Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung tiếp tục khẳng định chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố Nhà nước. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1992, sửa đổi bổ sung năm 2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, trong đó có Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, Luật giám định tư pháp, ngày càng hoàn thiện trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ nêu trên, Viện kiểm sát nhân dân được thành lập các khâu cơng tác, trong đó có cơng tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự. Trên cơ sở Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi năm 2003 cũng đã quy định rõ Viện kiểm sát thực hành
quyền cơng tố trong tố tụng hình sự, quyết định truy tố người phạm tội ra trước tịa, Viện kiểm sát thực hành quyền cơng tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Trong công cuộc cải cách tư pháp, từ năm 2002 đến nay Bộ chính trị đã ban hành nhiều Nghị quyết về cải cách hệ thống các cơ quan tư pháp trong đó có Viện kiểm sát, Nghị quyết 08/NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trong tâm trong thời gian tới; Nghị quyết 48/NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010; Nghị quyết 48/NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.
Về chế độ tiền lương đối với ngành kiểm sát có chế độ phụ cấp thâm niên, chế độ phụ cấp ngành đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên công tác trong ngành kiểm sát. Trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành kiểm sát, hàng năm Chính phủ cấp thêm kinh phí, có chỉ tiêu đào tạo sau đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho ngành kiểm sát theo đề án của Chính phủ ở trong và ngồi nước.
Trong những năm gần đây nhất là từ năm 2002 đến nay, các cơ quan tư pháp nói chung, Viện kiểm sát nói riêng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm cả về biên chế, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, chế độ tiền lương phụ cấp để cán bộ, Quốc hội phê duyệt bổ sung cho Viện kiểm sát, tại Nghị quyết 522e/NQ-UBTVQH bổ sung 2117 biên chế mới cho Viện kiểm sát, cấp thêm kinh phí và trang bị thêm 700 xe ôtô cho các Viện kiểm sát để phục vụ công tác xét xử lưu động các vụ án đặc biệt nghiêm trọng.
Để xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, trong đó mục tiêu xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống cơ quan tư pháp trong đó có Viện kiểm sát. Đảng ta khơng ngừng hồn thiện và phát triển những tư tưởng, quan điểm của mình về Viện kiểm sát nhân dân nói chung và Kiểm sát xét xử hình sự nói riêng. Những tư tưởng, quan điểm ấy thực sự là chỗ dựa vững chắc, là kim chỉ nam cho hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói chung và cơng tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử hình sự nói riêng.
Thể chế hóa những tư tưởng, quan điểm của Đảng, pháp luật nước ta mà chủ yếu là Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định ngày càng rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động của các Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự. Tuy nhiên so với yêu cầu của cơng cuộc đổi mới đất nước, trong đó có u cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế thì những quy định của pháp luật về công tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử hình sự cần tiếp tục được sửa đổi bổ sung để ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong thời gian tới, căn cứ chủ trương của Đảng và Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, bổ sung theo hướng Viện kiểm sát tiếp tục thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát sửa đổi bổ sung tổ chức bộ máy thành 4 cấp gồm Viện kiểm sát cấp huyện, Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát cấp cao, Viện kiểm sát cao cấp, đặc biệt trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Bố luật tố tụng hình sự lần này sẽ quy định rõ ràng cụ thể chức năng, nhiệm vụ để Viện kiểm sát hoạt động có hiệu quả trong
phịng chống tội phạm nói chung và thực hành quyền cơng tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng nhằm bảo đảm bảo vệ tài sản Nhà nước, quyền - lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể và cơng dân.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tịa án nhân dân có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở quy định của pháp luật và các văn bản có liên quan. Ngồi ra để đảm bảo cho Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát quy định, trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm; phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.