội phạm khủng bố, công nghệ cao, trộm cắp viễn thông, truy nã tội phạm quốc tế liên tục gia tăng. Để đấu tranh, hạn chế, đẩy lùi tội phạm quốc tế đang diễn ra thì vấn đề hội nhập, phối hợp giữa các quốc gia, giữa các nước trong khu vực ASEAN và thế giới là vấn đề mang tính tất yếu, nếu khơng có sự phối kết hợp, hội nhập quốc tế thì khơng thể đấu tranh có hiệu quả đối với một số loại tội phạm, phạm tội liên kết với nhau xẩy ra ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.

Từ các yêu cầu thực tế trên, các cơ quan tố tụng trong đó có Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Công tố các nước ASEAN và Cơng tố các nước Cộng hịa liên bang Nga, Đức, pháp , Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tổ chức thành công hội nghị Cơng tố các nước ASEAN, Hội phịng chống tham nhũng các nước khu vực và thế giới tổ chức tại Trung Quốc.

Hàng năm Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã cử hàng trăm lượt cán bộ, Kiểm sát viên, Lãnh đạo ngành sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Nga, Anh, Mỹ, hội thảo, học tập kinh nghiệm về phòng chống tội phạm, truy nã, Cơng tố trong vụ án hình sự để vận dụng áp dụng có hiệu quả vào công cuộc cải cách tư pháp, nhất là thực hành quyền công tố trong giải quyết các vụ án hình sự ở Việt Nam.

Kết luận chương 3

Xét đến cùng quan điểm về các phương pháp, giải pháp nêu trên là kim chỉ nam định hướng để hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung và

lĩnh vực kiểm sát xét xử các vụ án hình sự nói riêng. Nhằm mục đích bảo đảm chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên.

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ quyền hạn như: Đọc bản cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân có liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; thực hiện việc luận tội đối với bị cáo; tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác.

Như vậy, chỉ có viện kiểm sát là cơ quan nhà nước duy nhất được giao chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân truy tố đưa người phạm tội ra Tồ để xét xử trước tịa và bảo vệ cáo trạng, sự buộc tội đó. Bất luận trong trư ờng hợp nào, Viện kiểm sát khơng truy tố thì Tịa án khơng đưa ra xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố (điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự).

Những vụ án Viện kiểm sát truy tố, Tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm nêu trên có rất nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều bị cáo tham gia với các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, nhưng vẫn bảo đảm được mục đích là điều tra, truy tố và xét xử nghiêm minh, kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xẩy ra oan sai.

Tuy nhiên, chất lượng của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự chưa ngang tầm với u cầu địi hỏi thực tiễn của nhân dân, vẫn cịn một số thiếu sót, tồn tại, việc giải quyết một số vụ án hình sự có lúc, có nơi chưa kịp thời.

Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và thực hành quyền cơng tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên một

số chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thực tiễn và công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

Bởi vậy, việc nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự đặc biệt là nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tịa là u cầu của cơng cuộc cải cách tư pháp trong Nhà nước ta hiện nay.

KẾT LUẬN

Viện kiểm sát nhân dân là hệ thống cơ quan trong bộ máy Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan duy nhất thay mặt Nhà nước thực hiện quyền công tố, truy tố người phạm tội ra trước tòa bằng bản cáo trạng.

Tại Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định: Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền cơng tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp như hiện nay.

Tuy nhiên, để làm rõ hơn nội dung, phạm vi, hình thức thực hành quyền cơng tố đến đâu là những vấn đề còn nhiều tranh luận cần quy định rõ, đồng bộ trong Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát, Luật tổ chức Tịa án và các văn bản pháp luật có liên quan. Trong giới hạn luận văn thạc sỹ, tác giải không tham vọng giải quyết trọn vẹn các khía cạnh của các vấn đề Quyền công tố, chỉ tập trung vào việc giải quyết những vấn đề đối tượng, khái niệm, nội dung của quyền công tố, Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp và việc tổ chức thực hành quyền cơng tố trong tố tụng hình sự Việt Nam.

