Bảng 3.41. Thay đổi trên SÂ tim tại thời điểm khám lại so với khi ra viện.
Các chỉ số SÂ tim
SÂ tim tại thời điểm ra viện TB ± SD SA tim khi khám lại TB ± SD P NT(mm) 51,0 ± 9,22 48,1 ± 10,16 <0,05 Dd(mm) 47,5 ± 5,92 45,9 ± 8,07 >0.05 Ds(mm) 33,2 ± 4,73 32,2 ± 4,33 <0,05 ĐKTP (mm) 24,5 ± 4,80 21,1 ± 3,60 <0,05 EF (%) 58,3 ± 5,71 59,4 ± 6,12 >0,05 ALĐMPTT 37,1 ± 7,34 34,6 ± 5,98 <0,05 Chênh áp qua van hai lá Tâm thu 11,3 ± 3,14 10,9 ± 2,85 >0,05 Trung bình 4,6 ± 1,57 4,2 ± 1,58 >0,05 Nhận xét:
- So với SÂ tim tại thời điểm ra viện thì đường kính NT trung bình,
ĐKTP trung bình, ALĐMPTT trung bình tại thời điểm khám lại giảm có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
- EF thay đổi không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- Trung bình chênh áp qua VHL tâm thu và trung bình chênh áp qua
VHL trung bình thay đổi không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.
Các chỉ số SÂ tim SÂ tim trước mổ TB ± SD SA tim khám lại TB ± SD P NT(mm) 61,4 ± 10,10 48,1 ± 10,16 < 0,05 Dd(mm) 46,6 ± 1,59 45,9 ± 8,07 > 0,05 Ds(mm) 32,6 ± 5,09 32,2 ± 4,33 > 0,05 ĐKTP (mm) 25,0 ± 4,63 21,1 ± 3,60 < 0,05 EF (%) 58,0 ± 7,56 59,4 ± 6,12 > 0,05 ALĐMPTT 59,7 ± 16,44 34,6 ± 5,98 < 0,05 Chênh áp
qua van hai lá
Tâm thu 20,7 ± 5,48 10,9 ± 2,85 < 0,05 Trung bình 11,9 ± 4,21 4,2 ± 1,58 < 0,05
Nhận xét:
- So với SÂ tim tại thời điểm trước mổ thì đường kính NT trung bình, ĐKTP trung bình, ALĐMPTT trung bình, chênh áp qua VHL tâm thu trung bình, trung bình của chênh áp qua VHL trung bình tại thời điểm khám lại giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- EF thay đổi không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.43. So sánh EF trung bình trên SÂ tim tại thời điểm khám lại của nhóm có bảo tồn dây chằng lá sau và nhóm không bảo tồn dây chằng lá sau.
Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất P
Có bảo tồn 44 58,6 ± 6,94 71
> 0,05
Không bảo tồn 48 59,8 ± 5,83 78
Nhận xét: Không có sự khác biệt về EF trung bình tại thời điểm khám lại giữa nhóm có bảo tồn dây chằng lá sau và nhóm không bảo tồn dây chằng lá sau với P > 0,05.
Bảng 3.44. So sánh tỉ lệ hở cạnh van của nhóm khâu vắt và nhóm khâu mũi rời trên SÂ tại thời điểm khám lại.
Hở cạnh van nhân tạo
Nhóm khâu vắt Nhóm khâu mũi rời
P Số BN Tỉ lệ % Số BN Tỉ lệ % Hở cạnh van 3 30,0 10 22,2 > 0,05 Không hở cạnh van 7 70,0 35 77,8 Tổng số 10 100 45 100
Nhận xét: không có sự khác biệt về tỉ lệ hở cạnh van nhân tạo giữa nhóm khâu vắt và nhóm khâu mũi rời trên SÂ tại thời điểm khám lại với P = 0,685 > 0,05 (Fisher ‘s test)
Bảng 3.45. Tỉ lệ INR đạt đích điều trị tại thời điểm ra viện và thời điểm khám lại.
INR Thời điểm ra viện Thời điểm khám lại
Số BN Tỉ lệ % Số BN Tỉ lệ %
3,5 đến 4,5 11 20,0 6 10,9
< 3,5 hoặc >4,5 43 80,0 42 89,1
Nhận xét: tại thời điểm ra viện chỉ có 11 BN (20%) có chỉ số INR nằm trong khoảng 3,5 – 4,5. Tại thời điểm khám lại chỉ có 6 BN (10,9%) có chỉ số INR nằm trong khoảng 3,5 – 4,5.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
4.1.1. Tỉ lệ mắc bệnh
Từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 9 năm 2010, khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Bệnh viện Việt – Đức Hà Nội đã tiến hành phẫu thuật cho 423 BN mắc bệnh VHL đơn thuần. Trong số này có 55 bệnh nhân bị bệnh VHL có HKNT chiếm 13,0%. Tỉ lệ này cũng tương tự với tỉ lệ bệnh VHL có HKNT trong nghiên cứu của Đặng Hanh Sơn năm 2010 là 12,8% [15] nhưng thấp hơn so với 19% trong nghiên cứu của Đoàn Quốc Hưng năm 1995 [7]. Điều này chứng tỏ rằng sau 15 năm, với sự phát triển thêm của nhiều trung tâm tim mạch đã có sự cải thiện đáng kể trong việc phát hiện sớm và điều trị dự phòng huyết khối các bệnh van tim ở nước ta nên đã làm giảm được phần nào tỉ lệ bệnh.
4.1.2. Tuổi.
Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 48,6 ± 9,73 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 22 tuổi, lớn nhất là 68 tuổi. Nằm trong độ tuổi lao động chiếm 89,1% (Biểu đồ 3.1)
Qua những số liệu trên ta thấy bệnh VHL có HKNT gặp ở lứa tuổi trưởng thành, đặc biệt phân bố nhiều ở độ tuổi lao động. Tuổi trung bình có cao hơn tuổi trung bình trong nghiên cứu của Đặng Hanh Sơn 43,6 ± 11,01 [15] và Đỗ Anh Tiến 34,5 ± 13,15 [19]. Điều này có thể giải thích là vì bệnh nhân bị bệnh VHL khi có biến chứng hình thành HKNT là đã ở giai đoạn muộn của bệnh, khác với nhóm BN có chỉ định sửa van và thay VHL nói chung. Tuổi trung bình và phân bố tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Đoàn Quốc Hưng [7].
4.1.3. Giới.
Tỉ lệ nữ nhiều hơn nam. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nữ chiếm 63,6%, nam chiếm 36,4%. Tỉ lệ này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu [12], [15], [19] và cũng phù hợp với đặc điểm của bệnh tim do thấp [9], [18], [39]. Hiện nay, chưa có bằng chứng rõ ràng để giải thích cho tỉ lệ bệnh VHL gặp ở nữ nhiều hơn nam (Biểu đồ 3.2).