MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 45 - 48)

QUYỀN CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền cơng tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

chỉ là một trong những hoạt động thực hiện nội dung quyền công tố trong giai đoạn xét xử.

Do vậy, những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng của hoạt động này đầu tiên phải đề cấp đến thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra nếu quá trình điều tra, kiểm sát điều tra thực hiện việc thu thập chứng cứ xác định rõ sự kiện phạm tội xảy ra, ai là người thực hiện hành vi phạm tội, thời gian, địa điểm, động cơ mục đích phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, nhân thân người phạm tội làm căn cứ để Viện kiểm sát thực hiện quyền truy tố người phạm tội ra trước tòa.

Kết quả trong giai đoạn điều tra, truy tố mang tính chất quyết định tồn bộ vụ án. Việc điều tra cơng khai tại phiên tịa chỉ nhằm mục đích để Hội đồng xét xử sơ thẩm kiểm tra lại các chứng cứ, đánh giá chứng cứ xem việc thu thập có khách quan, chính xác tn thủ đúng pháp luật, hay khơng, bản cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố có căn cứ pháp luật đúng người, đúng, tội đúng pháp luật hay khơng, Viện kiểm sát có bỏ lọt hành vi phạm tội và làm oan người vô tội hay khơng. Trên cơ sở tập hợp các chứng cứ đó Tịa án sẽ quyết định bị cáo mà Viện kiểm sát truy tố có phạm tội hay không phạm tội.

Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra kết luận đề nghị truy tố chuyển Viện kiểm sát quyết định truy tố bằng bản cáo trạng. Bản cáo trạng là văn bản pháp lý trên cơ sở các chứng do Điều tra viên, Kiểm sát viên giám sát việc thu thập, chứng cứ chứng minh chặt chẽ lôgic, khoa học về tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Tòa án chỉ đưa ra xét xử những bị cáo và những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố và Tịa án đã ra quyết định xét xử.

Q trình thực hiện quyền cơng tố tại phiên tịa một yếu tố thuận lợi là Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền cơng tố ngay từ giai

đoạn điều tra thì được phân cơng thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn xét xử. Việc phân công khoa học này nhằm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên nắm chắc được diễn biến vụ án ngay từ khi có tội phạm xảy ra, khởi tố vụ án đến kết thúc bằng bản án của tòa án.

Muốn thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố trong phiên tịa xét xử sơ thẩm các vụ án hính sự Kiểm sát viên phải có năng lực trình độ, tâm huyết với công việc được giao. Trước khi tham gia phiên tòa phải chuẩn bị thật chu đáo, cẩn thận kế hoạch xét hỏi, luận tội, dự kiến những tình huống xẩy ra khi tranh luận taị phiên tòa, chuẩn bị đầy đủ các chứng cứ, lập luận để tranh luận với luật sư.

Hoạt động thực tiễn tại phiên tịa Kiểm sát viên thường có tâm lý chủ quan cho rằng vụ án kiểm sát điều tra ngay từ đầu nêu không chuẩn bị chu đáo, sâu kỹ dẫn đến tình huống tại phiên tịa bị cáo khơng nhận tội Kiểm sát viên lúng túng. Chứng cứ trong q trình điều tra cịn thiếu, mâu thuẫn nhưng Kiểm sát viên không phát hiện được dẫn đến hậu quả Tòa án phải quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung do thiếu chứng cứ, tại phiên tòa Kiểm sát viên thẩm vấn tranh tụng thiếu chủ động, lúng túng.

Bên cạnh những ảnh hưởng nêu trên, trong thời gian gần đây nhất là khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003, về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Nghị quyết đó đã ảnh hưởng tích cực đến tâm lý của các cơ quan tố tụng, các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải hoạt động tuân thủ đúng quy định của pháp luật tránh việc xẩy ra oan sai phải bồi thường nhưng vẫn bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Xét về yếu tố tâm lý của các cơ quan tố tụng nhất là các chủ thể tiến hành tố tụng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có những vụ án khi

xẩy ra tội phạm, việc điều tra chứng cứ thu thập không đầy đủ, rõ ràng để an toàn, các chủ thể được giao tiến hành tố tụng trong vụ án thường có tâm lý sợ oan sai để tránh phải bồi thường nên dễ dàng chấp nhận bỏ lọt hành vi phạm tội, lọt người phạm tội. Quá trình thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa, Kiểm sát viên bảo vệ quan điểm truy tố của Viểm kiểm sát. Hội đồng xét xử bị tác động bởi tâm lý oan sai nêu không kiên quyết bảo vệ chân lý, lẽ phải cịn do dự nên có vụ án phải điều tra, trả lại, xét xử nhiều lần Tòa án mới quyết định được bằng bản án.

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w