Để giải quyết được mục đích của đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng và kết hợp hài hòa các phương pháp nghiên cứu để tìm hiểu lịch sử và bản chất quyền công tố, của thực hành quyền cơng tố trong tố tụng hình sự. Bằng việc nghiên cứu, tiếp thu một cách có chọn lọc những tri thức khoa học tổ chức bộ máy Nhà nước về thực hiện quyền tư pháp trong lịch sử và thế giới hiện đại, phân tích các quan điểm khác nhau về tổ chức thực hiện quyền công tố. Trên cơ sở hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát

các hoạt động tư pháp, thực trạng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên trong những năm 2007 đến năm 2011 và hiện nay. Luận văn đã tiếp cận và giải quyết một cách tương đối có hệ thống và tồn diện vấn đề nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài trên các phương diện sau đây:

1. Đã phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền công tố trong tố tụng hình sự. Trên cơ sở nghiên cứu xác định rõ nguồn gốc của quyền công tố là quyền của Nhà nước, xuất hiện và cùng phát triển với sự hoàn thiện của bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật. Việc tổ chức thực hành quyền công tố ở mỗi quốc gia rất khác nhau, điều đó tùy thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế, đặc điểm, điều kiện của mỗi nước.

2. Đã chỉ rõ sự khác nhau giữa tính chất bản chất của tố tụng dân sự và tố tụng hình sự. vị trí vai trị của quyền cơng tố trong các Nhà nước hiện đại trên thế giới. Trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ở Việt Nam khác với các nước trên thế giới, nhà nước giao quyền công tố cho Viện kiểm sát để đưa người phạm tội với tư cách là bị can truy tố ra trước Tòa để Tòa án đưa ra xét xử bị cáo nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền lợi hợp pháp của cá nhân bị xâm phạm.

3. Đã phân tích và đề xuất khái niệm về phạm vi thực hành quyền cơng tố trong tố tụng hình sự và chỉ rõ: Quyền cơng tố là quyền nhân danh nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Quyền này thuộc về nhà nước, được nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện (ở nước ta là cơ quan Viện kiểm sát) để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Để làm được điều

này, cơ quan có chức năng thực hành quyền cơng tố phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can ra trước Tịa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tịa.

4. Trên cơ sở Hiến pháp 1992, sửa đổi và bổ sung năm 2001, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, luận văn đã làm rõ: Thực hành quyền cơng tố trong tố tụng hình sự là một trong những chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được Nhà nước giao cho chức năng Thực hành quyền tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

5. Luận văn đã chỉ ra một số phương hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử các vụ án sơ thẩm hình sự dưới góc độ tổ chức thực tiễn và hồn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn hiện nay như sau:

- Tiếp tục xây dựng hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt động thực hành quyền công tố.

- Củng cố tổ chức, cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân.

- Không ngừng đạo tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất của kiểm sát viên.

- Bổ sung thêm kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện làm việc của kiểm sát viên.

- Thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham gia tiến hành tố tụng trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.

- Một số giải pháp khác.

Những giải pháp mà luận văn đề cập đều quan trọng, tuy nhiên, giải pháp về tổ chức cán bộ, đội ngũ Kiểm sát viên có trình độ lý luận, phẩm chất đạo đức, có trình độ chun mơn nghiệp vụ, tinh thơng và hiểu biết

các khoa học bổ trợ như kiến thức tài chính, ngân hàng, tâm lý, xã hội là điều kiện quyết định để Viện kiểm sát, Kiểm sát viên hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước, nhân dân tin tưởng giao cho.

Vì vậy, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp là góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích, tài sản của Nhà nước, tập thể và công dân, để tiến tới xây dựng thành cơng Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với nơng dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực hiện thành công công cuộc cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách tư pháp mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra.

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w