4.5.4.1. Thay đổi trên điện tim.
Bảng 3.29 cho thấy sau mổ mặc dù không hề tiến hành phẫu thuật điều trị rung nhĩ nhưng có 11 BN (20,4%) trở về nhịp xoang. Như vậy, tỉ lệ BN rung nhĩ sau mổ giảm đi rõ dệt, 79,6% so với 96,4 % trước mổ, khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Đặng Hanh Sơn [15].
4.5.4.2. Thay đổi trên X quang
Trên phim chụp X quang khi ra viện do tư thế chụp phim không thống nhất (đa số BN chụp tư thế đứng, một số BN chụp tư thế nằm) nên chúng tôi không đánh giá chỉ số tim ngực mà chỉ đánh giá các chỉ số: có hay không có tràn dịch màng phổi mức độ nhẹ, còn hình ảnh phổi mờ do ứ huyết hay không, có hình viêm phổi, phù phổi hay không. Cụ thể trên Bảng 3.30 kết quả cho thấy có 9 BN (16,7%) có hình ảnh tràn dịch màng phổi mức độ nhẹ trên phim X quang lúc ra viện. Tất cả các BN này đều được điều trị nội bằng lợi tiểu không cần dẫn lưu. Có 30 BN (55,6%) còn hình ảnh phổi mờ do ứ huyêt. Không có BN nào có hình viêm phổi, phù phổi khi ra viện. Đối chiếu với kết quả X quang trước mổ ta thấy sau mổ tỉ lệ phổi mờ do ứ huyết giảm rõ dệt, từ 100% xuống còn 55,6%. Khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Điều này chứng tỏ có sự thay đổi rõ rệt áp lực động mạch phổi ngay sau mổ.
4.5.4.3. Thay đổi trên siêu âm tim.
Kết quả SÂ kiểm tra sớm sau mổ (Bảng 3.31 và bảng 3.32) cho thấy đường kính NT, ALĐMPTT, chênh áp qua VHL tâm thu và trung bình đều giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều này thực sự có ý nghĩa vì nó cho thấy hiệu quả ngay sau phẫu thuật thay van. Thay đổi về ALĐMPTT phù hợp với thay đổi trên phim chụp X quang trước và sau mổ. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả của Đặng Hanh Sơn [15].
Các chỉ số Dd, Ds, ĐKTP, EF thay đổi không có ý nghĩa thống kê có thể là do thời gian đánh giá SÂ sau mổ còn sớm chưa phản ánh hết những thay đổi sau mổ. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả của Đặng Hanh Sơn [15].