PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 65 - 71)

QUYỀN CÔNG TỐ TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

+ Xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX khẳng định:

Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền

lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp [10, tr.103-104].

Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 đã quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

+ Hồn thiện các chính sách, pháp luật hình sự như Bộ luật tố tụng hình sự, các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp có liên quan đến điều tra, truy tố, xét xử để các cơ quan tư pháp trong đó có Viện kiểm sát thực hiện đầy đủ chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Viện kiểm sát là hệ thống cơ quan tư pháp có vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Vì vậy khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, trong thực tiễn thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Hoạt động của Kiểm sát viên phải tôn trọng, bảo vệ các quyền tự do của cơng dân, mặc dù người đó bị truy tố, xét xử, nhưng theo Hiến pháp thì họ chưa phải là tội phạm khi chưa có bản án đã có hiệu lực pháp luật nên họ được bảo vệ theo đúng pháp luật.

Quá trình thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Viện kiểm sát, Kiểm sát viên phải bảo đảm tính tối thượng của pháp luật. Việc điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng, mọi tội phạm điều được điều tra, truy tố, xét xử

nghiêm minh đúng pháp luật, nhằm giáo dục người phạm tội lập lại kỷ cương, công bằng cho xã hội, quản ký xã hội bằng pháp luật.

Viện kiểm sát thực hiện tốt, có hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và Kiểm sát các hoạt động tư pháp có chất lượng, hiệu quả bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không làm oan người vô tội, làm cho hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Góp phần vào việc xây dựng hoàn thiện các cơ quan tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Đối với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên thực hiện chủ chương của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công cuộc cải cách tư pháp do Đảng đề ra. Từ năm 2007 đến năm 2011 và hiện nay, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh thành lập ban cải cách tư pháp. Nhiệm vụ của ban phổ biến triển khai văn bản tham gia, tổng hợp ý kiến của cán bộ, Kiểm sát viên về các nội dung có liên quan đến hồn thiện bộ máy Nhà nước, sửa đổi, bổ sung chức năng của Cơ quan Viện kiểm sát nhân dân.

+ Thực hành quyền cơng tố góp phần thực hiện cải cách tư pháp. Quá trình cải cách tư pháp do Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra đã cho thấy rõ xu hướng tất yếu của Viện kiểm sát trong những năm tới. Chủ trương của Đảng, chức năng của Viện kiểm sát tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Theo chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Trong thời gian tới, Viện kiểm sát cần tập trung hơn nữa vào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra.

Tuy nhiên, tại kết luận 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị khẳng định “Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp như hiện nay” [47, tr.27]. Thực hiện kết luận của bộ chính trị trong q trình sửa đổi, bổ sung Hiến Pháp 1992, Bộ luật tố tụng hính sự, Luật tố chức Viện kiểm sát nhân dân 2002, Luật tố chức Tòa án và khi ban hành, sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan như Luật giám định tư pháp, Luật bổ trợ tư pháp.

Viện kiểm sát cần có đề án báo cáo, đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, Bộ luật, Luật tổ chức Viện kiểm sát, văn bản pháp luật có liên quan cần thể chế nhất quán yêu cầu, chủ chương của Đảng về vị trí, chức năng của Viện kiểm sát. Đổi mới Viện kiểm sát trong thời gian tới phải nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng và Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên nhất là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo hướng tăng quyền hạn, trách nhiệm pháp lý đối với Kiểm sát viên, nâng cao và cụ thể hóa các tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên về chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng chức danh trong ngành kiểm sát; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh tư pháp trong đó có ngành kiểm sát.

Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, của công luận và nhân dân đối với hoạt động tư pháp nói chung và Viện kiểm sát nhân dân nói riêng.

Tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên, từ năm 2007 đến năm 2011, hàng năm căn cứ vào chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhiệm vụ chính trị địa phương, ngay từ đầu năm Lãnh đạo Viện kiểm sát tỉnh Hưng Yên báo cáo tham mưu cho Ban thường vụ Tỉnh ủy ban

hành chỉ thị Lãnh đạo ngành kiểm sát nhằm Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp ở địa phương cụ thể: Chỉ thị 17-CT/TU ngày 22/01/ 2007 Chỉ thị của Ban thường vụ tỉnh ủy Hưng Yên; Chỉ thị 41/CT- TU ngày11/01/2010; Chỉ thị 01/CT-TU ngày20/12/2010. về lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Trong Chỉ thị 12/CT-TU ngày 22/12/2011 của Ban thường vụ tỉnh ủy Hưng Yên, về lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp năm 2012 nêu rõ: “Nâng cao vai trị, trách nhiệm của Kiểm sát viên trong cơng tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án, trọng tâm là hoạt động tranh luận tại phiên tòa; kiểm sát chặt chẽ các bản án, quyết định của Tòa án nhằm phát hiện vi phạm để kháng nghị theo thẩm quyền"[1, tr.2].

Thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm trên các lĩnh vực:

Quản lý tình hình vi phạm, tội phạm; cơng tác kiểm sát khởi tố vụ án, khởi tố bị can của cơ quan điều tra; kiểm sát tạm giữ, tạm giam, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tố tụng, bảo đảm mọi hoạt động điều tra, truy tố, xét xử phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, không làm oan người vô tội, hạn chế tối đa việc bỏ lọt tội phạm và việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tố tụng [1, tr.2].

Quan điểm lãnh đạo chỉ đạo về chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên, được thể hiện cụ thể trong kế hoạch cơng tác năm của tồn ngành.

+ Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nhằm hạn chế oan sai.

Trong quá trình xét xử sơ thẩm, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa cũng như Hội đồng xét xử thẩm tra lại các chứng cứ thu thập trong quá trình Cơ quan điều tra thu thập, Kiểm sát viên tham gia xét hỏi bị cáo, nhân chứng, bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trên cơ sở đối chiếu lời khai, chứng cứ, tài liệu thu được ở hiện trường để kết luận người đó phạm tội đúng như Viện kiểm sát truy tố hay không phạm tội.

Trong trường hợp không đủ chứng cứ để kết tội người đó phạm tội thì Kiểm sát viên phải rút quyết định truy tố để xem xét đình chỉ điều tra bị can khơi phục lại quyền cho họ. Trường hợp thẩm tra tại phiên tịa thấy có đủ chứng cứ thì Kiểm sát viên luận tội đề nghị áp dụng hình phạt theo điều khoản mà Bộ luật hình sự quy định và tranh luận để giúp Hội đồng xét xử tìm ra sự thật vụ án, ra bản án đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và làm oan, sai đối với người vô tội.

Trong nhiều năm nhất là 05 năm gần đây trong Kế hoạch nhiệm vụ công tác năm, Viện kiểm sát tỉnh đề ra nhiệm vụ phấn đấu không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Thực tế xét xử từ năm 2007 đến nay quá trình điều tra, truy tố, xét xử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh do thực hiện tốt công tác thực hành quyền công tố kiểm sát xét xử sơ thẩm trong các vụ án hình sự tại phiên tịa nên đã khơng để xẩy ra trường hợp nào Viện kiểm sát truy tố, tịa tun khơng phạm tội.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp.

Trong công cuộc đổi mới đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, du lịch, xã hội, nhiều người nước ngoài đến Việt Nam và người Việt Nam ra nước ngoài để học tập, làm ăn, sinh sống, hợp tác phịng chống tội phạm. Chính việc hội nhập mở cửa đó đã phát sinh những vi phạm, tội phạm ở các nước cũng như ở Việt Nam nhất là tội phạm trố truy nã, tội phạm về Kinh tế chức vụ, tham nhũng, khủng bố, đòi hỏi

các nước trên thế giới và khu vực trong đó có Việt Nam phải phối kết hợp chặt chẽ với nhau trong cơng tác phịng, chống tội phạm.

Viện kiểm sát phải tổ chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế mà Việt Năm đã tham gia. Tiếp tục ký kết hiệp định về tương trợ tư pháp với các nước ASEAN các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng cường sự phối hợp chung trong hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm quốc tế và khủng bố quốc tế, các tổ chức INTERPOL, ASENPOL và Cảnh sát nơi có nhiều người Việt Nam sinh sống.

Trong giai đoạn hiện nay các cơ quan tố tụng Việt Nam nói chung và Viện kiểm sát nhân dân nói riêng, để hồn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm thì việc hội nhập quốc tế toàn diện giữa Viện kiểm sát và các nước ASEAN và các nước trong khu vực và trên thế giới là yêu cầu mang tính tất yếu.

Đối với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề hội nhập nên hàng năm đã chủ động báo cáo và đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác hội nhập quốc tế, tham gia hội thảo quốc tế, đi tham quan học tập kinh nghiệm tại các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc để hoàn thành nhiệm vụ thực hiện quyền công tố và Kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hưng yên (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w